Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Đảo đầu ống kính chụp ảnh macro

Đảo đầu ống kính chụp ảnh macro Đảo đầu ống kính chụp ảnh macro
Chụp ảnh macro, thì không dân chơi ảnh nào mà không biết. Không những thế, ngay cả các máy ảnh số du lịch PnS cũng có tích hợp tính năng chụp macro với biểu tượng là hình bông hoa. Vậy ảnh macro (từ bình dân hay gọi là “mặc rô”) là gì? Nói ngắn gọn đó là những bức ảnh chụp thế giới bé li ti, và kết quả là cho ta có cái nhìn khác biệt về thế giới mà khó có thể khám phá bằng mắt thường.
1. Với các máy ảnh PnS siêu zoom bạn phải gắn thêm các extension tube + các close-up filter có tác dụng phóng đại và kéo chủ thể lại gần ống kính hơn, phục vụ cho chụp macro. Tiêu biểu cho những filter loại này có thể kể đến Raynox DCR-250, close-up Canon 500D, hay close-up filter của các hãng chuyên về kính lọc như Mayumi, Kenko,…

2. Với máy ảnh số DSLR thì có nhiều lựa chọn hơn, ảnh cũng chất hơn và giá cả thì đương nhiên cũng “chát” hơn. Có thể điểm qua vài lựa chọn như sau:
2.1. Lựa chọn số 1 là dùng các ống macro chuyên dụng tương ứng với hiệu máy mình dùng, hoặc dùng ống kính của các hãng thứ ba như Tamron (có ống 90mm/f2.8 dùng cho Canon, Nikon, Pentax).
2.2 Dùng các close-up filter như trên gắn tương ứng vào đầu ống kính. Hay dùng extension tube để kéo dài ống kính.
2.3 Dùng các biện pháp khác. Một trong những biện pháp khác hay được nhắc đến chính là phương pháp mình muốn đề cập trong bài viết này : ĐẢO ĐẦU ỐNG KÍNH.
Thôi, lượn lờ thế đủ rồi, giờ mình đi luôn vào đề tài chính.

Phần 1 : Thiết bị

Ống kính mình dùng trong trường hợp này là ống kính Pentax A50/f2, lấy nét tay, đương nhiên là chụp trên thân máy của Pentax. Các bạn dùng Canon, hay Nikon thì có thể tìm loại tương tự phù hợp với máy ảnh và ống kính mà mình có.
1. Lens Pentax A50/f2 với ren ở đầu là fi49, cùng adapter dùng cho việc đảo đầu có một mặt là ren fi49 để lắp vào đầu ống kinh, mặt còn lại là ngàm K (của Pentax) lắp vào thân máy.
2. Sau khi lắp thì sẽ có dạng như thế này, phần đầu ống kính sẽ lắp ngược vào thân máy, phần đuôi ống kính (đang đậy cap sau) sẽ trở thành đầu, hướng vào chủ thể để chụp.
3. Trên ống kính có lẫy gạt khẩu và vòng chỉnh khẩu tay. Công dụng của 2 cái này mình sẽ nói trong phần hướng dẫn chi tiết ngay phía sau.

Phần 2 : Thao tác và kinh nghiệm chụp

Giờ bạn đã có một thiết bị chụp macro chuyên dụng rồi đó. Sau đây mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế và một số chú ý khi chụp với thiết bị này.
1. DOF (vùng ảnh rõ) của phương pháp này là rất mỏng, đồng nghĩa bạn sẽ không dễ dàng bắt được chủ thể để có độ nét như mình mong muốn.
2. Khẩu độ : mở khẩu lớn nhất (trị số f nhỏ nhất) để có đủ lượng ánh sáng đi vào cảm biến, và f càng nhỏ thì đồng nghĩa DOF càng mỏng. Lưu ý trong trường hợp này bạn không nên dùng flash (cho dù là flash cóc vì sẽ làm ảnh dư sáng).
3. Lấy nét : Để lấy nét thì dí ống kính vào gần chủ thể, kéo vào kéo ra đến khi nào thấy chủ thể nét là được, với máy Pentax thì sẽ có tiếng bip, báo hiệu đã lấy nét OK.
4. Kinh nghiệm thực tế : để khắc phục nhược điểm của 1 và 2 như trên thực tế mình hay làm như sau. Để khẩu độ nhỏ nhất (nghĩa là f lớn nhất), với ống kính này mình xoay vòng khẩu độ đến f22 (hoặc có thể nhỏ hơn khoảng f16 khi ánh sáng yếu), và dùng flash cóc với tản sáng tự chế để chụp. Cách chụp này sẽ cho ảnh nét và DOF đủ sâu. Tuy nhiên cần chú ý như sau :
- Do để khẩu độ nhỏ nên lượng ánh sáng qua ống kính là rất nhỏ không đủ để cho bạn thấy chủ thể và lấy nét. Do vậy bạn phải dùng ngón tay để kéo cần lẫy gạt khẩu đến vị trí khẩu lớn nhất để có ánh sáng. Sau khi lấy được nét thì bạn buông lẫy này ra và BỤP.
- Do dùng flash cóc nên bạn phải chọn lọc chủ thể. Chủ thể không được quá “long lanh”, kẻo ánh sáng phản chiếu với đèn flash sẽ khiến cho mẫu bị cháy.
- Do khẩu chỉnh tay nên bạn phải thử nhiều lần, trường hợp với f22 mà ảnh vẫn tối thì chỉnh f nhỏ lại.
- Không cần lo đến tốc, vì trong trường hợp dùng flash, tốc bị giới hạn trong khoảng 1/60s đến 1/180s (thay đổi chút ít tùy loại máy), bạn chỉ cần để ở một tốc cố định trong khoảng này, ví dụ như 1/125s rồi chỉnh khẩu thôi. Nếu bạn đã quen thì vẫn có thể chỉnh tốc để có được lượng ánh sáng phù hợp khi cần thiết.
Phần 3 : Thành quả
Giờ là lúc thưởng thức thành quả. Chắc chắn chất ảnh không thể náo bằng được so với chụp bằng ống macro chuyên dụng nhưng chắc cũng đủ để các “phó nháy’ ít tiền thỏa mãn đam mê của mình.
#1 Hoa mười giờ

#2 Hoa tường vi

#3 Màng màng tím
#4 Long lanh giọt sương

#5 Ready! Go!
#6 Bắt mồi

#7 Sao trong mắt ai

#8 Bướm
#9 Dạ yên thảo (không dùng flash, DOF cực mỏng)

#10 Tường vi (không dùng flash, DOF cực mỏng)
Như đã nói ở trên, chất ảnh macro phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị. Và mỗi phương pháp chụp (không chíh quy) đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Rất vui lòng đón nhận ý kiến đóng góp của các bạn về bài viết này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.
Tác giả bài viết:

Nhãn:

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

3 loại ống kính nên có dùng cho DSLR

3 loại ống kính nên có dùng cho DSLR 3 loại ống kính nên có dùng cho DSLR
Những nhiếp ảnh gia mới vào nghề đều băn khoăn nên mua loại ống kính máy ảnh nào? Để giúp những người mới chụp ảnh khỏi băn khoăn với đa dạng chủng loại ống kính (lens), chúng tôi xin giới thiệu 3 loại ống kính cần thiết và cơ bản nhất: ống kính kit , ống kính chụp macro và ống kính zoom xa (70-200mm). Ba loại ống kính được sử dụng khá linh hoạt trong hầu hết các hoàn cảnh. ,

Ống kính zoom tổng hợp

Đối với dòng máy ảnh APS-C, ống kính với tiêu cự 18-50mm là phù hợp nhất. Với một vài dòng máy khác, tiêu cự 24-70mm sẽ thích hợp hơn. Ống kính này giúp bạn zoom rộng và xa vào vật thể. Nó cũng có thể là ống kính đi cùng máy của bạn (lens kit), nhưng sẽ tốt hơn nếu là một ống kính rời để giúp bạn kiểm soát tốt hơn trường độ của hình ảnh. Đây là một chiếc ống kính rất thích hợp để mang theo bên mình nếu bạn chưa biết chắc bạn sẽ chụp những gì.
3_loai_ong_kinh_can_thiet_khi_dung_dslr_02

