Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Hướng dẫn mua máy ảnh không gương lật

Có mấy điểm lưu ý khi mua chiếc máy ảnh không gương lật ( mirroless camera). Trong thực tế, người mua máy ảnh không gương lật có thể đã dùng máy ảnh DSLR mua thêm để backup, hoặc chuyển đổi sang dùng hẳn vì tính chất nhỏ gọn nhẹ nhàng linh hoạt hơn của máy không gương lật; cũng có người ban đầu sắm máy ảnh... Có vài điểm cần xác định khi chọn lựa chiếc máy phù hợp với nhu cầu thực tế của mình.

Ngoài vấn đề ngân sách dành cho bộ máy ảnh, thì điểm đầu tiên đó là:

mirroless-tinhte.vn_-9.

1 - Hệ thống ống kính

  • Thực tế: Nhiều bạn chỉ đầu tư ngân sách và thời gian sắm một thân máy (body) rất nhiều tiền, nhưng lại hài lòng với ống kính Kit đi theo máy suốt nhiều tháng năm. Dĩ nhiên là với một số nhu cầu phổ thông nhất định, ống Kit đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng nhiều chủ đề đòi hỏi chất lượng và hiệu ứng ảnh cao hơn, thậm chí để rèn luyện kỹ năng tốt hơn, ống Kit rất giới hạn.
  • Lý do: Các nhà nhiếp ảnh vẫn thường gọi ống kính là con mắt của chiếc máy ảnh. Các tia sáng trước khi được rọi chiếu lên kính ngắm, bề mặt tấm phim của máy chụp phim hoặc bề mặt cảm biến để tạo thành hình ảnh, thì nó phải đi qua ống kính. Lượng sáng và chất lượng các tia sáng đi qua ống kính sẽ quyết định chất lượng hình ảnh được tạo thành, hay nói cách khác chất lượng của ống kính quyết định chất lượng hình ảnh. Ống kính là yếu tố rất quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong việc xử lý hình ảnh.
  • Vì vậy: Việc lưu ý hệ thống ống kính mà hãng máy ảnh bạn chọn mua có nhiều chọn lựa hay không là điều quan trọng. Một số người mua body về rồi, loay hoay mãi không tìm mua được ống kính phù hợp nhu cầu cá nhân, nên tìm hiểu thông tin hệ ống kính xung quanh cái máy định mua trước:
    • Về dải tiêu cự phong phú mà hệ ống kính của hãng cung cấp. Chẳng hạn hệ ống kính fixed - 1 tiêu cự - chất lượng tốt như ống góc rộng để chụp phong cảnh, chụp đường phố (28mm, 35mm, 50mm...), hoặc tele tầm trung để chụp chân dung, hoặc tele để chụp đối tượng xa. Hoặc nhu cầu ống kính zoom đa tiêu cự, hoặc ống kính đặc biệt như macro...
    • Về hệ ống kính chính hãng lẫn ống kính hãng thứ ba sản xuất cùng ngàm.
    • Về đa dạng chất lượng phù hợp ngân sách thấp đến cao để có chọn lựa vừa túi tiền.Và, lựa chọn ống có khẩu độ hoặc dải khẩu độ nào thì đáp ứng được cho nhu cầu chụp của mình. Chẳng hạn ống Kit có dải khẩu độ f/3.5 - f/5.6 thì khó có thể đáp ứng nhu cầu chụp chân dung "teen xoá phông", phải kiếm ống tiêu cự từ 50mm - 135mm (FF) có khẩu độ lớn như f/1.8 - f/2.8 chẳng hạn.
mirroless-tinhte.vn_-8.
  • Tận dụng "di sản" ống kính cũ chất lượng các hãng khác và sử dụng qua ngàm chuyển đổi. Ngàm của ống kính được hiểu tương tự như cổng kết nối giữa ống kính và máy ảnh. Mỗi hãng máy ảnh có chuẩn ngàm riêng biệt, chẳng hạn:
  • Ngàm E cho Sony Alpha (NEX), XF cho Fujifilm, E cho Sony, 1 cho Nikon-1, EF-M cho Canon EOS M, Q cho Pentax Q, cho hệ máy ảnh 4/3 Panasonic, Olympus ...
  • Nên tự thân ống kính của hãng này không gắn được vào máy ảnh hãng khác. Những năm gần đây, nhiều người thích sử dụng các ống kính cũ xưa có ngàm không tương thích, chụp qua ngàm chuyển đổi cho các dòng máy ảnh không gương lật có thể hoán đổi ống kính, để tận dụng kho tàng ống kính cũ có chất lượng thấu kính cực tốt hoặc hệ thống lá khẩu đặc biệt để có những bức ảnh đẹp hoặc độc đáo thú vị. Nhưng, có hai điều cần biết ở điểm này là: Giá rẻ mà chất lượng & hầu hết lấy nét thủ công (MF):
  • Ống kính cũ có ngàm chuyển đổi phổ biến nhất là loại dành cho ống kính ngàm M42, là loại ống có đuôi là ren xoáy đường kính 42mm. Dòng ống này có từ những năm đầu 1940 trên các máy Contax S, Pentax, Praktica hay Zenit cho đến những năm 1970. Khi nhiều người chơi ngàm chuyển đổi thì hệ thống ống M42 trở nên như một kho tàng vô giá và được khai thác triệt để. Ngàm chuyển đổi phổ biến thứ hai là loại dành cho ống kính AI ngàm F của Nikon. Nikon có hệ thống ống kính cũ có bề dày lịch sử với hệ thấu kính cực kỳ tốt, đa dạng tiêu cự và có những ống kính rất đặc biệt. Các dòng Nex của Sony anh em hay dùng ngàm với các ống cực kỳ chất lượng của Leica, Voigtlander, Carl Zeiss ... và các ngàm chuyển hệ 4/3 khá phong phú của dòng Panasonic, Olympus...
  • Nhưng nhớ là hạn chế và khó khăn khi dùng ngàm chuyển đổi: Hầu hết các ống kính của máy SLR đều gắn ngàm chuyển sử dụng được với máy ảnh không gương lật, không vướng gương như một số DSLR do ngàm chuyển. Nhưng:
    • Máy mirroless được họn mua vì thường nhỏ gọn và nhẹ, khi gắn ống kính cũ thì mất cân đối, nặng nề và có phần khó coi, gục đầu về phía trước, rất khó cầm nắm đồng thời thao tác điều khiển máy ảnh khi chụp.
    • Khoảng cách từ hệ thấu kính đến cảm biến ảnh sẽ sai lệch so với tính toán của nhà sản xuất khi dùng ống đúng ngàm bởi có thêm độ dày của ngàm chuyển đổi, gây lệch nét và chất lượng ảnh.
    • Không lấy nét tự động được, phải lấy nét tay, vặn vòng nét trên ống kính, nên khả năng lấy chính xác nét là khó khăn, đòi hỏi chụp nhiều quen tay quen mắt, và kết quả sẽ bù lại niềm vui. Có một số ngàm chuyển cho phép AF, nhưng đắt tiền và lại phát sinh chi phí.
    • Chất lượng ngàm chuyển đổi không ổn định, thường là xài không được lâu dài, hay rơ lỏng giảm sự gắn kết chắc chắn sau một thời gian, gây khó khăn khi thao tác chụp hoàn toàn bằng tay.
mirroless-tinhte.vn_.