Ống kính chụp macro

Độ dài của ống kính này không quan trọng bằng khả năng tạo nên một bức ảnh lộng lẫy với tỉ lệ 1:1 của vật thể. Hơn nữa, một ống kính macro 50mm- f2.8 rất nhỏ gọn và bạn có thể mang theo nó mọi nơi mọi lúc. Đây là một ống kính phù hợp cho những bức ảnh chụp chân dung (rất sắc nét, khẩu độ 2.8 cho phép lấy nét cực rõ vào vật thể, và làm mờ những phần còn lại của bức ảnh). Hơn nữa, bạn có thể ngạc nhiên khi chụp được vật thể ở khoảng cách cực kỳ gần.
3_loai_ong_kinh_can_thiet_khi_dung_dslr_03
Sở hữu một ống kính macro sẽ khiến bạn vô cùng thích thú khi ghi lại hình ảnh những vật nhỏ bé vô cùng dễ thương. Nếu bạn chụp những bức ảnh cho các ngành sản phẩm (trang sức, đồ ăn…) thì ống kính này thực sự phù hợp. Nó giúp bạn chụp lại sản phẩm với những chi tiết nhỏ nhất, điều mà những ống kính khác khó làm được.

Ống kính tele 70-200mm

Ống kính zoom xa thường có tiêu cự 70-200mm với độ mở ống kính lớn nhất vào khoảng f/4 (độ mở càng nhanh càng tốt). Ống kính này giúp bạn chụp được những vật ở khoảng cách rất xa và với trường độ ít, giúp lấy nét vào vật thể tốt hơn. Với những vật thể chuyển động nhanh, độ mở ống kính lớn hơn cho phép bạn chụp với tốc độ cửa sập nhanh hơn, giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc trong thể thao, chụp ảnh động vật… Đây cũng là ống kính phù hợp với việc chụp chân dung bởi độ dài tiêu cự sẽ làm giảm tình trạng méo mó và tạo một góc ảnh rộng làm đầy khuôn hình.
3_loai_ong_kinh_can_thiet_khi_dung_dslr_04
Ngoài 3 loại ống kính kể trên, còn rất nhiều loại ống kính máy ảnh khác bạn có thể băn khoăn có nên mua chúng hay không. Ví dụ như ống góc rộng fish-eye hoặc một ống kính zoom xa hơn…Tuy nhiên, với những người mới làm quen với nhiếp ảnh hoặc lần đầu sở hữu chiếc máy ảnh ống kính rời DSLR, ba ống kính kể trên là những sự lựa chọn thông minh nhất phù hợp với mọi hoàn cảnh: ngày hội gia đình, sự kiện thể thao, động vật, hoa, chân dung, phong cảnh…

Nguồn tin: mayanhso.com 

Nhãn:

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Lockheed Martin F-35 Lightning II

Lockheed Martin F-35 Lightning II
Other
Lockheed Martin F-35 Lightning II

Lockheed Martin F-35 Lightning II - multipurpose fighter of the fifth generation produced in the United States, to replace the planes were armed with: F-15, F-16, F-18, F-111 and others. Getting re-scheduled for 2008-2009 years.
The development program of the aircraft F-35 LightningII
In 2001 was selected the final version of the design of a new fighter in the framework of the creation of a new generation strike fighter. For the final tests were chosen two cars. First manufactured Boeing Company and designated as a model of the X-32, and the second was developed by Lockheed Martin with the designation X-35, which later became known as F-35 Lightning II. But the state program envisages further development of the single machine, this created the conditions to be met by the fighter.
Lockheed Martin F-35 Lightning II
First of all, at the request of the US Air Force fighter should have shortened the length of take-off and landing at small distance is required to produce a vertical takeoff and landing. The most important was that the fighter should be effectively used as a naval and ground forces. This unit should have a number of advantages over the machines that have been made earlier.
To find out which machine is better tests were conducted, the results of which revealed that the model X-35 has a much better performance. This model is able to produce a horizontal take-off from the site, the length of which - only 150 meters and after that could qualitatively hold horizontal landing. Furthermore, X-35 indicators could reach supersonic velocities.
Lockheed Martin F-35 Lightning II
The uniqueness of this model was a diagram of the structure of the vertical thrust, which had a separate fan, not as in other such devices through the use of the main engine. This machine was designed for use by countries that belong to NATO. Financing for this project is not just the US government, but also European countries. This machine is planning to purchase and Israel.
The first aircraft F-35 LightningII 2011 was made in the fall, and was handed over to the Air Force of Great Britain in 2012 year. This unit in England passed the final test and is used to train pilots for the further use of the fighter. For the first time the car has made the gap between the runway in February 2011 years in the US Air Force Base in California. On this basis, also conducted flight tests, which confirmed the high flight characteristics of the device in various flight modes. The general public was introduced in the summer of fighter 2013 year at air show at Le Bourget.
Lockheed Martin F-35 Lightning II
The first country which has received the first order for the type of aircraft F-35, became Israel, and in this year 201 country has signed a contract for delivery of the second batch. This machine is also collected on the Italian territory, the first machine was ready in early spring 2015 years and had the designation AL-1. The plans of the Italian manufacturers to collect 90 such devices mainly to the Netherlands.

Design features the fifth generation fighter F-35 Lightning II

In the development of this machine designers had borrowed a lot of technical decisions from the previous model fighter F-22. It should be noted the fact that the designers have worked three variants of the aircraft, which differ in the type of takeoff and landing. The base model was able to produce a standard take-off from the takeoff and landing using the path of the strip. Modification with the designation F-35B produce enough short run for take-off and landing was carried out in a vertical way. The third model F-35C taking off from an aircraft carrier with a special catapult and landed by the use of the ship's arresting gear.
Lockheed Martin F-35 Lightning II
This machine is equipped with the most new electronic equipment such as radar AN / APG-81, which makes it very efficient to detect both ground and air targets. In the avionics unit includes a variety of systems, including the station with phasing provided by the antenna AN / APG-81. The most noteworthy EOS system, with which you can perform many operations, such as:
  • § to fix the launch of ballistic missiles groups at a distance of 1,3 thousand kilometers, and you can follow their flight and calculate their ultimate goal;
  • § detect at a distance the enemy's equipment both on the ground and in the air;
  • § conduct quality navigation at any time of day or night;
  • § signal a possible missile attack of the enemy in the direction of the fighter;
  • § effectively calculate the location of the artillery firing points of the enemy;
  • § carry out the precise launch missiles at the planes that fly over the F-35.

Besides the above mentioned systems and advantages drive has been established a plurality of computing systems. For data transfer system was installed MADL, which can operate over a wide range. This system has many tools that can protect it from enemy interference noise, and protection from interception rate.
Lockheed Martin F-35 Lightning II
A feature of the layout is the helmet of the pilot of the aircraft, which is equipped with multiple functions. Helmet F-35 is designated as HMDS, it allows the pilot to look through the walls of the plane. This effect is obtained by a plurality of cameras mounted on the board, which involve the helmet. It allows the pilot to make a review as if the plane does not exist. This equipment is designed in the UK for the bomber F-35. Currently, there is only one helmet this design, but its production is taken for an Israeli company with the support of the American company Rockwell Collins. The plans of the manufacturers to equip such helmets all aircraft types with F-35 2016 years.
The power plant is represented by engine type F135, which is developed by Pratt & Whitney, with the support of Rolls-Royce Defence. According to the manufacturers, this propulsion system allows the aircraft to withstand the overload in 9 g. This engine equips the machine with a capacity of 13 thousand kgs, and afterburner 19,5 thousand kgs. Resource use of the motor reaches 4 thousand hours of flight.
Lockheed Martin F-35 Lightning II
Airplane F-35 has quite powerful weapons, which allows for military operations with great efficiency. The structure of weapons includes missiles of air-land with the designation AIM-9 Sidewinder missiles and AIM-120 AMRAAM. Also, the fighter has cruise missiles type Storm Shadow. The greatest power of weapons possessed bomb-class JDAM, which weighed 910 kilos. The composition of the bomb load included guided bombs AGM-154. To destroy the enemy's ground-based technology used anti-tank missiles.
At this time there is a development of missiles to destroy water bodies. For aircraft F-35 firm General Dynamics has produced a large-caliber gun chetyrehstvolnuyu designation GAU-22 / A. A feature of the device is the ability to launch missiles and bombs while flying at supersonic speeds. The manufacturers of this machine are going to develop a system that will produce from the aircraft launch nuclear rockets V61.