2 - Kích thước cảm biến ảnh
  • Cảm biến ảnh của máy ảnh DSLR và của máy ảnh Mirroless có kích thước Micro Four Thirds (17 x 13mm), APS-C (24 x 16mm), hoặc Full-Frame (36 x 24 mm). Các máy ảnh du lịch nhỏ hoặc điện thoại có kích thước cảm biến rất nhỏ. 1/2.5" là kích thước phổ thông nhất trong một số máy PnS giá rẻ; với điện thoại, ngoài 1/2.5" còn có 1 / 3.2, 1 / 2.3, 2/3, 1 / 3.2... với 1/2.7 là tương đương 5.37mm x 4.04mm là rất nhỏ dành cho camera điện thoại.
  • Một trong các lý do quan trọng khi chọn máy ảnh không gương lật so với DSLR là chúng nhỏ hơn, gọn hơn, nhẹ hơn, và đa số làm cảm biến ảnh có kích thước nhỏ hơn. Cảm biến ảnh lớn hơn giúp bạn chụp ảnh tốt hơn trong cùng môi trường ánh sáng, nhất là ánh sáng yếu, có dải tương phản động rộng hơn, nhiều thông tin ảnh hơn, giảm nhiễu xạ trong hoàn cảnh ánh sáng phức tạp hoặc khó khăn hơn... Nên, mình vẫn nói khi chụp thử ảnh hay hướng dẫn chụp ảnh điện thoại, chúng ta cố gắng hết sức để khai thác khả năng của một chiếc camera, nhưng nếu bạn có nhu cầu cao hơn về chất lượng ảnh, hãy mua cái máy ảnh là vì vậy.
  • Tương tự, nếu chụp ảnh thiếu sáng là thường xuyên và là nhu cầu, bạn nên xem xét một trong những máy ảnh không gương lật cảm biến Full-Frame, hoặc nếu khó quá thì phải là cảm biến APS-C. Nếu bạn chỉ yêu cầu máy có kích thước nhỏ gọn, không yêu cầu mức tốt nhất với môi trường ánh sáng thấp thì một chiếc máy Micro Four Thirds là phù hợp.
mirroless-tinhte.vn_-12.
  • Dĩ nhiên, ở đây mình không nói máy ảnh cảm biến nhỏ hơn thì không thích hợp chụp ánh sáng yếu, mà đúng hơn đó là lợi ích chính yếu của một chiếc máy có cảm biến ảnh lớn hơn. Máy ảnh là thiết bị ghi hình, cảm biến ảnh là yếu tố quan trọng quyết định lượng sáng nhận được sau khi qua ống kính. Còn kết quả chất lượng một bức ảnh còn phụ thuộc những yếu tố khác như ống kính, thuật toán xử lý, kỹ năng... và con người sử dụng chúng nữa. Bắt đầu với điều hiển nhiên, cảm biến có diện tích lớn hơn sẽ ghi nhận lượng sáng lớn hơn và nhiều chi tiết ảnh hơn trong cùng điều kiện ghi hình. Chẳng hạn hai cảm biến có kích thước lớn chênh lệch 40%, kích thước mỗi điểm ảnh bằng nhau, thì số lượng điểm ảnh của cảm biến lớn sẽ nhiều hơn 40%, nghĩa là ảnh có độ phân giải cao hơn, chi tiết nhiều hơn, và có thể phóng to ra tốt hơn. Ảnh trên Facebook, với cá nhân mình, không có giá trị đánh giá thiết bị.

3 - Kính ngắm (Viewfinders)
  • Ống ngắm quang học, thường được biết đến 2 kiểu: kiểu Ngắm qua thị kính (TTL - through the lens, SLR cũng là 1 dạng của dạng này) và Range finder; còn 1 dạng thứ 3 đơn giản và rẻ tiền hơn là là uncoupled view finder (là ống ngắm quang học độc lập). Dạng này chỉ giả lập lại góc nhìn cố định nhất định, không thể thể hiện được các thông số chụp, hoặc góc nhìn thực tế tương ứng với tiêu cự ống kính đnag gắn trên máy, cũng như điểm lấy nét, vùng ảnh nét, .... Dạng khung ngắm này có cấu tạo rất đơn giản, rẻ tiền, và hầu như không có tác dụng nhiều với người chụp. Chỉ giúp người chụp mường tượng được góc ảnh họ sẽ chụp, các thao tác còn lại người chụp phải tự xử lý độc lập, không có sự hỗ trợ của khung ngắm.
  • Các máy ảnh không gương lật loại bỏ cấu trúc ngắm quang học để giảm kích thước và không gian buồng tối nên dùng hệ thống ống ngắm điện tử (EVF). EVF có cái lợi là thể hiện trực quang hơn (thể hiện đúng ảnh tương ứng với thông số chụp) và đặc biệt hữu ích khi ngắm ở điều kiện thiếu sáng nên EVF sẽ là 1 xu thế không thể từ chối trong các máy ảnh hiện tại và tương lai gần. Riêng một số dòng của Fujifilm X-Pro1, 2, X100 (mình không biết còn dòng nào nữa không) dùng ống ngắm quang học lai. Ưu điểm EVF là khả năng thể hiện chính xác thông số phơi sáng, cân bằng màu sắc, các thông số liên quan của bức ảnh. EVF thể hiện gần đúng với bức ảnh kết quả sẽ chụp.
  • Những hạn chế của EVF:
    • So với ống ngắm quang học (OVF), ống ngắm điện tử (EVF) có một chút độ trễ khi dịch chuyển hoặc đối tượng trong ảnh dịch chuyển, có thể gây mất sự tập trung hoặc cảm hứng, nhưng càng về sau các máy ảnh không gương càng cải thiện và độ trễ còn rất nhỏ.
    • Ống ngắm EVF có độ phân giải càng cao thì tiêu thụ lượng pin càng nhiều. Tuy không nhiều, nhưng cũng là điều bạn cần xem xét khi chọn lựa để phù hợp nhu cầu và cách lựa chọn sử dụng ống ngắm & LCD. Bởi dung lượng pin một lần xạc cho số lượng ảnh chụp là không nhiều so với DSLR, ai từng quen dùng DSLR thời gian đầu sẽ cảm thấy khó chịu vì máy nhanh hết pin. Giải pháp là tắt đi những tính năng hoạt động không cần dùng của máy để tiết kiệm phần nào và sắm thêm pin.
    • Nhân đây cũng nói thêm là dòng máy có thể xạc qua cổng mini USB với xạc dự phòng hay máy tính là điểm khá quan trọng. Mình đã chứng kiến bạn mình từ chối mua vài dòng không gương lật dù rất thích chỉ vì nó không có tính năng này.
3129975_a7rii_cover.

4 - Hệ thống lấy nét tự động (AF)
  • Máy ảnh DSLR sử dụng cách lấy nét so sánh trùng/lệch pha rất hiệu quả, hệ thống lấy nét liên tục bám theo vật thể chuyển động nhanh... nhưng cần phải có không gian cho buồng gương lật và bộ lấy nét riêng, việc thu nhỏ kích thước thân máy là rất khó.
  • Máy ảnh không gương lật thu nhỏ kích thước, loại bỏ gương lật, lấy nét dùng cách đo tương phản giữa các pixels trên cảm biến ảnh để xác định hình ảnh đã lấy được nét. Cách lấy nét này chậm và khó khăn khi môi trường chụp ánh sáng yếu, nhất là đối tượng chuyển động. Nên, các dòng máy về sau đã ứng dụng công nghệ lấy nét lai (Hybrid AF) để cải thiện tốc độ lấy nét. Lấy nét lai chính là cách kết hợp cả hai cơ chế đo tương phản & dò lệch pha để cải thiện tốc độ lấy nét đồng thời độ nét chính xác.
  • Chọn lựa dòng máy sử dụng cơ chế lấy nét lai, tốc độ lấy nét cải thiện nhanh hơn, nhất là lấy được nét tốt hơn trong bối cảnh thiếu sáng là quan trọng với bạn. Một số máy ảnh không gương lật sử dụng cơ chế lấy nét so sánh tương phản, vốn khá chậm chạp và gây ức chế cho người dùng, nhất là người từng dùng DSLR chuyển qua dùng không gương lật ống kính rời như ngày nay.
  • Một lưu ý là khi dùng máy không gương lật, có tính năng kết hợp lấy nét theo cách dò trùng / lệch pha để cải thiện tốc độ lấy nét, nhưng nếu bạn bật kích hoạt tính năng nhận diện khuôn mặt, ngay lật tức máy ảnh tự động chuyển sang cơ chế lấy nét theo cách so sánh đo tương phản truyền thống, chậm chạp.
focus_tinhte_1.

5 - Quay Video

  • Tiêu chí này cũng cần liệt kê nếu bạn là người quay phim cho công việc đòi hỏi chiếc máy có khả năng quay video nghiêm túc thì cần xem xét. Chẳng hạn bạn vừa cần một chiếc máy ảnh nhỏ gọn, hoán đổi ống kính có thể ghi video chất lượng cao, như AVCHD hoặc XAVC S. Có thể sử dụng các phụ kiện rời: microphone rời, tai nghe để kiểm tra âm thanh liên tục trong quá trình ghi hình, có màn hình live-view, điều chỉnh các thông số làm chủ ánh sáng tốt hơn.
  • Nếu không có nhu cầu này, sắm cái máy ưu tiên chất lượng quay video 4K là điều không nên. Bạn chỉ cần Full HD thôi hay 4K?
6 - Kết nối
Hầu như các máy ảnh không gương lật đều có thể kết nối Wi-fi / NFC với thiết bị di động (iOS / Android). Nhưng cũng nên tham khảo giao diện công cụ điều khiển máy ảnh trên ứng dụng, xem trải nghiệm và các chức năng có thuận tiện, nhanh chóng và hoạt động tốt không: nút chụp, chỉnh các thông số, chuyển hình ảnh trực tiếp... Có một số máy có tính năng nhưng hoạt động không trơn tru và phức tạp.

7 - Chọn máy ảnh không gương lật ở mức độ nào: Sau khi xem xét các tiêu chí trên, bạn sẽ phải chọn chiếc máy thuộc dòng nào thì phù hợp với nhu cầu:
  • Máy phổ thông (entry-level): Dòng máy dành cho người mới, người dùng DSLR (entry) muốn đổi chiếc máy nhỏ nhẹ gọn hơn mà có thể hoán đổi ống kính, sử dụng LCD để canh khung lấy nét hơn là EVF, cảm biến nhỏ, kích thước máy gọn linh hoạt hơn, và hy sinh một chút chất lượng hình ảnh.
m_CON3.
Ảnh: bhphotovideo
  • Máy bán chuyên (prosumer): Dòng máy ở giữa người dùng phổ thông và chuyên nghiệp, dòng máy phu fhowpj với người dùng DSLR chuyển qua không gương lật, thân máy nhỏ hơn một chút, chất lượng cao hơn dòng phổ thông, có kính ngắm điện tử EVF, LCD lật phía sau.
m_SUMER2.
Ảnh: bhphotovideo

  • Máy chuyên nghiệp: Dòng máy không gương lật cao nhất về chất lượng hình ảnh và video bao gồm cả 4/3, APS-C, FF, bộ xử lý hình ảnh nhanh hơn, lấy nét tự động nhanh, bộ đệm đáp ứng tốt hơn khi chụp ảnh kích thước lớn hay chụp liên tiếp. Có đầy đủ nút điều khiển các thông số bằng tay, đặc biệt là dòng máy có khả năng chụp tốt ở môi trường thiếu sáng, đối tượng chuyển động, khả năng lấy nét.
m_PRO3.
Ảnh: bhphotovideo


3129989_tinhte.vn_a7r_II__MF_lens-14.
A7RII ống kính Helios M42​
 
https://tinhte.vn/threads/huong-dan-mua-may-anh-khong-guong-lat-nhung-diem-luu-y.2553769/

Nhãn:

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

[Nước Đức, Cologne] Lâu đài Rồng trên đỉnh núi

Từ Nhà Ga trung tâm của Thành phố Köln/ Cologne, đi tàu chừng gần một tiếng là đên một địa danh nổi tiếng: Lâu đài Rồng.

drachenburg 1 640
Lâu đài được Stephan von Sarter, một nhà Môi giới Chứng khoán giàu có ở Bonn cho xây dựng năm 1879 đến 1884, là sự hòa trộn giữa nét đẹp hiện đại và kiến trúc lãng mạn.
Stephan von Sarter nổi tiếng trong giới Tài chính Đầu tư thời đó. Thành công vang dội đem lại sự giàu có vô cùng do việc Mua bán Đầu tư cổ phiếu cho Dự án xây dựng Kênh đào Suez năm 1862.
Là chủ nhân của Lâu đài nhưng Ông chưa từng sống ở đó. Ông sống ở Paris trong một căn hộ đi thuê và sau khi mất ở Paris - Pháp năm 1902, Ông không để lại Di chúc thừa kế nào cả.
Năm 1903, Lâu đài được Bán đấu giá và chủ nhân mới quyết định biến nơi đây thành khu phức hơp: gồm nhà hàng, công viên, nghỉ dưỡng.
Năm 1910, Lâu đài được bán lại cho một người Thuyền trưởng và người này lại có ý định đưa Lâu đài thành Công viên giải trí với Nhà hát, khu vườn dạo cho du khách. Nhưng, những kế hoạch chưa kịp thực hiện thì Ông qua đời trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất (1915), chấm dứt những dự định dang dở.
drachenburg 2 640Khu ngồi đợi tàu điện lên núi, bên cạnh chỗ mua vé

drachenburg 3 640Lâu đài nhìn từ trong tàu điện

Sau một thời gian bỏ hoang, Herrmann Flohr đã mua được Lâu đài vào năm 1921-1923 trong cuộc bán đấu giá.
Rồi nó lại phải trải qua biết bao lần thay đổi khi làm Nhà điều dưỡng cho Hội Chữ Thập Đỏ Phụ nữ của nước Đức, làm Trường học Quân sự , trung tâm đào tạo...
Từ cổng vào lên trên đỉnh núi, du khách có thể tự đi bộ hoặc đi bằng xe kéo điện.
Ở khu vực trệt là nơi giới thiệu, mua vé thăm quan. Đi tàu điện lên núi, du khách có cơ hội nhìn ngắm cảnh thành phố từ trên cao.
drachenburg 6 640
Máy nghe lịch sử Lâu đài
Trước khi lên đến lâu đài trên đỉnh núi, tàu sẽ dừng ở giữa đường, nơi du khách có thể vào thăm quan về lịch sử với những chiếc ống thuyết minh cầm đặt lên tai, mua đồ lưu niệm, ăn uống & nghỉ ngơi.
Từ khu nghỉ ở giữa lên đến lâu đài tầm 10' đi bộ. Hoặc khách có thể chờ đợi chuyến tàu điện sau.
Lâu đài Rồng được bao phủ giữa bốn bề thiên nhiên: cây cối, mây và gió.
Đứng ở Lâu đài có cảm giác như không khí rất dịu nhẹ. Người ta thả mình vào giữa thiên nhiên, người ta quên bẵng đi những bộn bề phía dưới, nơi cách chân họ đứng chỉ vài trăm mét độ cao.
drachenburg 5 640
Một số thông tin cho du khách nếu muốn đến thăm nơi này:
  • Địa chỉ: 
    Drachenfelsstraße 118
    53639 Königswinter
  • Giờ mở cửa:
    Từ 11h đến 18h mỗi ngày
    Mùa đông từ đầu tháng 11 đóng cửa đến cuối tháng 2
  • Giá vé:
    Người lớn 6€
    Trẻ em 5€
    Gia đình 4 người là 15€
  • Giá đồ ăn, nước uống không chênh với bên ngoài là bao. Rất hợp lí.

Trang Web: www.schloss-drachenburg.de

Album ành của Schloss Drachenburg
Nguyễn Thu Huyền

Nhãn: ,

Tại sao trên hầu hết các khóa kéo đều có chữ YKK?

zipper 333997 640Bạn có để ý, trên hầu hết các khóa kéo của quần áo (áo khoác, quần bò..), giày, túi xách đều có chữ YKK hiện ở mặt ngoài. YKK là gì? Sao lại xuất hiện ở đó?
Ba chữ cái YKK, thực chất không phải ký hiệu hay mã số bí mật gì cả. YKK ở đây là tên Công ty sản xuất khóa kéo lớn nhất thế giới.
YKK là 3 chữ viết tắt của Yoshida Kogyo Kabushikikaisha.
Công ty Nhật này thành lập năm 1934, có mặt hơn 71 nước. Với hơn 42.000 nhân công, mỗi năm YKK sản xuất hơn 2 triệu khóa kéo.
Năm 1967, Công ty Trách nhiệm hữu hạn YKK Đức được thành lập ở Mönchengladbach - Một thành phố lớn tại bang Tây Đức Nordrhein-Westfalen

Nguyễn Thu Huyền
http://www.vianade.com/moi-ngay-mot-cau-hoi/129-tai-sao-tren-hau-het-cac-khoa-keo-deu-co-chu-ykk.html

Nhãn:

Gác cu sao gọi là ngu?

Thứ Năm, 11/2/2016, 07:55 (GMT+7)

Dương Văn Ni
Ảnh: Đăng Huỳnh

(TBKTSG Xuân) - Dân gian có câu “Ở đời có bốn cái ngu: làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”. Làm mai, lãnh nợ thì hiện nay nhiều người còn biết, cầm chầu thì ít người biết hơn và đặc biệt là gác cu thì không còn mấy người biết, thậm chí trong các tài liệu ghi chép lại ý này cũng chưa được diễn giải chính xác.

Hồi trước, ĐBSCL đất rộng người thưa, kinh tế chưa phát triển, nên việc giao lưu gặp gỡ giữa các cộng đồng làng xóm rất hạn chế. Do đó, trai gái khi lớn lên cũng ít có cơ hội làm quen, thế là xuất hiện người làm mai mối. Người làm mai là người biết rõ gia đình cả hai phía đàng trai và đàng gái. Không những thế, người làm mai còn “thấy” được những điểm ưu việt của người con trai và con gái và tin tưởng là họ sẽ rất phù hợp nhau. Nhưng ở đời ai chẳng biết chuyện gia đình cũng có lúc “cơm không lành, canh không ngọt” nhưng người ta vẫn cứ lôi người làm mai ra mà trách móc là “tại sao lại giới thiệu cho tôi người như thế”.

Cũng tương tự như chuyện làm mai, người lãnh nợ là người quen biết cả hai phía người vay và người cho vay. Và nếu người vay chuồn mất biệt thì xem như người lãnh nợ phải nai lưng ra mà trả nợ thay, vậy mới gọi là ngu!