Lockheed Martin F-35 Lightning II photo
Lockheed Martin F-35 Lightning II photo
Work on the creation of a new fighter were to companies "Boeing" and "Lockheed Martin". Fighter is produced in three versions: CTOL (for the BBC), CV (BMC), STOVL (short takeoff and vertical landing).

Lockheed Martin F-35 Lightning II Tactics
Lockheed Martin F-35 Lightning II photo
JSF fighter flight characteristics do not differ from those of aircraft in its class, standing on the arms of the leading countries of the world at the beginning of the XXI century., But the latest indication board, installed on the aircraft, will provide a distinct advantage in combat before the enemy air.

FreshF-35.Upgrading to a fighterF-35A, F-35B, A-35Cs.


Tactical Fighter F-35 Cs test flights resumed after a break caused by emergency situations have occurred in the tests conducted on the US aircraft carrier "Nimitz". Reopened flight program that runs under the control of the US Navy for a new generation of fighters.
Conducted testing of takeoffs and landings from the deck of an aircraft carrier with the ability to achieve the best results of all systems and the safe operation of aircraft and carrier services.
The program is the creation of a new fighter 5-generation cost of about 400 billion. USD has been suspended after a fire engine company Pratt & Whitney installed on F-35. Due to a problem with the engine system was delayed debut F-35 in the UK on an annual air show, flight test schedule was disrupted with a lag of 45 days. Complications with the engines F-35, sharpened competition for the purchase of fighter aircraft of the US Navy. Some experts are in favor of the purchase for the US Navy as a carrier-based fighter with basing on aircraft carriers, fighter Boeing F / A-18E / Fs.
The US Air Force plans to train a group of aircraft, consisting of 12-24 2016 aircraft by August, completely ready to perform tactical missions.
F-35 1F-35 2
The company Lockheed Martin provides for the implementation of the plane F-35, with a discount for international partners who are willing to participate in financing the project. The company plans to realize 750 aircraft, including 612 units in the country: UK, Italy, Australia, Norway, the Netherlands, Denmark, Turkey, Canada, Japan, Israel and South Korea. The preliminary price for a fighter is F-35 80-85 million. Dollars from the beginning of the main supply 2019 year.
Lockheed Martin F-35 Lightning 2 is a range of single-seat fighters, equipped with 1 engine designed for all-weather operations and perform various tactical missions. The plane belongs to the model 5-generation andto perform the functions of attack aircraft, air defense systems, reconnaissance and data collection on the conduct of hostilities.

Developed three basic models:

  • F-35A, a standard takeoff and landing (CTOL);
  • F-35B, short takeoff and landing (CA);
  • A-35Cs combat aircraft based Catobar (CF).
The plane was designed and built by Lockheed Martin, with the active participation of Northrop Grumman, Pratt & Whitney and BAE Systems.
The first flight took place in December 15 2006 years. The Ministry of Defence plans to acquire 2443 aircraft F-35 for the US Air Force, Marine Corps and Navy. The program re-designed US forces to 2037 years.

F-35 4F-35 3

F-35 on the JSF program was developed to replace the US military modelsF-16, A-10, F / A-18 and AV-8B tactical fighters.
The US Navy plans to buy 480 F-35Cs, US Marine Corps, a total of 80 units F-35Cs.

Features Lockheed Martin F-35 Lightning II:



Modification F-35A
Wingspan, m 10.70
Length, m 15.67
Height 4.33
Wing area, m2 42.70
Mass, kg  
empty aircraft 13300
normal takeoff 20100
maximum take-off 31800
Internal fuel, kg 8382
Engine's type 1 turbofans Pratt Whitney F135
Thrust, kN  
maximum 1 111 x
afterburner 1 178 + x
The maximum speed, km / h 2065 (M = 1.67)
Maximum cruising speed, km / h (M = 1.5)
Practical range, km 2200
Combat radius of action km 1100
Service ceiling, m 18288
Max. operation overload 9
Crew 1
Armament: 20-mm six-barreled gun (optional)
combat load - 5000 kg
In stealth mode - 2h 450-2 kg bombs and UR-air AIM-120C AMRAAMS. The congestion - 2h 900-kg bombs and SD in 4 2 compartments weapons.
In the normal mode is used 8 weapons hardpoints



Nhãn:

Hé lộ bí mật về chiếc máy bay nhanh nhất thế giới

Chiếc máy bay nhanh nhất thế giới - huyền thoại của ngành hàng không trong suốt những thập kỷ qua chính là phi cơ Lockheed SR-71 Blackbird. Lao vút trên bầu trời với vận tốc không tưởng 3530km/h, Lockheed SR-71 Blackbird là một chiếc máy bay đầy ấn tượng và sức hút.
Trở về năm 1976, một chiếc máy bay đã thống lĩnh những cuốn sách về các kỷ lục, trở thành huyền thoại vĩ đại của ngành hàng không với danh hiệu chiếc máy bay nhanh nhất thế giới. Nó có thể xuyên qua bầu trời với tốc độ chóng mặt 3530km/h. Đó chính là phi cơ huyền thoại Lockheed SR-71 Blackbird.
Trong quá trình bay trên bầu trời, các quy tắc chuyển hướng của chiếc máy bay đều được ghi chép lại cẩn thận. Bởi vì khi đang bay ở tốc độ siêu thanh, việc nhìn thấy hình ảnh của những ngọn núi, những con đường cao tốc hay địa điểm bên dưới là điều không tưởng. Thậm chí cả hệ thống phòng thủ không quân tốt nhất thời bấy giờ cũng vô vọng trong việc tìm bắt Lockheed SR-71 Blackbird.
Hé lộ bí mật về chiếc máy bay nhanh nhất thế giới
Với vận tốc siêu thanh 3530km/h, Lockheed SR-71 Blackbird xứng tầm là chiếc máy bay nhanh nhất thế giới. (Ảnh minh họa)
Thành công vĩ đại của ngành hàng này không thậm chí còn trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết bởi cho đến tận 38 năm sau đó, vẫn không có chiếc máy bay nào khác phá vỡ được kỷ lục này. Cũng kể từ đó đến nay, chưa có chiếc máy bay nào sánh ngang được với Lockheed SR-71 Blackbird.
Các phi công từng may mắn có cơ hội ngồi trên chiếc phi cơ huyền thoại này từ thập kỷ trước đã kể lại những trải nghiệm đáng kinh ngạc trong đời: "Ở độ cao 85.000 feet, cảm giác khi vận tốc đã chạm Mach 3 gần như là thần thánh". Đại tá không quân Mỹ Jim Wadkins cho biết: “Tôi thậm chí không được chuẩn bị gì nhiều trước khi ngồi trên một chiếc máy bay nhanh đến như vậy. Ngay cả giờ đây khi nhớ lại, tôi vẫn thấy hồi hộp, xúc động như vừa mới đây".
Hầu hết những chiếc máy bay thương mại thông thường chỉ bay ở độ cao khoảng 37.000 feet (11.000 mét) trong khi Lockheed SR-71 Blackbird bay ở độ cao gấp 2 lần rưỡi so với mức này. Vậy, điều gì đã khiến cho Lockheed SR-71 Blackbird nên đặc biệt đến vậy?
Gizmodo mới đây đã hé lộ một đoạn video hấp dẫn vén màn bí mật của chiếc máy bay nhanh nhất hành tinh. Đoạn video đã giải thích chi tiết quá trình động cơ đẩy máy bay từ vận tốc 0 lên đến Mach 3,2 mà không hề tốn công sức (tốc độ âm thanh là March 1).
Hé lộ bí mật về chiếc máy bay nhanh nhất thế giới
Không chỉ là chiếc máy bay nhanh nhất thế giới, Lockheed SR-71 Blackbird còn có một thiết kế đầy ấn tượng. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra đầu máy bay còn được thiết kế thêm phần mũi nhọn nhằm giải phóng áp lực của sóng siêu âm lên động cơ sao cho khi đang bay ở tốc độ siêu thanh, Lockheed SR-71 Blackbird có được các luồng khí tốt nhất. Không chỉ là chiếc máy bay nhanh nhất hành tinh, Lockheed SR-71 Blackbird còn là một chiếc máy bay với thiết kế đầy ấn tượng.
Chuyến bay cuối cùng của chiếc phi cơ huyền thoại là từ Los Angeles tới Washington DC vào năm 1990, đây cũng là nơi chiếc phi cơ được bảo vệ từ thời gian đó cho tới giờ, hiện nó đang nằm trong bộ sưu tập Smithsonian Air & Space. Chiếc máy bay huyền thoại chỉ mất vỏn vẹn 67 phút để bay đến bờ biển năm ấy. Ngày nay, một chiếc máy bay thương mại sẽ phải mất gần 5 giờ với một chuyến hành trình tương tự.
Cập nhật: 24/12/2014 Theo Vietq
 
http://khoahoc.tv/he-lo-bi-mat-ve-chiec-may-bay-nhanh-nhat-the-gioi-57710 

Nhãn:

Thủ thuật với Android Device Manager






Backup, Flash, Root và Unroot thiết bị Android với Android Device Manager


Android được biết đến với các hoạt động phát triển tùy chỉnh xung quanh nó. Có một cộng đồng rất lớn và đang tích cực góp phần vào sự phát triển của hệ điều hành này. Trên thực tế, khả năng tuỳ biến là một điều hấp dẫn nhất về hệ điều hành phổ biến này. Tính chất mã nguồn mở của nó cho phép các nhà phát triển và người sử dụng có thể có quyền truy cập root, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của nó, và sửa đổi theo ý mình.
Root và Flash là những hành động có thể gây lỗi trên thiết bị Android, đôi khi bạn nhận được một vòng lặp bootloop hay bị treo khi khởi động và bạn phải flash ROM stock của nó để đưa thiết bị của bạn về hoạt động bình thường được. Các công cụ như ADB (Android Debug Bridge) và Fastboot đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trên thiết bị của bạn. Nhưng đối với những người mới sử dụng hoặc những người bận rộn thì họ không có nhiều thời gian để thực hiện các thao tác sử dụng ADB và Fastboot.
unlockroot
Ở những bài viết trước, AloAndroid đã có hai bài viết về việc cài đặt ADB và Fastboot trên Windows, Mac và Linux:
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi với các câu lệnh của ADB và Fastboot và bạn đang tìm kiếm 1 công cụ đơn giản, dễ sử dụng hơn thì bạn không phải đi đâu xa và ngay ở bài viết này, AloAndroid sẽ giới thiệu tới bạn công cụ Android Device Manager. Công cụ này được phát triển bởi thành viên XDA Al- Mobarmge và nó có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau cho bạn một cách đơn giản mà không để lại nguy cơ lỗi trên thiết bị của bạn.

Các tính năng:

Dưới đây là một số những tính năng của Android Device Manager:
  • Cài đặt hoặc gỡ bỏ cài đặt các tập tin apk.
  • Sao lưu ứng dụng, hệ thống, thẻ SD card và phục hồi lại chúng.
  • Flash ZIPs, kernels, recovery và factory images.
  • Reboot Bootloader, Recovery or Download Mode.
  • Định dạng hoặc xóa phân vùng hệ thống, dữ liệu, bộ nhớ cache,recovery, kernel…
  • Thêm vào hoặc đẩy ra các tập tin trên thiết bị của bạn.
  • Root hoặc unroot thiết bị của bạn một cách dễ dàng.

Tải về và cài đặt Android Device Manager

  1. Tải về Android Device Manager: Android-Device-Manager-(ADM).zip – Link Dự Phòng
  2. Giải nén tập tin mà bạn tải về và chạy Android Device Manager.exe dưới quyền administrator.
  3. Kích hoạt USB Debugging trên điện thoại của bạn. Xem thêm: Hướng dẫn bật chế độ USB Debugging trên điện thoại Android
  4. Kết nối điện thoại tới máy tính thông qua cáp USB. Nếu bạn thấy nhắc nhở “Allow USB Debugging” thì hãy chọn OK.
  5. Bây giờ bạn có thể sử dụng Android Device Manager.
Tóm lại, Android Device Manager là một công cụ rất hữu ích nếu bạn muốn root, flash recovery, kernel, cập nhật ROM, unroot trên điện thoại Android của bạn. Bạn có thể xem thêm những hình ảnh màn hình dưới đây:

Nhãn:

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Chọn ống kính cho ảnh đường phố

Chọn ống kính cho ảnh đường phố Chọn ống kính cho ảnh đường phố
Google chỉ cần vài giây để tống cho tôi hàng tá hướng dẫn lựa chọn ống kính máy ảnh nhưng rốt cuộc tôi vẫn mất cả nửa năm trời để thử và đổi ống kính mới. Thậm chí ngay lúc này, sau 6 tháng cầm máy, tôi vẫn đang tính chuyện nâng cấp.
Đầu tiên, tôi muốn điểm lại những trải nghiệm của mình, với chú thích rằng tôi đang dùng máy Canon 40D và thường chụp ảnh đời sống – lao động, có nghĩa là tôi cần ống kính góc rộng nhiều hơn là ống kính tele.