Chuyện cầm chầu thì cần phải phân biệt là chầu lễ hay chầu thường. Chầu lễ là do các vị chức sắc trong làng, dùng tiếng trống để ra lệnh cho các nhóm khác nhau thực hiện nghi thức lễ lộc. Người cầm chầu lễ phải học tập rất công phu và là người có uy tín nhất trong làng xã nên không thể gọi là ngu được! Trái lại dân cầm chầu thường lại là dân tay ngang, chẳng học hành bài bản gì ráo, khi có đoàn hát về làng xóm biểu diễn thì người ta dùng tiếng trống để làm cho không khí xôm tụ. Ví như khi đào kép hát một đoạn hay, diễn một động tác khó, hay có đoạn đối đáp ví von thì người cầm chầu đánh một hồi trống theo kiểu thay cho câu mà các diễn viên thời nay hay nói là “xin quí vị cho tràng pháo tay đi ạ!”. Để rồi sau buổi diễn người cầm chầu thế nào cũng nhận những câu phê phán của khán giả như “hát dở ẹc mà cũng đánh trống liên tục”, hay của phía đào kép quở trách “hát mùi mẫn như vậy mà không biết đánh trống cho ra hồn”, tức là đằng nào thì cũng bị mắng, như vậy sao mà không mang tiếng ngu cho được!

Riêng chuyện gác cu mà bị gọi là ngu thì khá phức tạp. Để hiểu cặn kẽ chuyện này, chúng ta có thể hình dung là ĐBSCL có ba vùng sinh thái nước ngọt rất đặc thù là vùng ngập sâu, vùng ngập trung bình và vùng không ngập. Dĩ nhiên là trên mỗi vùng này, người dân đã biết chọn lựa các giống lúa và kỹ thuật canh tác phù hợp. Vùng ngập sâu thì có giống lúa mùa nổi và kỹ thuật sạ khô, tức là lúa giống được gieo lúc đất còn khô, để khi có mưa thì hạt lúa nảy mầm, rễ ăn sâu vào trong đất, rồi khi nước đổ về thì cứ nước dâng tới đâu thì cây lúa ngoi lên tới đó, đến khi nước rút đi thì cây lúa dài đến ba bốn mét nằm rạp trên mặt đất và mỗi mắt lên một hai chồi mới để rồi sau đó các chồi này ra hoa kết hạt. Vùng không ngập thì sử dụng các giống lúa mùa thông thường, gieo mạ rồi nhổ cấy ra ruộng, hiện nay nhiều vùng còn áp dụng kỹ thuật này cho những giống lúa ngắn ngày. Riêng vùng ngập trung bình thì người dân cũng sử dụng các giống lúa mùa thông thường, nhưng thuộc nhóm cao giàn hơn, đặc biệt là họ sử dụng kỹ thuật cấy hai lần. Đầu tiên mạ được “tỉa” trên cạn, rồi nhổ cấy xuống nước lần thứ nhất gọi là cấy giăm, sau đó mới bứng lên (bứng lúa cây) và đem cấy ra ruộng lần thứ hai. Mục đích chính của việc cấy hai lần là làm cho cây mạ (mạ lúa cây) cao giàn và cứng cáp hơn nhằm thích nghi với lớp nước trên ruộng lúc này đã sâu gần cả mét. Kỹ thuật cấy hai lần đã biến mất từ rất lâu trên toàn bộ vùng ĐBSCL.

Từ chuyện cấy hai lần này nên phải “tỉa” mạ trên đất liếp. Liếp được chọn phải bằng phẳng, cao ráo, đất tơi xốp; hạt lúa được ngâm ủ cho nhú mầm, rồi dùng chày tỉa tạo ra các hố sâu khoảng hai lóng tay, gieo một lớp mỏng hạt lúa vào và ngụy trang bên trên bằng một lớp trấu, lớp trấu này vừa để giữ ẩm cho hạt lúa nảy mầm vừa để đánh lừa lũ chim chuột. Mặc dù vậy, chuyện ngụy trang này chỉ có thể đánh lừa lũ chim se sẻ, chim dòng dọc mà không thể qua mặt được lũ chim cu. Chúng thường đáp từng đàn, đông hàng trăm con và chỉ lựa các hạt lúa giống mà không làm xáo trộn lớp trấu ngụy trang bên trên. Vì vậy, khi nhìn thì không phát hiện nhưng đến khi lúa mọc lên thành mạ chỉ thấy còn lưa thưa thì xem như mọi việc đã an bài!

Cũng vì chuyện lũ chim cu tinh quái ấy mà khi làm đất để tỉa mạ thì hai ba nhà ở cạnh nhau cùng làm một chỗ để dễ bề canh gác. Tất nhiên là nhà nào có thanh niên trai tráng thì phải xung phong trong chuyện gác cu. Để rồi nếu liếp mạ nhà mình mà lên đều hơn liếp mạ nhà hàng xóm thì sẽ lãnh câu “nhận gác cu mà chỉ biết lo cho liếp mạ nhà mình”, còn nếu mạ nhà mình lên kém hơn mạ nhà hàng xóm thì là “thứ khôn nhà dại chợ, liếp mạ nhà mình mà không lo, chỉ biết lo cho nhà hàng xóm”, đằng nào cũng bị chửi, chưa kể nếu liếp mạ nhà hàng xóm lên quá tệ thì phải chia mạ nhà mình cho họ, quả là ngu thật!

Như vậy trong cả bốn cái ngu nêu trên, tất cả đều có cùng một điểm chung là “tự nguyện” và “gánh lấy hậu quả” dù không phải chính mình gây ra lỗi lầm! Ấy vậy mà vẫn có người nhiệt tình làm mai làm mối, sẵn sàng đứng ra lãnh nợ, hao công tổn sức thức ngày thức đêm để gác cu, và nhận lời quở mắng của mọi người khi cầm chầu đánh trống. Những chuyện như vậy không phải chỉ xảy ra một lần mà là nhiều lần, thậm chí là thế hệ này qua thế hệ khác!

Liệu trong số những người làm những việc để rồi phải mang tiếng ngu ấy có chút suy nghĩ đắn đo gì trước khi thực hiện những việc ấy không? Và cái tiếng ngu ấy có ảnh hưởng gì đến danh dự và cuộc sống hàng ngày của họ không?

Thật ra những người được mọi người cậy nhờ làm mai mối hay lãnh nợ đều là những người rất có đạo đức và uy tín trong cộng đồng; việc vợ chồng cãi nhau cùng đổ lỗi cho người làm mai mối là cứu cánh để cho họ còn có dịp làm lành với nhau, bởi vì “lỗi không phải tại anh, cũng không phải tại em, tại người làm mai mối, nên chúng mình cãi nhau!”, hay “thằng Ba nó gấp đi làm ăn xa nên nó nhờ tau trả nợ cho bây!” để giữ gìn nguyên vẹn tình cảm của người cho vay và người đi vay.

Thanh niên trai tráng mà xung phong gác cu hay cầm chầu cũng đều là những người lanh lợi, được cả cộng đồng tin tưởng và yêu mến. Nên mặc dù họ bị quở trách chuyện mạ trúng mạ thất, đánh trống chầu xôm tụ hay không, thì đều được mọi người tha thứ và thông cảm, chẳng ai nỡ để bụng hay oán trách bao giờ!

Hóa ra những chuyện ngu đó không ám chỉ ý nghĩa là ngu dốt, mà nó ẩn chứa một tinh thần hào hiệp, theo kiểu “mình vì mọi người”. Làm mai là để giúp người tìm được hạnh phúc, lãnh nợ là cách tương trợ vốn liếng làm ăn, gác cu là chia sẻ khó khăn trong sản xuất và cầm chầu là góp vui trong những dịp hội hè. Vì những lẽ đó mà dù biết là ngu nhưng không ai ngại dấn thân, nó là chất keo kết dính giữa các cá nhân trong cộng đồng làng xóm, là một phần văn hóa của những người dấn thân đi mở mang bờ cõi. Ngày nay, cái văn hóa thâm thúy đó đang bị mai một, mai một như chính mình chưa hiểu hết cặn kẽ cả bốn cái ngu!

http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/141787

Nhãn: ,

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Chọn chế độ chụp A (Aperture priority - ưu tiên khẩu độ) để làm chủ vùng ảnh rõ (DOF)

Hôm tết, gặp gỡ một vài anh em mới thích chụp hình, câu chuyện vui vẻ của anh em ấy là về các chế độ chụp hình. Một anh cầm máy ảnh lên và nói:
- Anh chỉ chụp M, thế mới chuyên nghiệp.
- Ai bảo? P mới chuyên nghiệp, P là Professional mà!
- Hai bác đều sai, M là chụp Mò, P là tự động, chỉ có A thôi, nghe nói A là chế độ ưu tiên gì đó.
- Ha ha... M là Mò, P là Pro, A chỉ là Auto thôi. Mình luôn chụp S, là Super. Chế độ Super.