Suy nghĩ, chọn và… lặp lại

Chiếc ống kính đầu tiên của tôi là chiếc 24-85/3.5-4.5 của Canon. Tôi hoàn toàn không có kỷ niệm vui vẻ nào với nó vì đơn giản là chiếc ống kính đó mắc lỗi lấy nét sai (back focus hoặc front focus, trong trường hợp của tôi thì là back focus).
Tôi vẫn chưa quên được cảm giác chán nản khi gửi trả chiếc 24-85 đó cũng như những ngày hồi hộp chờ đợi chiếc ống kính 28-70/2.8 của Tokina. Lần này, tôi thấy cực kỳ hài lòng. Độ nét của nó vượt xa chiếc ống kính Canon kia và quan trọng hơn, tôi thực sự mê thiết kế của Tokina: hơi nặng nhưng rất chắc chắn.
Tôi gắn bó với Tokina khoảng 3 tháng. Tôi thực sự gặp rắc rối lớn với cái được gọi là “hệ số cắt” (crop factor) và ảnh của tôi bị chê là “thiếu rộng”.
Kỷ niệm buồn nhất của tôi với chiếc ống kính thứ hai này đến trong một lần đi chụp lễ hội. Anh bạn tôi – với chiếc ống kính 17mm – đã có được cảnh một bà cụ khom lưng nhòm qua khe hở ở một đầu hàng rào và một chàng trai đang ngồi xổm trên hàng rào, ở đầu bên kia. Tôi cũng đứng ở đúng chỗ ấy, nhưng không làm sao “nhồi” gã trai kia cùng cái hàng rào đó vào trong một khung hình cùng với bà lão được.
Tôi biết mình đã để lỡ mất một hình ảnh đẹp. Sau đó, tôi mua chiếc ống kính thứ ba trong đời cầm máy của mình, chiếc 17-50/2.8 trứ danh của Tamron và dùng cho đến khi viết những dòng này.
Cũng cần nói thêm rằng người chơi ảnh ở Việt Nam dường như ai cũng có một chiếc ống kính 50mm; tôi không phải là ngoại lệ, chỉ khác là tôi dùng một chiếc ống kính không-tự-động (tức là phải chỉnh khẩu độ và lấy nét hoàn toàn thủ công) của Carl Zeiss.
Thay ống kính có cùng tiêu cự nhưng chất lượng tốt hơn thì thật là dễ, chỉ cần có đủ tiền là được. Thay ống kính có tiêu cự khác mới thật là vấn đề. Với tôi, đó là việc chán nhất trong nhiếp ảnh; đôi khi, nó làm tôi mất ăn mất ngủ. Rất nhiều bạn bè, người quen khác của tôi – và cả những người xa lạ mà tôi gặp trên các diễn đàn nhiếp ảnh – đã và đang lầm vào tình cảnh tương tự.
Tôi ước gì mình có thể đổ hết tội lỗi cho tính cẩu thả, lười tìm hiểu của mình. Nhưng thực tế là tôi đã ngấu nghiến hàng đống tài liệu, từ sách dạy nhiếp ảnh cho tới đánh giá kỹ thuật trên các diễn đàn từ lâu trước khi mua máy. Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm với các loại máy du lịch trước đó. Thế mà cuối cùng tôi vẫn cứ đau đầu với chuyện chọn ống kính.
Cần nhắc lại rằng tôi chủ yếu chụp ảnh đời sống – lao động. Đôi khi tôi có chụp chân dung nhưng không nhiều. Các hướng dẫn chọn ống kính bao giờ cũng khuyên là phải biết mình chụp thể loại nào nhưng tôi dù biết rất rõ thể loại mình sẽ chụp mà vẫn cứ phải thay đổi ống kính.
Mất rất nhiều thời gian tôi mới nhận ra rằng vấn đề không chỉ đơn giản là “góc rộng” hay “tele”. Có vô số câu hỏi cần được đặt ra. Nếu “rộng” thì “rộng” đến đâu? Tại sao lại có những tiêu cự như 24mm, 35mm, 50mm,…?
Tôi cũng nhận ra rằng mình thực sự đã quá coi thường lý thuyết cơ bản về nhiếp ảnh.

Bắt đầu từ lý thuyết

 
Hãy bắt đầu lại từ chiếc ống kính tiêu chuẩn. Ai cũng biết trên máy ảnh dùng phim 35mm hoặc máy ảnh số fullframe thì ống kính 50mm là ống kính tiêu chuẩn. Một số người biết rằng ống kính 50mm có góc nhìn và hình ảnh giống với mắt người. Rất, rất ít người hiểu sự giống nhau đó.
Trên máy phim 35mm thì một chiếc ống kính 50mm có góc nhìn khoảng 47 độ. Mắt người tất nhiên là có góc nhìn lớn hơn, kể cả khi ta nhìn chỉ bằng một mắt. Điều đáng nói là mắt người thậm chí có thể phát hiện chuyển động trong khoảng 180 độ (đặc biệt, những người tập võ lâu năm có khả năng phát hiện chuyển động cực tốt) nhưng lại không thể nhận biết được hình dạng của vật chuyển động.
Có nghĩa là thực ra, mắt người chỉ có thể nhìn rõ trong một góc hẹp hơn rất nhiều. Góc nhìn chung của cả hai mắt là khoảng 120 độ, của một mắt khoảng trên 60 độ. Với một mắt, ta chỉ nhìn rõ trong khoảng xấp xỉ 50 độ. Nếu nhìn bằng cả hai mắt thì rõ trong khoảng 84 độ.
Chính vì thế mà người ta qui định những ống kính cho góc nhìn vào khoảng 50 độ là ống kính tiêu chuẩn hoặc ống kính “thường” (normal) – ám chỉ hình ảnh thu được giống hình ảnh ta nhìn bằng mắt – và ống kính cho góc nhìn 84 độ được gọi là góc rộng tiêu chuẩn (typical wide).
Ống kính 35mm trên máy ảnh dùng phim 35mm cho góc nhìn khoảng 63 độ, gần bằng góc nhìn của một mắt; trong khi đó, một ống kính 13 hoặc 14mm sẽ cho góc nhìn khoảng 118 độ, gần với góc nhìn của hai mắt.
Khi hiểu được những điều này, tôi mới biết “rộng” đến mức nào là đủ.

24 hay 35? zoom hay prime?

Phóng viên ảnh phương Tây thường xuyên sử dụng ống kính 24mm, nhất là trong phóng sự ảnh. Họ muốn gửi cho độc giả những hình ảnh giống như họ nhìn thấy. Nhưng cũng có nhiều nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp lại thích ống kính 35mm.
Một anh bạn tôi, vốn say mê chụp ảnh đời sống và đang dùng một chiếc máy fullframe, lại cho rằng 24mm thì “rộng” quá. Phần lớn ảnh hiện nay của anh chụp bằng ống kính 35mm. Tôi thì hầu như chỉ chụp ở tiêu cự 17mm với chiếc ống kính zoom của mình (17mm trên hệ máy APS-C tương đương khoảng 28mm trên hệ fullframe).
Sự khác biệt này, theo tôi, xuất phát từ cảm nhận của mỗi người. Tôi và bạn tôi suy nghĩ khác nhau, cảm nhận khác nhau nên khi chụp ảnh, chúng tôi cũng sáng tạo ở những tiêu cự khác nhau.
Nhiều người thích ống kính 35mm còn vì hình ảnh ít bị biến dạng hơn ở 24mm. Ngoài ra, ống kính 24mm thường yếu thế khi so sánh về độ nét.
Chọn ống kính zoom hay prime đến đây đã trở thành một câu hỏi quá đơn giản. Sớm hay muộn bạn cũng sẽ nhận ra rằng mình thực sự quen với một tiêu cự nào đó và phát huy cao nhất tính sáng tạo của mình ở tiêu cự ấy. Ống kính prime lại thường có chất lượng quang học cao hơn so với ống kính zoom.
Tất cả những gì bạn cần cân nhắc là vấn đề tài chính vì một chiếc ống kính zoom rõ ràng là rẻ hơn hai chiếc ống kính prime cùng cấp.

Fullframe vs APS-C



Tất cả những người say mê ảnh đời sống đều cố gắng trang bị máy ảnh fullframe, bằng cách này hay cách khác, dù máy ảnh trang bị cảm biến Fullframe đắt hơn rất nhiều so với máy APS-C. Nguyên nhân không phải chất lượng ảnh hay tính chuyên nghiệp mà – thêm một lần nữa – là góc nhìn.
Dòng ống kính EF-S của Canon có thấu kính cuối cùng hơi nhô ra so với dòng EF nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đuôi ống kính với cảm biến. Thiết kế này, theo các kỹ sư Canon, sẽ tăng được góc nhìn cho ống kính và giảm giá thành sản xuất. Nhưng vấn đề là hoàn toàn chưa hề có một chiếc EF-S 35mm hay 50mm nào.
Đúng ra là tất cả các ống kính EF-S đều là ống kính zoom và, trừ chiếc 17-55/2.8 IS ra, tất cả đều có chất lượng quan học rất tệ (đứng đầu danh sách không-nên-mua là chiếc 17-85 IS).
Các hãng sản xuất thứ ba cũng có ống kính dành riêng cho hệ máy Crop (APS-C) nhưng trên thực tế, chưa từng có một chiếc ống kính 17mm cho APS-C nào tạo ra hình ảnh giống hệt ống kính 28mm trên máy fullframe.
Hình ảnh ở 17mm bị biến dạng rất nhiều so với 28mm, đó là điều không phải bàn cãi. Hơn nữa, muốn có được góc nhìn 84 độ trên hệ máy APS-C thì phải có một ống kính 15mm vốn rất hiếm và không hề rẻ (tệ hơn là hình ảnh sẽ biến dạng rất nhiều).
Chính vì thế mà sinh viên học về ảnh (nhất là trong các trường báo chí) phương Tây thường được khuyên dùng máy Fullframe và ống kính fix 24mm (góc nhìn tương đương mắt người) để có hình ảnh trung thực nhất. Người ta thường chỉ phải chấp nhận thực tế đáng buồn này nếu không đủ tiền mua máy Fulframe mà thôi.
Dĩ nhiên là một chiếc máy tốt mấy cũng không thay người chụp ảnh được. Nhưng rõ ràng là góc nhìn đúng và phương pháp tốt sẽ góp phần quan trọng vào chất lượng của mỗi bức ảnh.

Nguồn tin: akarivn.wordpress.com 
 

Nhãn:

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Mù Cang Chải quyến rũ mùa nước đổ

Khi những cơn mưa rào đầu tiên của mùa hạ sầm sập đổ và nắng chưa kịp gay gắt là lúc những thửa ruộng bậc thang lấp lánh trong sắc màu tuyệt đẹp.
Người dân tộc vùng cao Yên Bái làm ruộng trên những sườn núi cao. Qua xuân, người ta phải chờ đến khi trời mưa xuống, khi những thửa ruộng bậc thang ngập nước ( gọi là mùa nước đổ), mới bắt tay vào cấy vụ lúa duy nhất trong năm. Người Thái lập bản dưới vùng thấp, trồng nếp nương trong thung lũng Tú Lệ. Còn người Mông giỏi trèo đèo vượt núi, họ đã biến những sườn núi non hiểm trở thành những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của người Dao, người Mông, người Hà Nhì, người Giáy, người Tày, người Xa Phó, người Nùng, người Pa Dí… đời này nối tiếp đời kia kiến tạo nên những kiệt tác.
28506-1496439934887-4631721-n.jpg
Những thửa ruộng loang loáng nước dưới ánh nắng mặt trời. Ảnh: Vũ Long.
Đường lên xứ Mù duy nhất một con đường quốc lộ 32. Từ Hà Nội vượt qua đèo Khế để sang đất Yên Bái rồi từ đó, cứ theo con đường này qua Nghĩa Lộ mà thẳng đến với Mù Cang Chải. Trước khi đến với những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn, hãy dừng chân lại với Tú Lệ, thưởng thức xôi nếp nương với gà đồi thơm phức, trước khi vượt con đèo Khau Phạ ngoằn nghoèo gần 20 km để đến với xứ Mù.
Sáng khi sương sớm còn bảng lảng trong vùng thung, người Mông đã đeo gùi, vác cuốc, dắt trâu, chở theo những gùi thóc giống lên nương. Khi ánh mặt trời đầu tiên le lói tỏa sáng, những đôi chân trần đã theo sau lưng trâu đi cày. Mặt nước lóng lánh phản chiếu màu trời xanh thẳm, những thửa ruộng nâu sẫm, bóng vợ chồng cô gái Mông mặc áo hoa đung đưa, chồng trước, vợ sau lưng trâu, tầng tầng dốc những thửa ruộng được vuốt nước lóng lánh. Một chiếc lán đơn sơ được dựng bên thửa ruộng khô. Trong lán, để dăm ba thứ lặt vặt, bình nước đã vơi, bữa cơm đạm bạc gói trong lá chuối và một cậu bé mới vài tháng tuổi đang say ngủ.
Ruộng bậc thang tại ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình huyện Mù Căng Chải, Yên Bái được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia vào ngày 18/10/2007, một danh thắng có lẽ là đặc biệt và độc đáo vào bậc nhất của Việt Nam. Trong vòng bán kính trải rộng 20 km, các thửa ruộng được xếp đặt giữa hai bên lưng chừng núi, thấp dần xuống tận dòng sông biếc xanh phía dưới.
28506-1496440134892-5958049-n.jpg
Đắp bờ, vuốt lại các tầng bậc thang. Ảnh: Vũ Long.
Vùng đất này đẹp nhất trong năm vào hai dịp vào dịp tháng 5 - 6, khi những thửa ruộng vào mùa đổ nước và tháng 9 - 10 khi một màu vàng trải dài khắp các thửa ruộng màu mỡ. Đây cũng là hai thời điểm Yên Bái, Sapa và Y Tí – Bát Xát trên mảnh đất Tây Bắc đón đông đảo lữ khách tham quan ghé thăm và cả những nhiếp ảnh gia say mê săn cho được những tấm ảnh đẹp.
Ngày mùa rộn rã, những cô gái váy áo xúng xính xuống đồng, mừng vui cho một mùa cầy cấy mới. Từ khắp các bản làng xa xôi, nhà nhà đều đổ xuống đồng. Mỗi người một tay, đắp đập, ke bờ, rẫy cỏ dại, cầy xới những mảnh đất màu mỡ, sửa sang lại hệ thống tưới tiêu, rộn rã tiếng nói tiếng cười, tiếng í ới gọi nhau, tiếng lũ trẻ hò reo, nô nức xuống đồng, cấy lúa.
Màu của nước, của trời xanh, của đất đỏ óng ánh dưới nắng mặt trời rực rỡ. Mùa nước đổ mang một vẻ đẹp riêng. Có nước, những người Mông chăm chỉ sửa lại những tầng ruộng bậc thang, vuốt lại những đường nứt, thông các đường nước xuống từng bậc ruông, để rồi vài tháng tới, khi mùa thu sang, khắp những thửa ruộng này lại tuyệt đẹp một màu vàng óng ả.
28506-1496439894886-7987649-n_1393389221
Mùa lúa mới. Ảnh: Vũ Long.
Lam Linh

Nhãn: , ,

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Cách chọn filter cho ống kính máy ảnh

Cách chọn filter cho ống kính máy ảnh Cách chọn filter cho ống kính máy ảnh
Sau khi đã có trong tay một chiếc máy ảnh DSLR và một số ống kính, đây là lúc bạn cần nghĩ đến việc mua một số kính lọc cần thiết cho việc chụp ảnh. Vậy kính lọc là gì? Có những loại kính lọc nào và chọn mua ra sao, bài viết này sẽ giúp bạn thực hiện điều đó dễ dàng hơn.

Kính lọc là gì?

Kính lọc (Filter) là một hoặc nhiều thấu kính, thường được lắp đặt phía trước ống kính của chúng ta nhằm bảo vệ ống kính hoặc tăng chất lượng ảnh. Một số lớp tráng (coating) sẽ được thêm vào bên trên các tấm kính đó tùy theo loại kính lọc và mục đích sử dụng của nó. Các lớp tráng này còn có công dụng chống trầy cho kính lọc.
Trên viền kim loại của kính lọc có ghi một số thông tin về nhà sản xuất, kích thước, loại kính lọc để người sử dụng biết và lựa chọn cho thích hợp với mục đích sử dụng của mình. Viền này có thể làm bằng nhôm hoặc đồng thau và chịu lực tốt, giúp bảo vệ cho kính lọc khi có va chạm. Màu đen thường thấy trên các viền kim loại là để hạn chế việc phản xạ ánh sáng và giảm quang sai.