Chỉ là anh em "chém gió" vui vẻ, nhưng một anh nọ rành về chụp ảnh, nhân dịp bắt đầu giải thích, mình thấy cũng hữu ích cho anh em mới chơi, nên chia sẻ lại:

Máy ảnh số nào cũng có các chế độ chụp và người dùng tuỳ ý chọn một chế độ khi chụp. Máy ảnh số như DSLR chuyên nghiệp, Mirroless cao cấp thì ưu tiên cho các chế độ cho phép người chụp can thiệp nhiều. Các máy ảnh số tầm trung & bán chuyên thì kết hợp đa dạng các chế độ tự động và một phần can thiệp của người dùng. Máy ảnh du lịch phổ thông, điện thoại ... thì ưu tiên cho các chế độ chụp tự động. Các chế độ chụp đó đều có chung mục đích là để người dùng kiểm soát các yếu tố liên quan đến ánh sáng sao cho đảm bảo bức ảnh đúng sáng theo ý muốn của người chụp.

Có ba yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sáng đi vào máy ảnh:

  • Khẩu độ ống kính,
  • Tốc độ màn trập,
  • Độ nhạy sáng ISO.
Tuỳ theo mỗi chế độ chụp khác nhau, ba thông số này được điều chỉnh tự động hoặc do người chụp can thiệp điều khiển khác nhau. Ba thông số này được kết hợp theo nhiều cách khác nhau để cho ra cùng một lượng sáng như nhau, nhưng có thể khác nhau hiệu ứng ảnh theo ý đồ người chụp.

Với cùng một cường độ sáng tại một bối cảnh, có thể dụng nhiều chế độ chụp khác nhau. Chẳng hạn với độ nhạy ISO200, tốc độ trập là 1/500s với khẩu độ ống kính f/4 (1/500s - f/4) thì tương đương: 1/250s - f/5.6; 1/125s - f/8; 1/60 - f/11 .v.v... có cùng lượng sáng đi vào bề mặt film hay cảm biến ảnh. Như vậy, với một gia trị lộ sáng (exposure value) hay gọi tắt là EV (nhiều người còn gọi là thời chụp hay giá trị phơi sáng), ta có nhiều EV khác nhau tuỳ theo ý đồ chụp khác nhau.

Các cặp kết hợp các thông số trên khác nhau nhưng cùng cho một kết quả như nhau về lượng sáng. Vậy, khác nhau gì? - Khác nhau về hiệu ứng hình ảnh, và sự khác nhau đó tuỳ vào ý muốn của người chụp. Tuỳ theo ý muốn đó mà người chụp sẽ chọn một chế độ chụp trên máy ảnh khác nhau, đó là:
3549389_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn-.


Về cơ bản, các máy ảnh có 4 chế độ chụp chính: Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu.
  • P / Program
Chọn chế độ này, máy sẽ tự động thiết lập tốc độ màn trập và khẩu độ ống kính. Nhưng độ nhạy sáng ISO, bù trừ sáng và các thiết lập khác thì bạn tự thiết lập và kiểm soát. Bạn có thể để ISO thấp nhất để giảm độ nhiễu, và để chế độ P trong trường hợp chụp nhanh không cần phải suy nghĩ tính toán.
  • A / Av Aperture Priority
Đây là chế độ bán tự động cho phép bạn chủ động chọn khẩu độ (độ f của ống kính) theo ý muốn, và máy tự động chọn tốc độ màn trập cần thiết tương ứng với khẩu độ bạn chọn để đúng sáng. Chế độ này còn được gọi là “ưu tiên khẩu độ”. Ví dụ bạn muốn chụp khẩu độ f/2.8, bạn sẽ chủ động chỉnh khẩu f/2.8, tốc độ màn trập sẽ tự máy chọn với tình trạng ánh sáng hiện tại bạn chụp.
  • S / Tv / Shutter Priority
Chế độ này ngược lại chế độ A / Av ở trên. Bạn chủ động chọn tốc độ màn trập và máy tự động chọn khẩu độ tương ứng cho đúng sáng. Thường chọn chế độ này khi người chụp muốn duy trì một tốc độ cao để tránh rung lắc và khẩu độ phó mặc cho máy tuỳ chọn tương ứng.
  • M (Manual)
Chế độ này hay gọi là chế độ chụp manual, chỉnh hoàn toàn bằng tay. Bạn sẽ phải chủ động chọn tốc độ màn trập, khẩu độ cho tất cả mọi cú bấm máy. Đặc biệt, ở chế độ này, bạn có thể chụp tốc độ hoàn toàn chủ động Bulb (bấm máy và màn trập mở liên tục đến khi nào thả nút chụp thì màn trập mới đóng lại) dành cho các trường hợp phơi sáng kéo dài.

Khuôn khổ bài này, chúng ta bàn về chuyện tại sao chọn chụp chế độ A / Av?

Các điều ghi nhớ liên quan đến chế độ A trên máy ảnh:
  • A - khi chọn chế độ A không phải là chế độ chụp Auto đúng nghĩa Auto chụp hoàn toàn tự động, giao phó tất cả cho máy ảnh xử lý, mà A viết tắt là Aperture Priority, nghĩa là ưu tiên KHẨU ĐỘ ỐNG KÍNH.
  • A - khi chụp chế độ A, tức là người chụp MUỐN tự mình chọn KHẨU ĐỘ ỐNG KÍNH theo ý mình. Mà khẩu độ ống kính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến DOF. (DOF - viết tắt của Depth of Field mà dân chụp hay gọi là "đóp" hay "đốp". Đơn giản nó là từ để diễn tả khoảng ảnh rõ nét và những gì ngoài khoảng rõ nét đó trong ảnh. Muốn cho chủ đề của bạn rõ nét thì nó phải nằm trong khoảng DOF của ảnh. Khi bạn lấy nét, trên một trục thẳng ta thấy ngoài điểm mà bạn cần muốn nét thì một số điểm phía trước điểm đó và phía sau điểm đó cũng rõ nét, khoảng ảnh rõ nét đó gọi là khoảng DOF.)
  • A - khi chụp chế độ A, là bạn muốn có DOF như ý muốn của mình, khoảng ảnh rõ trong ảnh dày hay mỏng theo ý của mình. Tức là không bận tâm đến tốc độ màn trập tương ứng là bao nhiêu, đối tượng tĩnh hay động, thậm chí để ISO Auto để máy tự cân đong đo đếm chọn ISO tương ứng mà không quan tâm đến độ mịn hay nhiễu hạt.
  • A - Muốn làm chủ chủ DOF, chọn chế độ A, thay đổi thông số khẩu độ theo ý muốn, bấm chụp!
Nguyên tắc:
Khẩu độ càng lớn (chỉ số F càng nhỏ) thì khoảng DOF sẽ càng ít/mỏng/cạn và ngược lại. Ví dụ bạn chụp ở khẩu độ f/2.8 thì DOF sẽ ít hơn (cạn hơn, mỏng hơn) so với chụp ở khẩu độ f/22 (dày hơn, sâu hơn) nếu chụp cùng một chủ đề, cùng một khoảng cách chụp và cùng điều kiện ánh sáng. Thông thường để dễ hiểu chúng ta cần ghi nhớ đơn giản như sau:
  • Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng
  • Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu
3549383_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--8.
3549487_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--13.
Ví dụ khác chế độ chụp A, tức là tuỳ chỉnh khẩu độ, còn lại tốc độ và ISO tự động máy chỉnh. Chúng ta thấy tấm đầu tiên khẩu rất lớn: F/1.4 nên cuộn phim Kodak màu vàng mờ nhoè; tấm tiếp theo khẩu độ f/8 thì khoảng rõ từ cuộn phim xanh Fuji đến cuộn phim vàng Kodak rõ hơn; và tiếp theo tấm thứ ba...

3549492_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--14. 3549494_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--19. 3549493_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--15.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến DOF:
Chúng ta nói đến chế độ chụp A, ưu tiên chọn khẩu độ ống kính để làm chủ DOF. Tuy nhiên, có 2 yếu tố khác ảnh hưởng đến DOF, cũng nên nói ở đây cho các bạn mới chơi: Đó là tiêu cự ống kính và khoảng cách từ vị trí đặt máy ảnh đến chủ thể được chụp.

Tiêu cự ống kín là khoảng cách từ tâm của ống kính đến bề mặt cảm biến / phim. Tuỳ theo độ dài tiêu cự ống kính, trường sâu độ ảnh sẽ cho hình ảnh không còn giống như mắt nhìn trong cảnh thực. Với ống kính trung bình, chiều sâu ảnh trường gần tương tự như mắt nhìn, nhưng với ống kính tele (tiêu cự dài) thì chiều sâu ảnh trường sẽ thu hẹp lại, hình ảnh có hậu cảnh gần hơn cảnh thực tế, các lớp ảnh sít lại gần nhau; trong khi đó với ống kính góc rộng (wide) thì chiều sâu ảnh trường bị đẩy xa ra, hình ảnh thu được có hậu cảnh xa hơn so với cảnh thực, không gian có cảm giác rộng hơn so với thực tế.

Tóm lại chỉ cần nhớ:
  • Về khẩu độ ống kính:
    • Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng / cạn.
    • Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu / dày.
  • Về tiêu cự ống kính:
    • Tiêu cự ống kính càng dài thì khoảng DOF càng mỏng / cạn.
    • Tiêu cự càng ngắn thì DOF càng sâu / dày.
  • Về khoảng cách từ máy ảnh đến chủ đề:
  • Khoảng cách từ ống kính đến chủ đề càng gần thì DOF càng mỏng / cạn.
  • Khoảng cách này càng xa thì DOF sẽ càng sâu / dày.
Thực hành: Chọn chế độ A để làm chủ DOF. Quan sát các thông số để rút ra nguyên tắc, để chủ động tuỳ chỉnh theo ý mình, không phải xin cái thông số để chụp lại y thông số đó là ra được ảnh giống y như thế đâu.
  • Thiết lập máy ảnh chế độ chụp A - ưu tiên khẩu độ ống kính.
  • Chọn 1 chủ thể để chụp, nên là chủ thể tĩnh như góc nhà, hàng cây, ....
  • Xoay vòng xoay chỉnh khẩu độ từ chỉ số f nhỏ đến lớn, chẳng hạn: f/2.8 - 4, 5.6, 8, 11, 16 ... và chụp cùng 1 chủ đề, lấy nét tại cùng 1 điểm, tại 1 vị trí đặt máy và cùng tiêu cự.
  • Chép hết ảnh vào máy tính, xem lại thông số chụp, nhất là chỉ số F - khẩu độ ống kính.
  • Quan sát DOF
Chẳng hạn:
Chụp gần close-up, muốn dof mỏng, mở khẩu khá lớn f/3.2 vừa đủ thấy miếng chanh ớt mờ, không hoàn toàn mờ nhoè không còn nhận ra, ống kính 105mm
dof-camera.tinhte.vn--8.
dof-camera.tinhte.vn--3.

Chụp xa, nhưng muốn dof mỏng, mình dùng ống 200 f/2.8 nhưng gắn converter 2x thành tiêu cự 400mm và dĩ nhiên khẩu lớn nhất là f/5.6. Ảnh chụp 2008.
dof-camera.tinhte.vn--7. dof-camera.tinhte.vn--4.

Chụp phong cảnh thì thường muốn cảnh vật có độ sắc nét sâu, các lớp ảnh rõ nét. Muốn thế thì khép khẩu nhỏ (hay gọi là siết khẩu, khép khẩu, khẩu bé...). Ở đây mình dùng F/11, khoảng cách từ trong bờ ra với tiêu cự 98mm.
dof-camera.tinhte.vn--5.
Screen Shot 2016-02-11 at 10.49.43 AM.
3549528_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--24.

Chúc anh em có nhiều ảnh DOF như ý.

https://tinhte.vn/threads/chon-che-do-chup-a-aperture-priority-uu-tien-khau-do-de-lam-chu-vung-anh-ro-dof.2550264/

Nhãn:

2016


Phần 1


Phần 2

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Lái xe trên cây cầu đáng sợ nhất thế giới

Đăng ngày 26/01/2015
 
Cây cầu Eshima tại đất nước Nhật Bản nổi tiếng với độ dốc thẳng đứng. Vì phải chừa khoảng trống cho tàu 500 tấn đi bên dưới nên nó được xây cao một cách bất thường.
1
Trên hành trình vòng quanh đất nước Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên bởi những tòa nhà độc đáo ở khắp nơi. Tuy nhiên, nếu đặt chân tới thành phố Matsue, có một công trình sẽ khiến bạn thích thú xen lẫn sợ hãi, đó chính là cây cầu Eshima. Cầu được xây dựng từ năm 2004, có chiều dài 1.500 m.
Eshima được mệnh danh là cây cầu đáng sợ nhất thế giới, và đặc biệt những người yếu tim không nên đi qua nơi này, dù cho nó được xây dựng theo tiêu chuẩn an toàn cao của Nhật Bản.
Nhiều người cho rằng, việc xây dựng cây cầu này do một nhóm kỹ sư nghiệp dư, không tính toán trước những khó khăn gặp phải cho người đi đường. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Lý do cây cầu Eshimaquá cao và dốc là bởi nó cần dành không gian cho những tàu lớn trên 500 tấn có thể đi bên dưới. Chiều cao ở điểm cao nhất so với mặt nước là 44,7 m.
Nguồn Zing

Nhãn: ,

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

TPP: Không thể ra khơi với cánh buồm rách

05/02/2016
 
Không ai ra biển với cánh buồm rách mà hy vọng đi được xa và thu hoạch được nhiều cá, đặc biệt khi biển lớn, sóng nhiều nhưng những khuyết tật trên cơ thể chưa được chữa lành.
Vào thời điểm này cách đây 9 năm trước, nhiều người Việt, trong đó có tôi, hết sức hào hứng với thông tin Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Cùng với việc bình thường hoá quan hệ thương mại với Mỹ (PNTR) hai năm trước đó, tâm lý chung của người dân là Việt Nam sắp trở thành một “con rồng châu Á”, đuổi kịp các nước trong khu vực rồi tiệm cận các nước Bắc Á trong thời gian không xa. Mọi chuyện, tất nhiên, xảy ra không như ý muốn sau đó với lạm phát phi mã, khủng hoảng kinh tế, và những scandal vỡ nợ của nhiều doanh nhiệp nhà nước.

Cơ hội đổi đời hiếm có

Mùa xuân năm nay, chúng ta lại đón nhận một tin vui về hội nhập, khi Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cũng giống như WTO, TPP rõ ràng là cơ hội “đổi đời” hiếm có. Các nước tham gia TPP chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu và 23% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, chưa kể đến hàng loạt các thị trường tiềm năng khác mà hàng hoá nước ta có thể tiếp cận mà hầu như không gặp bất kỳ rào cản nào.
TPP: Không thể ra khơi với cánh buồm rách
TPP sẽ không phải là thần dược, tự động đưa Việt Nam ra tầm cao mới như mong đợi, song cũng là cơ hội hiếm có để chúng ta bơi ra biển lớn. Ảnh minh họa:
 Ngọc Trinh.
Nhưng điều đáng để chờ đợi hơn từ TPP có lẽ không nằm ở buôn bán. Trong 30 chương của TPP, chỉ có 9 chương là trực tiếp liên quan đến thương mại, còn lại chủ yếu điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thể chế như doanh nghiệp nhà nước, chống tham nhũng, cải cách hành chính và thậm chí là việc mua sắm của các chính phủ. Chính vì vậy, tôi cho rằng TPP, với những ràng buộc rất chặt chẽ, sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn nhiều so với WTO.
Sẽ khó để hy vọng TPP là thần dược, tự động đưa Việt Nam lên “tầm cao mới” như nhiều người mong đợi.
Mọi việc dù sao vẫn đều phụ thuộc vào chính mình: "Không ai ra ra biển với cánh buồm rách mà hy vọng sẽ đi được xa và thu hoạch được nhiều cá".
Thêm vào đó, nếu như cải cách thể chế chỉ là một yêu cầu gần như tự nguyện trong WTO, thì với TPP đó là điều kiện bắt buộc cho các bên ký kết.
Như vậy, dù muốn hay không, khi tham gia hiệp định thương mại có tham vọng “viết lại luật chơi toàn cầu”, cải cách thể chế chắc chắn sẽ phải được đẩy nhanh ở Việt Nam, chứ không thể bước được bước không như chúng ta vẫn làm trong 10 năm gần đây. Với sự tiến bộ của nền kinh tế và xã hội nói chung, đây chính là ngoại ứng tích cực mà TPP sẽ mang lại.