Một số lưu ý khi chọn mua kính lọc

Thông thường, có hai cách để gắn kính lọc vào ống kính: dùng rãnh xoắn ốc hoặc chỉ đơn giản là gắn vào phía trước. Loại gắn phía trước có độ linh hoạt cao hơn và thích hợp với nhiều đường kính của ống, tuy nhiên việc giữ nó trước ống kính sẽ vất vả hơn, đôi khi bạn phải một tay cầm máy chụp, một tay giữ kính lọc nữa. Trong khi đó, kính lọc dạng gắn theo rãnh xoắn vào ống kính sẽ chắc chắn hơn, đồng thời cũng tạo nên một lớp bảo vệ cho ống kính.
[IMG]
Kính lọc dạng gắn, có thể thay thế được của hãng Lee
Kính lọc dạng rãnh xoắn có thể tìm được rất nhiều tại các cửa hàng bán dụng cụ ảnh, và hãy xem kĩ đường kính ống kính của mình và chọn loại kính lọc có đường kính tương ứng thì bạn mới có thể gắn nó vào. Để biết kích thước ống, bạn hãy nhìn mặt trước hoặc bên hông của ống kính. Đơn vị đo của đường kính là milimét (mm) và thường trải dài từ 46mm đến 82mm.
[IMG]
Xem kính thước ống kính trước khi đi sắm kính lọc
Một số vòng đổi kích thước (adapter ring) cũng xuất hiện trên thị trường nếu bạn cần gắn một kính lọc lớn hơn hay nhỏ hơn đường kính của ống. Nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng vòng đổi từ kích thước lớn sang nhỏ vì ảnh có thể bị viền đen do kính lọc đã chắn đường đi của ánh sáng.
[IMG]
Vòng đổi từ kính lọc 58mm sang 77mm
Độ dày của kính lọc cũng quan trọng, đặc biệt khi chúng ta dùng với ống góc rộng. Có một số loại kính lọc siêu mỏng được thiết kế để hạn chế tối đa hiện tượng viền đen, nhưng chúng thường khá đắt tiền và thường không cho phép gắn thêm kính lọc khác vào bên trên, thậm chí cả nắp ống kính cũng không thể dùng được.

Có những loại kính lọc nào?

[IMG]

Kính phân cực tuyến tính/vòng (LINEAR & CIRCULAR POLARIZING)

Kính lọc phân cực (thường được giới chơi máy ảnh gọi là “polarizers” hay “polarizing filter”) có lẽ là kính lọc quan trọng nhất cho việc chụp ảnh phong cảnh. Loại kính lọc này giảm cường độ ánh sáng chiếu vào cảm biến, tương tự như kính mắt polarize mà ta thường thấy bán ở ngoài cửa tiệm. Với kính lọc phân cực, trời sẽ trở nên xanh đậm hơn, độ tương phản giữa trời và mặt đất sẽ giảm đi, đồng thời loại bỏ hiện tượng loá và ảnh phản chiếu dưới nước, trong các tấm kính. Dưới đây là ví dụ của cùng một bức ảnh được chụp có kính lọc phân cực (bên trái) và không có kính lọc phân cực (bên phải).
[IMG] [IMG]
Bạn có thể thấy rằng với kính lọc phân cực, bầu trời trở nên xanh đậm hơn, màu sắc của những tảng đá nằm góc dưới cũng đậm hơn, chân thực hơn. Hiệu ứng do kính lọc mang lại có thể thay đổi khác nhau nếu bạn xoay nhẹ kính lọc ở các góc khác nhau. Bạn có thể nhìn trực tiếp vào ống ngắm hay màn hình LCD đã nhận thấy sự thay đổi đó. Ngoài ra, hiệu ứng còn tăng hay giảm phụ thuộc vào vị trí của máy ảnh và vị trí của mặt trời. Hiệu ứng mạnh mẽ nhất khi máy ảnh được được đặt vuông góc với hướng ánh sáng tới của mặt trời. Điều này có nghĩa là nếu mặt trời ở đỉnh đầu của chúng ta thì hiệu ứng sẽ đạt cực đại nếu ta chụp một đối tượng nào đó theo phương ngang.
[IMG]
Ảnh bên dưới có dùng kính lọc phân cực, giúp giảm đi hiện tượng lóe do ánh nắng mặt trời và ta có thể thấy rõ hơn chi tiết bên trong của chiếc xe
Tuy nhiên, kính lọc phân cực cần phải được dùng cẩn thận vì chúng có thể tạo hiệu ứng không đẹp cho bức ảnh. Vì giảm độ sáng vào cảm biến (khoảng 2 đến 3 stops, tức 1/4 hoặc 1/8 cường độ sáng) nên cần tinh chỉnh lại các thông số về khẩu, tốc và ISO cho thích hợp. Trong một số trường hợp cụ thể, bức ảnh sẽ không thể chụp được với kính lọc phân cực. Bên cạnh đó, khi dùng kính lọc phân cực với ống kính góc rộng có thể làm bầu trời không thực lắm do có một số điểm đen quá nhiều.
Có hai loại kính lọc phân cực là loại tuyến tính (Linear) và loại vòng (Circular – CPL). Loại kính lọc phân cực vòng được thiết kế để hệ thống tự động lấy nét của máy ảnh vẫn có thể hoạt động được. Loại tuyến tính có giá thành rẻ hơn nhiều, tuy nhiên máy ảnh có hệ thống đo sáng TTL (Through-The-Lens) và lấy nét tự động sẽ không hoạt động được, đồng nghĩa với hầu hết máy DSLR hiện nay sẽ trở nên vô dụng. Khi đó, người dùng buộc phải tự lấy nét và đo sáng bằng tay.
[IMG]
Một bức ảnh chụp bằng kính lọc CPL

Kính lọc mật độ sáng tự nhiên (NEUTRAL DENSITY)

[IMG]
Kính lọc Neutral density (ND) chủ yếu làm giảm cường độ sáng đến cảm biến của máy ảnh, hữu dụng khi ta cần chụp ảnh có thời gian phơi sáng dài dưới nguồn ánh sạng mạnh. Những hoàn cảnh mà ta có thể dùng loại kính lọc này đó là:
  • Chụp chuyển động mượt mà của thác nước, dòng sông, biển,…
  • Tạo trường lấy nét (Depth of Field – DOF) sâu hơn dưới cường độ sáng rất mạnh.
  • Giảm việc mờ ảnh do ta có thể sử dụng khẩu độ nhỏ hơn nhiều.
  • Khiến cho những đối tượng đang chuyển động dễ nhìn hơn, không bị mờ.
  • Làm cho bánh xe, bóng người,… mờ mờ theo hiệu ứng chuyển động.
[IMG]
Cần dùng kính lọc ND để giảm cường độ sáng và tăng thời gian phơi sáng để ghi lại chuyển động của nước
Kính lọc ND chỉ nên dùng khi thật cần thiết bởi vì cường độ ánh sáng bị giảm đi rất nhiều, nhiều hơn so với kính lọc phân cực. Nếu muốn chụp ảnh chuyển động (cần có tốc độ nhanh), ảnh cần có trường lấy nét mỏng (khẩu độ lớn) thì không thích hợp. Một số biến dạng về màu sắc rất có thể sẽ xảy ra khi chùng ta dùng kính lọc ND.
Khi chọn mua kính lọc ND, chúng ta cần tham khảo qua độ giảm sáng của chúng. Những nhà sản xuất khác nhau nhau có những kí hiệu khác nhau, mời bạn tham khảo bảng sau:
[IMG]
Bảng bên trên là thông số về độ giảm sáng mà chúng ta thường dùng nhất. Vẫn có một số kính lọc ND có độ giảm lớn hơn nữa nếu bạn quan tâm. Hầu hết những người chụp ảnh sẽ đem theo một hoặc hai kính lọc ND khác nhau khi đi tác nghiệp.