Những nút thắt thể chế

Tất nhiên, nếu chỉ chờ những quy định của TPP buộc chúng ta phải thay đổi, Việt Nam sẽ chịu thiệt do mất đi tính chủ động của người đi trước, cũng như chậm chân hơn trong việc tương thích với hệ thống chung của cả khối.
TPP: Không thể ra khơi với cánh buồm rách
Mức độ tôn trọng và thực thi pháp quyền ở một số nước Châu Á. Nguồn: World Bank 2014
.
Do đó, theo tôi, điều cần làm nhất của Việt Nam trong ngắn và trung hạn là đẩy mạnh cải cách thế chế theo những chủ đề yêu cầu của TPP trong giai đoạn hiệp định này chưa có hiệu lực thực thi, tức trong vòng 2 năm tới. Để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chơi này, có bốn nút thắt cần phải ưu tiên “gỡ rối”: cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp quyền, và tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Về cải cách hành chính, Việt Nam đang ở trong giai đoạn 3 (2011-2020) của quá trình được bắt đầu từ Đại hội Đảng lần VI (1986). Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhất định, quá trình cải cách này đang bị chững lại trong vài năm trở lại đây.
Theo đánh giá của Bộ Nội vụ qua chỉ số PAR Index, tiến độ cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước còn chậm. Giá trị trung bình PAR INDEX 2014 của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt 76,99%, thấp hơn so với năm 2013 (77,25%).
Về xây dựng bộ máy pháp quyền, liên quan đến vấn đề minh bạch thông tin và chống tham nhũng trong Chương 26 của TPP, Việt Nam cũng chưa cải thiện được nhiều. Xét về khung pháp lý, Luật Tiếp cận Thông tin, công cụ rất hiệu quả ở nhiều quốc gia để chống tham nhũng, chưa được thông qua. Điều này dẫn đến tình trạng việc công khai, minh bạch hoá thông tin, và trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền vẫn là những điều xa lạ với người Việt.
Theo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) do UNDP thiết lập, trung bình chỉ có 8 trong số 100 người biết đến, đã đọc và tin tưởng các thông báo công khai về ngân sách ở địa phương mình. Khoảng 12% người được khảo sát cho biết họ phải hối lộ để được phục vụ ở bệnh viện, và 30% những người có con đang học tiểu học nói rằng họ phải hối lộ.
Ngoài ra, World Bank cho rằng Việt Nam có mức độ tôn trọng và thực thi pháp quyền rất thấp so với các quốc gia khác trong khu vực (xem biểu đồ dưới). Trong giai đoạn 1996-2015, tiến bộ về thực thi pháp quyền của Việt Nam tiến bộ không đáng kể và ở dưới ngưỡng trung bình (44/100 điểm trong năm 2014).
TPP: Không thể ra khơi với cánh buồm rách
Số lượng DNNN cổ phần hoá qua các năm, 1992-2015.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước là một “hòn đá tảng” khác với Việt Nam. DNNN dù chỉ chiếm hơn 1% số lượng, nhưng vẫn nắm đến 51,3% nguồn vốn xã hội. Tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước bằng khoảng 80% GDP, cao hơn rất nhiều so với mức của các quốc gia OECD và hầu hết các nền kinh tế mới nổi (thường ở dưới 15%). Đáng lo ngại hơn, tiến trình cổ phần hoá DNNN (nhìn biểu đồ dưới) có vẻ như đang chững lại.
Việc văn kiện Đại hội Đảng XII vừa qua tiếp tục ưu tiên cải cách DNNN, phân tách rõ ràng DNNN vì mục đích công cộng và kinh doanh, là một nhân tố chính trị thuận lợi để quá trình cổ phần hoá và sắp xếp lại các doanh nghiệp được thực hiện nhanh hơn. Tuy nhiên, điều khó là số DNNN còn lại cần cổ phần hoá là những “miếng xương khó nhằn”, hoặc là những doanh nghiệp lớn, tạo ra nhiều lợi nhuận như MobiFone, Vietnam Airlines, hoặc là những doanh nghiệp đang chìm trong nợ và tự tái cơ cấu như Vinalines.
9 năm sau bước “hội nhập 1.0” với WTO, chúng ta lại đang đối diện với ngưỡng cửa hội nhập 2.0 khi gia nhập TPP. Biển lớn hơn, sóng gió nhiều hơn, nhưng những khuyết tật trên cơ thể thì chưa chữa lành được bao nhiêu, sẽ khó để hy vọng TPP là thần dược, tự động đưa Việt Nam lên “tầm cao mới” như nhiều người mong đợi. Mọi việc dù sao vẫn đều phụ thuộc vào chính mình: "Không ai ra biển với cánh buồm rách mà hy vọng sẽ đi được xa và thu hoạch được nhiều cá".

'Ra biển lớn, Việt Nam cần những thuyền trưởng giỏi'

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, cơ hội khi hội nhập cũng có, song Việt Nam cần những thuyền trưởng giỏi khi gia nhập biển lớn TPP.
Khắc Giang - Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

http://news.zing.vn/TPP-Khong-the-ra-khoi-voi-canh-buom-rach-post624564.html

Nhãn:

Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết

04/02/2016
  • 2.2k


  • 2
Sáng 4/2, nhiều gia đình ở Hà Nội bắt đầu đãi đỗ, rửa lá và cùng quây quần ngồi gói bánh chưng chuẩn bị đón Tết nguyên đán Bính Thân.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Sáng nay, nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bắt đầu bắt tay vào gói bánh chưng chuẩn bị cho Tết Bính Thân. Cảnh rửa lá, vo gạo trên hè phố xuất hiện tràn ngập.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Tại một ngôi nhà trên phố Nguyễn Đình Hoàn, quận Cầu Giấy, bà Đặng Thị Xe - mẹ của 8 người con và là cụ của 20 cháu chắt cũng tất bật gói bánh chưng . Năm nay bà Xe mổ 140 kg lợn hơi, 109 kg móc hàm để gói 150 chiếc bánh chưng cho cả nhà. Gia đình cho biết, tốn hết 50 kg gạo 20 kg đỗ. 30 kg thịt và 10 kg đường.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Gia đình bà Vượng ở phường Khương Mai, quận Thanh Xuân tổ chức gói bánh chưng tập thể để chia cho gia đình các con cháu trong sáng 4/2.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Trong lúc chờ đợi, bà Vượng cùng con cháu làm nem và các món ăn khác như giò tai, chè đỗ xanh.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Năm nay, gia đình bà gói 30 kg gạo, 6 kg đỗ và 12 kg thịt.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Nhà anh Hải ở phố Thụy Khuê, quận Ba Đình gói 100 chiếc bánh cho cả họ hàng lẫn bạn bè. Anh Hải dự tính phải mất một ngày mới xong.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Em Nguyễn Thanh Long, con trai anh Hải giúp bố cắt lá dong.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Còn con gái anh là Lê (20 tuổi), tuy còn trẻ nhưng đã ba năm nay cùng bố gói bánh chưng ngày Tết.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Gia đình ông Khoa, bà Hằng phố Võng Thị, quận Tây Hồ có truyền thống gói bánh chưng mỗi khi Tết đến, vừa ăn vừa để phát cho các con cháu. Bà cho biết, vì nhà không quá đông người nên chỉ gói chừng 30 chiếc.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Chị Hà, cháu ruột bà Hằng (nhà ở quận Cầu Giấy) do khéo tay nên thường xuyên đến giúp vào mỗi dịp Tết.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Chị cho biết, mọi năm gói tay không nên không được đẹp và chặt, năm nay gia đình dùng khuôn gói để bánh vuông vắn hơn.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Dịp Tết năm nào nhà bà Phạm Thị Thái (ngõ 105 Thụy Khuê) cũng gói 50 chiếc bánh chưng cho cả gia đình, họ hàng. Bà tâm sự, hơn 20 năm trước mẹ của bà gói cho cả nhà.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Sau khi cụ mất bà tiếp bước làm công việc gói chính cho các anh chị em trong nhà .
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Đến trưa 4/2, gia đình hoàn tất xong 50 chiếc bánh chưng, cho vào thùng chờ luộc.
Các gia đình tất bật gói bánh chưng đón Tết
Cả gia đình bà Vượng quây quần quanh nồi cỡ lớn. Dự kiến, sau 12 tiếng vào nửa đêm bánh sẽ được vớt.
Vũ Minh Quân - Việt Hùng

http://news.zing.vn/Cac-gia-dinh-tat-bat-goi-banh-chung-don-Tet-post624651.html

Nhãn: ,

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

"Giải mã" cách đặt tên phố ở thủ đô

  • Các đường phố ở thủ đô ngày nay được đặt tên không phải tùy tiện, ngẫu hứng, mà phần lớn tuân theo một quy tắc đã có từ năm 1945.  Những ý kiến ủng hộ xem đây là một điểm đáng khen ngợi trong công tác quản lý đô thị của Hà Nội.
Trong hoạt động quy hoạch và quản lý đô thị, đặt tên đường chưa bao giờ là việc nhỏ. Nhiều thành phố trên thế giới có những “chính sách” riêng trong việc này. Ví dụ, ở Brisbane (Queensland, Úc), các con phố ở khu trung tâm được đặt tên theo các nhà vua và nữ hoàng Anh. Các phố tên vua song song với nhau và cắt các phố tên nữ hoàng (cũng song song với nhau).

Tại các thành phố lớn ở Mỹ, đường xá nói chung được đặt theo tên con số, quang cảnh, cây cối, chẳng hạn Oakhill (Đồi Sồi) là tên kết hợp giữa “đồi” và “cây sồi”. Lấy tên danh nhân đặt cho đường cũng là một truyền thống ở nhiều nơi trên thế giới: đại lộ Wilson ở Brooklyn (New York), phố Enrico Fermi ở Rome, đại lộ Victor Hugo ở Paris v.v. Hoặc dựa theo một nghề kinh doanh đã từng phổ biến ở con đường đó: phố Haymarket (như kiểu Hàng Cỏ của ta), phố Millstone (cối xay gió) ở London… (nguồn: Wikipedia)

Ở Hà Nội, việc đặt tên phố phường theo tên các anh hùng, danh nhân là cách làm phổ biến nhất. Song, đáng chú ý là các tên tuổi không bị xếp lộn xộn mà theo một trật tự rõ ràng. Quy tắc ấy như thế này: Phố phường Hà Nội (phần chưa mở rộng) được đặt theo từng cụm, mỗi cụm tương ứng với một thời, một triều đại nhất định trong lịch sử.

Một cách “học lịch sử trên đường phố”

Có thể xem mạn quanh Hồ Gươm - trung tâm thủ đô - là “khu vực” của các triều đại mở đầu cho lịch sử đất nước: Ngô, Đinh và Tiền Lý. Các phố Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ đều là những con đường lớn, rất đẹp và nằm gần nhau ở nơi trung tâm thành phố. Đi về hướng Cung Văn hóa Hữu nghị là “địa phận” của nhà Trần với các phố Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng, Đỗ Hành.

Những phố phía hồ Tây mang tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng: Xuân Diệu, Đặng Thai Mai, Tô Ngọc Vân. Những phố nằm gần Doanh trại Quân đội trên đường Trường Chinh được đặt theo tên các vị tướng tài ba của Việt Nam: Vương Thừa Vũ, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, và đội trưởng du kích Nguyễn Ngọc Nại (hy sinh trong chiến dịch 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô).

Một loạt phố mới mở, nằm khá gần nhau trên địa bàn giáp ranh ba quận Thanh Xuân - Ba Đình - Đống Đa, lấy tên các nhà văn hiện thực thời 1930-1945: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng…

Trật tự này tất nhiên chỉ được áp dụng một cách tương đối, bằng chứng là ta vẫn có phố Nguyễn Khuyến nằm “gối đầu” vào con đường thiên lý Lê Duẩn dù đó là hai danh nhân ở hai thời kỳ cách xa nhau. Tuy thế, cũng thú vị nếu đang ở phố Trần Hưng Đạo, ta có thể đoán rằng hai con phố Yết Kiêu, Dã Tượng nằm gần đó. Hoặc đường Trần Quang Khải thì nhất định ở gần đường Trần Nhật Duật. Với những người có chút quan tâm đến lịch sử Việt Nam thì đây là một quy tắc đặt tên đường phố giúp người ta dễ tìm lối đi. Nhưng quan trọng hơn là nó cho thấy một tính toán khoa học và có văn hóa của những người đứng đầu một thành phố.

Tác giả của sáng kiến đặt tên

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, trước thời thuộc Pháp, phố phường Hà Nội cũ được đặt tên theo một số cách. Chẳng hạn, dựa theo các dải đất hoặc công trình mà phố đi qua, như phố Cầu Gỗ vốn nằm gần một cái ngòi nối vào Hồ Gươm, trên ngòi này bắc một cây cầu làm bằng gỗ. Phố Tràng Tiền có một “trường đúc tiền” xây dựng từ năm 1807, chuyên sản xuất tiền đồng để gửi vào kinh thành Huế và lưu hành trên toàn quốc. Cách khác là lấy tên các sản vật mà người phố đó buôn bán, ví dụ Hàng Điếu thời xưa chuyên bán các loại điếu hút thuốc lào, Hàng Dầu bán dầu lạc, dầu vừng, Hàng Muối bán muối…

Tới thời thuộc địa, chính quyền thực dân Pháp tiến hành dịch những tên này sang tiếng Pháp, chẳng hạn Hàng Điếu thành “rue des Pipes”, Hàng Muối thành “rue de Sel”. Bên cạnh đó, họ du nhập truyền thống lấy tên danh nhân đặt cho đường phố vào nước ta, chỉ có điều các con đường được đặt tên theo lối này đều phải mang tên danh nhân… người Pháp. Họ đặt một loạt tên mới: Laveran (phố Lê Văn Hưu ngày nay), Henri Rivière (nay là phố Ngô Quyền), mở mới đường Francois Garnier - viên đại úy đánh thành Hà Nội – chính là đường Đinh Tiên Hoàng bây giờ, mở mới đại lộ Gambetta (phố Trần Hưng Đạo ngày nay). Con phố Tràng Tiền đẹp đẽ biến thành “rue Paul Bert”.

Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 20 tháng 7, bác sĩ Trần Văn Lai nhậm chức Đốc lý Hà Nội. Từ đó cho tới ngày Cách mạng tháng Tám nổ ra, nhiệm kỳ của ông kéo dài chưa được một tháng.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, Thị trưởng Trần Văn Lai đã kịp thực hiện một công việc quan trọng cho Hà thành: sửa đổi và hệ thống lại tên đường phố. Ông Nguyễn Vinh Phúc nêu rõ: Việc đầu tiên là Thị trưởng cho kéo đổ một loạt tượng đài thực dân, như tượng "bà đầm xòe" ở vườn hoa Cửa Nam, tượng Toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay).

Song song với đó, chính quyền Trần Văn Lai bỏ hết những tên phố của Pháp để đổi thành tên các danh nhân Việt Nam, theo quy tắc mà ngày nay đang tuân thủ: Tên danh nhân lớn đặt cho phố lớn, phố chính, tên các danh nhân hoặc vùng đất liên quan thì đặt cho các phố thứ, phố xương cá. Ví dụ, Trần Hưng Đạo là phố chính thì có một loạt phố nối vào mang tên Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng, rồi các ngõ Vạn Kiếp, Tức Mạc. Phố chính Lê Thái Tổ nối với các phố thứ Lê Lai, Lê Thạch, Đinh Lễ - những viên tướng tài của vua Lê. Mạn sông Hồng vinh danh các tướng thủy chiến nổi tiếng đời Trần: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái.

Các nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng, tầm nhìn về quy hoạch của bác sĩ Trần Văn Lai thật đáng nể, khi cách đặt tên có tính khoa học của ông khiến đường phố ở Hà Nội được hệ thống lại, những tên phố chính thì giữ ổn định, như chúng ta vẫn dùng cho đến nay. Nhà văn Tô Hoài cho biết, hầu hết tên đường và phố Hà Nội đều do ông Trần Văn Lai đặt. Thị trưởng Trần Văn Lai cũng là người định tên gọi “Quảng trường Ba Đình” cho khoảng đất trước Phủ Toàn quyền mà nay là Phủ Chủ tịch.

Quy hoạch tên phố ngày nay

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, trong việc đổi hoặc đặt tên mới cho đường phố hiện nay, Sở Văn hóa - Thông tin thành phố có thành lập một hội đồng tư vấn riêng để tham khảo ý kiến, gồm nhiều nhà sử học uy tín. Ông bảo: “Có lẽ vì vậy mà công việc này đang dần đi vào quy củ hơn, sau một khoảng thời gian lộn xộn, có phố mới mở, thích tên gì thì đặt tên ấy, thích đổi tên thế nào thì đổi, không hỏi ý kiến ai cả”. (Vì sự “thoải mái” đó nên mới có chuyện đường Lê Duẩn tiếp giáp phố Nguyễn Khuyến như ngày nay).

Cách làm khi xưa của cụ Trần Văn Lai giờ đang được Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố của Hà Nội thực hiện theo: Các phố mới của thủ đô được đặt tên theo một cụm có ý đồ khá rõ, ví dụ loạt "phố nhà văn" Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng…; "phố văn nghệ sĩ" Văn Cao, Đặng Thai Mai, Tô Ngọc Vân… Ngay cả đoạn phố nhỏ Vũ Thạnh, mới có tên cách đây vài năm, cũng được xếp một cách hữu ý bên phố Hào Nam: Trại Hào Nam vào thế kỷ 17 là nơi ở của nhà sư phạm nổi tiếng - Thám hoa Vũ Thạnh.

Hà Nội nay đã mở rộng gấp 3,5 lần, số lượng đường phố sẽ tăng ít nhất là gấp đôi, đòi hỏi một sự sắp xếp, hệ thống lại và đặt mới rất nhiều tên gọi hành chính. Ông Nguyễn Vinh Phúc tỏ ý mong rằng quy tắc đặt tên phố của cụ Trần Văn Lai thời 1945 sẽ được Hà thành duy trì và tôn trọng. Ông khẳng định: "Tên thì không thiếu. Chúng ta đâu có thiếu danh nhân, nhà văn hóa, anh hùng cách mạng... Vấn đề chỉ là đặt ai vào đâu cho hợp lý".


http://phapluattp.vn/2010100712010586p0c1021/giai-ma-cach-dat-ten-pho-o-thu-do.htm


Báo Đông Pháp số ra ngày 2-8-1945 đưa tin về sự kiện giật đổ các tượng Pháp ở Hà Nội.  (ảnh tư liệu)Báo Đông Pháp số ra ngày 2-8-1945 đưa tin về sự kiện giật đổ các tượng Pháp ở Hà Nội. (ảnh tư liệu)

Nhãn: ,