Kính lọc độ sáng theo vùng (GRADUATED NEUTRAL DENSITY)

Kính lọc GND cũng có tính năng làm giảm lượng ánh sáng khi chụp ảnh, nhưng khác với kính lọc ND, GND chỉ giảm sáng ở một phần nào đó chứ không phải là toàn bộ bức ảnh. Những cảnh có thể chụp được khi sử dụng kính GND là khi có ánh sáng phân bố đơn giản theo một dạng hình học nào đó. Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy được sự chuyển màu từ sáng sang tối dần theo chiều dọc.
[IMG]
Một kính lọc GND
Thông thường, người dùng máy ảnh số thường để độ phơi sáng khác nhau cho cùng một bức ảnh, sau đó ghép lại bằng Photoshop để có thể bảo toàn chi tiết trong tất cả những vùng từ sáng đến tối, giống như kĩ thuật tạo ảnh HDR. GND cung cấp tính năng hệt như vậy nhưng không cần tới bất kì phần mềm nào. Kính lọc GND không thích hợp để chụp các chuyển động nhanh hay ánh sáng thay đổi liên tục.
Kính lọc GND có hai “cấu hình” mà ta cần quan tâm khi chọn mua. Cách quan quan trọng nhất là xem việc chuyển đổi từ vùng tối sang vùng sáng nhanh như thế nào, thường được gọi bằng thuật ngữ “Soft Edge” hay “Hard Egde”. Kính lọc dạng “Soft Edge” cung cấp sự chuyển đổi từ sáng sang tối một cách từ từ, trong khi đó bạn có thể thấy được sự chuyển đổi rạch ròi giữa nền sáng và tối của kính lọc dạng “Hard Edge”. Loại kính lọc “Radial Blend” lại cho kết quả tối dần từ ngoài vào trong bức ảnh theo mức độ chuyển gradient. Sử dụng Soft Edge tương đối dễ dàng hơn do việc chuyển đổi sáng/tối nhẹ nhàng, do đó những sơ suất trong quá trình tìm đặt vị trí có thể bỏ qua. Với kính lọc Hard Edge, bạn cần phải quan sát và chọn vị trí một cách chính xác, nếu không vách ngăn sáng tối quá rõ ràng có thể làm hỏng bức hình của chúng ta. Ngoài ra, khi sử dụng kính lọc GND, chúng ta còn phải xem tốc độ thay đổi ánh sáng của đối tượng để có những điều chỉnh phù hợp với vị trí của phần sáng/tối trên kính lọc.
[IMG]
Khi chọn mua kính lọc GND, bạn sẽ thấy được hình vẽ minh họa về mức độ chuyển màu của từng loại kính trên trang chủ của nhà sản xuất do không có một chuẩn chung về việc chuyển sáng/tối. Khi trực tiếp ra tiệm, bạn có thể cầm kính lọc lên và soi dưới ánh đèn để xem đó có phải là loại kính lọc mà ta cần tìm hay không.
Yếu tố thứ hai mà bạn cần để tâm đó là mức độ khác biệt về lượng ánh sáng đi qua giữa hai phần sáng/tối của kính lọc. Sự khác biệt này cũng được diễn tả bằng những thông số về độ giảm f-stop (khẩu độ) hay dạng phân số tương tự như kính lọc ND. Ví dụ, một kính lọc “0.6 ND grad” sẽ giảm độ sáng đi 2 khẩu (1/4 lượng ánh sáng) đi vào phần tối so với phần sáng. Hầu hết các ảnh phong cảnh nên có độ giảm từ 1-3 khẩu là vừa.

Kính lọc UV/Sương mù

[IMG]
Một kính lọc UV siêu mỏng gắn trên một ống kính Canon
Ngày nay, kính lọc UV thường được dùng để bảo về những thành phần thấu kính ở mặt trước của ống kính bởi vì kính lọc dạng này có độ giảm sáng không đáng kể, ảnh trong trẻo và không tạo nên hiệu ứng đặc biệt nào. Đối với máy phim, kính lọc UV giúp giảm mờ do sương mù và tăng độ tương phản do giảm lượng tia cực tím chiếu vào phim. Với máy ảnh số, cảm biến không quá nhạy với tia cực tím nên tính năng UV hầu như không cần thiết.
Những kính lọc nhiều lớp (multicoating) sẽ giúp hạn chế hiện tượng lóe do nguồn sáng mạnh cũng như hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi chất lượng ảnh. Việc thay thế một kính lọc bị trầy xước sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với một ống kính đắt tiền bị trầy, do đó người ta thường mua kèm một kính lọc UV ngay sau khi sắm một ống kính cho mình. Với những ống rẻ tiền hơn, việc quyết định có mua kính lọc UV hay không thì tùy thuộc vào ý kiến cá nhân mà thôi, không quan trọng lắm. Nhờ việc bảo vệ tốt hơn nên nếu bạn muốn bán lại ống kính của mình thì sẽ được giá cao hơn. Anh [MENTION=408]binhpt[/MENTION] đã có một bài dịch về cách sử dụng kính lọc UV rất chi tiết, 

Kính lọc màu ấm/lạnh

[IMG]
Kính lọc dạng này sẽ thay đổi cân bằng trắng của ánh sáng đến với cảm biến của máy ảnh. Bạn có thể dùng kính lọc màu để cho ra màu sắc chính xác hơn của một đối tượng, thêm một chút ấm áp cho ảnh phong cảnh của một ngày có mây, tô đậm vẻ đẹp cho cảnh đèn ban đêm,…
Ví dụ, ánh sáng được lấy từ đèn cao áp bên đường. Với nguồn sáng dạng này, các máy ảnh hay trình chỉnh sửa ảnh thường khó có thể cho ra màu chính xác, do đó việc dùng một kính lọc màu lạnh có thể phục hồi lại màu sắc nguyên vẹn của phong cảnh. Những kính lọc dạng này thật ra cũng không quá cần thiết bởi người dùng có thể chụp ảnh RAW và chỉnh lại sau đó. Nếu có ý định chụp dưới nguồn sáng lạ, chụp ảnh dưới nước hay giảm nhiễu do màu sắc thì chúng ta mới nên dùng loại kính lọc màu.
Ngoài ra, kính lọc màu còn có thể được dùng với chức năng tương tự như kính lọc GND khi có thể chỉ áp dụng màu cho một vùng trên ảnh, vùng còn lại để ánh sáng tự nhiên. Những kính lọc màu dạng này có thể thay thế được màu sắc và thường có giá khá cao.

Kính lọc tạo hiệu ứng sao

[IMG]
Khi xem TV, bạn có thường thấy những cảnh quay sân khấu, ánh đèn hay ánh nến thường có nhiều vệt lóe rất dài, hướng ra nhiều phía? Đó chính là do kính lọc sao đấy. Kính lọc sao sẽ giúp tạo hiệu ứng lung linh cho bức ảnh mà không đòi hỏi người chụp phải khép khẩu độ quá nhỏ. Một số kính lọc sao còn có thể xoay được để chúng ta tự điều chỉnh hướng lóe cho tia sáng.

Kính lọc macro/close-up

Nếu không có trong tay một ống kính chụp macro chuyên dụng, chúng ta vẫn có thể dùng một kính lọc với chức năng tương tự: phóng đại ảnh. Tất nhiên, kính lọc macro/close-up không thể cho chất lượng tốt như một ống kính macro, nhưng các này tương đối hữu dụng khi bạn không muốn chi tiền mua một ống kính mới hoặc ống kính hiện tại cho chất lượng ảnh rất tốt. Kính lọc macro/close-up được phân biệt bởi độ diop, trải dài từ +1 cho đến +10. Chỉ số diop càng cao thì độ phóng đại của vật thể càng lớn. Những kính lọc dạng này thường có mặt kính hơi cong một chút. Người dùng có thể tìm được những kính lọc macro/close-up bán theo bộ gồm có 3, 5 hay 7 kính lọc có độ diop khác nhau để tiện thay thế khi sử dụng.
[IMG]
Sự thay đổi hình ảnh tương đương với độ diop của kính lọc close-up

Những vấn đề với kính lọc

[IMG]
Kính lọc chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết bởi vì đó thật chất là một mảnh kính gắn thêm vào ống kính của chúng ta, do đó ít nhiều làm giảm đi chất lượng ảnh, chẳng hạn như làm xuất hiện độ sai màu, giảm độ tương phản một phần hay toàn bộ bức ảnh, hiện tượng bóng ma (do kính lọc bị bẩn) hay chói do sự phản chiếu bên trong hệ thấu kính của kính lọc. Hiện tượng viền đen cũng có thể xuất hiện nếu kính lọc chắn đường đi của ánh sáng vào ống kính. Trong trường hợp cụ thể thì đó là khi ta gắn một kính lọc phân cực bên trên một kính UV trong khi dùng ống góc rộng. Càng gắn nhiều kính lọc lên ống kính thì càng có nhiều hiệu ứng xảy ra, và chắc chắn chất lượng giảm theo tỉ lệ thuận.
Tác giả bài viết:
Nguồn tin: tinhte 

Nhãn: