TPP: Không thể ra khơi với cánh buồm rách
05/02/2016
Vào thời điểm này cách đây 9 năm trước, nhiều người Việt, trong đó có
tôi, hết sức hào hứng với thông tin Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO).
Cùng với việc bình thường hoá quan hệ thương mại với Mỹ (PNTR) hai năm trước đó, tâm lý chung của người dân là Việt Nam sắp trở thành một “con rồng châu Á”, đuổi kịp các nước trong khu vực rồi tiệm cận các nước Bắc Á trong thời gian không xa. Mọi chuyện, tất nhiên, xảy ra không như ý muốn sau đó với lạm phát phi mã, khủng hoảng kinh tế, và những scandal vỡ nợ của nhiều doanh nhiệp nhà nước.
Nhưng điều đáng để chờ đợi hơn từ TPP có lẽ không nằm ở buôn bán.
Trong 30 chương của TPP, chỉ có 9 chương là trực tiếp liên quan đến
thương mại, còn lại chủ yếu điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thể chế
như doanh nghiệp nhà nước, chống tham nhũng, cải cách hành chính và thậm
chí là việc mua sắm của các chính phủ. Chính vì vậy, tôi cho rằng TPP,
với những ràng buộc rất chặt chẽ, sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn nhiều so
với WTO.
Như vậy, dù muốn hay không, khi tham gia hiệp định thương mại có tham vọng “viết lại luật chơi toàn cầu”, cải cách thể chế chắc chắn sẽ phải được đẩy nhanh ở Việt Nam, chứ không thể bước được bước không như chúng ta vẫn làm trong 10 năm gần đây. Với sự tiến bộ của nền kinh tế và xã hội nói chung, đây chính là ngoại ứng tích cực mà TPP sẽ mang lại.
Do đó, theo tôi, điều cần làm nhất của Việt Nam trong ngắn và trung
hạn là đẩy mạnh cải cách thế chế theo những chủ đề yêu cầu của TPP trong
giai đoạn hiệp định này chưa có hiệu lực thực thi, tức trong vòng 2 năm
tới. Để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chơi này, có bốn nút thắt cần phải
ưu tiên “gỡ rối”: cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp quyền,
và tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Về cải cách hành chính, Việt Nam đang ở trong giai đoạn 3 (2011-2020) của quá trình được bắt đầu từ Đại hội Đảng lần VI (1986). Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhất định, quá trình cải cách này đang bị chững lại trong vài năm trở lại đây.
Theo đánh giá của Bộ Nội vụ qua chỉ số PAR Index, tiến độ cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước còn chậm. Giá trị trung bình PAR INDEX 2014 của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt 76,99%, thấp hơn so với năm 2013 (77,25%).
Về xây dựng bộ máy pháp quyền, liên quan đến vấn đề minh bạch thông tin và chống tham nhũng trong Chương 26 của TPP, Việt Nam cũng chưa cải thiện được nhiều. Xét về khung pháp lý, Luật Tiếp cận Thông tin, công cụ rất hiệu quả ở nhiều quốc gia để chống tham nhũng, chưa được thông qua. Điều này dẫn đến tình trạng việc công khai, minh bạch hoá thông tin, và trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền vẫn là những điều xa lạ với người Việt.
Theo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) do UNDP thiết lập, trung bình chỉ có 8 trong số 100 người biết đến, đã đọc và tin tưởng các thông báo công khai về ngân sách ở địa phương mình. Khoảng 12% người được khảo sát cho biết họ phải hối lộ để được phục vụ ở bệnh viện, và 30% những người có con đang học tiểu học nói rằng họ phải hối lộ.
Ngoài ra, World Bank cho rằng Việt Nam có mức độ tôn trọng và thực thi pháp quyền rất thấp so với các quốc gia khác trong khu vực (xem biểu đồ dưới). Trong giai đoạn 1996-2015, tiến bộ về thực thi pháp quyền của Việt Nam tiến bộ không đáng kể và ở dưới ngưỡng trung bình (44/100 điểm trong năm 2014).
Cải cách doanh nghiệp nhà nước là một “hòn đá tảng” khác với Việt
Nam. DNNN dù chỉ chiếm hơn 1% số lượng, nhưng vẫn nắm đến 51,3% nguồn
vốn xã hội. Tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước bằng khoảng 80% GDP,
cao hơn rất nhiều so với mức của các quốc gia OECD và hầu hết các nền
kinh tế mới nổi (thường ở dưới 15%). Đáng lo ngại hơn, tiến trình cổ
phần hoá DNNN (nhìn biểu đồ dưới) có vẻ như đang chững lại.
Việc văn kiện Đại hội Đảng XII vừa qua tiếp tục ưu tiên cải cách DNNN, phân tách rõ ràng DNNN vì mục đích công cộng và kinh doanh, là một nhân tố chính trị thuận lợi để quá trình cổ phần hoá và sắp xếp lại các doanh nghiệp được thực hiện nhanh hơn. Tuy nhiên, điều khó là số DNNN còn lại cần cổ phần hoá là những “miếng xương khó nhằn”, hoặc là những doanh nghiệp lớn, tạo ra nhiều lợi nhuận như MobiFone, Vietnam Airlines, hoặc là những doanh nghiệp đang chìm trong nợ và tự tái cơ cấu như Vinalines.
9 năm sau bước “hội nhập 1.0” với WTO, chúng ta lại đang đối diện với ngưỡng cửa hội nhập 2.0 khi gia nhập TPP. Biển lớn hơn, sóng gió nhiều hơn, nhưng những khuyết tật trên cơ thể thì chưa chữa lành được bao nhiêu, sẽ khó để hy vọng TPP là thần dược, tự động đưa Việt Nam lên “tầm cao mới” như nhiều người mong đợi. Mọi việc dù sao vẫn đều phụ thuộc vào chính mình: "Không ai ra biển với cánh buồm rách mà hy vọng sẽ đi được xa và thu hoạch được nhiều cá".
Cùng với việc bình thường hoá quan hệ thương mại với Mỹ (PNTR) hai năm trước đó, tâm lý chung của người dân là Việt Nam sắp trở thành một “con rồng châu Á”, đuổi kịp các nước trong khu vực rồi tiệm cận các nước Bắc Á trong thời gian không xa. Mọi chuyện, tất nhiên, xảy ra không như ý muốn sau đó với lạm phát phi mã, khủng hoảng kinh tế, và những scandal vỡ nợ của nhiều doanh nhiệp nhà nước.
Cơ hội đổi đời hiếm có
Mùa xuân năm nay, chúng ta lại đón nhận một tin vui về hội nhập, khi Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cũng giống như WTO, TPP rõ ràng là cơ hội “đổi đời” hiếm có. Các nước tham gia TPP chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu và 23% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, chưa kể đến hàng loạt các thị trường tiềm năng khác mà hàng hoá nước ta có thể tiếp cận mà hầu như không gặp bất kỳ rào cản nào.
TPP sẽ không phải là thần dược, tự động đưa Việt Nam ra
tầm cao mới như mong đợi, song cũng là cơ hội hiếm có để chúng ta bơi ra
biển lớn. Ảnh minh họa: Ngọc Trinh. |
Sẽ khó để hy vọng TPP là thần dược, tự động đưa Việt Nam lên “tầm cao mới” như nhiều người mong đợi.
Mọi việc dù sao vẫn đều phụ thuộc vào chính mình: "Không ai ra ra biển với cánh buồm rách mà hy vọng sẽ đi được xa và thu hoạch được nhiều cá".
Thêm vào đó, nếu như cải cách thể chế chỉ là một yêu cầu gần như tự
nguyện trong WTO, thì với TPP đó là điều kiện bắt buộc cho các bên ký
kết. Mọi việc dù sao vẫn đều phụ thuộc vào chính mình: "Không ai ra ra biển với cánh buồm rách mà hy vọng sẽ đi được xa và thu hoạch được nhiều cá".
Như vậy, dù muốn hay không, khi tham gia hiệp định thương mại có tham vọng “viết lại luật chơi toàn cầu”, cải cách thể chế chắc chắn sẽ phải được đẩy nhanh ở Việt Nam, chứ không thể bước được bước không như chúng ta vẫn làm trong 10 năm gần đây. Với sự tiến bộ của nền kinh tế và xã hội nói chung, đây chính là ngoại ứng tích cực mà TPP sẽ mang lại.
Những nút thắt thể chế
Tất nhiên, nếu chỉ chờ những quy định của TPP buộc chúng ta phải thay đổi, Việt Nam sẽ chịu thiệt do mất đi tính chủ động của người đi trước, cũng như chậm chân hơn trong việc tương thích với hệ thống chung của cả khối.
Mức độ tôn trọng và thực thi pháp quyền ở một số nước Châu Á. Nguồn: World Bank 2014 . |
Về cải cách hành chính, Việt Nam đang ở trong giai đoạn 3 (2011-2020) của quá trình được bắt đầu từ Đại hội Đảng lần VI (1986). Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhất định, quá trình cải cách này đang bị chững lại trong vài năm trở lại đây.
Theo đánh giá của Bộ Nội vụ qua chỉ số PAR Index, tiến độ cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước còn chậm. Giá trị trung bình PAR INDEX 2014 của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt 76,99%, thấp hơn so với năm 2013 (77,25%).
Về xây dựng bộ máy pháp quyền, liên quan đến vấn đề minh bạch thông tin và chống tham nhũng trong Chương 26 của TPP, Việt Nam cũng chưa cải thiện được nhiều. Xét về khung pháp lý, Luật Tiếp cận Thông tin, công cụ rất hiệu quả ở nhiều quốc gia để chống tham nhũng, chưa được thông qua. Điều này dẫn đến tình trạng việc công khai, minh bạch hoá thông tin, và trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền vẫn là những điều xa lạ với người Việt.
Theo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) do UNDP thiết lập, trung bình chỉ có 8 trong số 100 người biết đến, đã đọc và tin tưởng các thông báo công khai về ngân sách ở địa phương mình. Khoảng 12% người được khảo sát cho biết họ phải hối lộ để được phục vụ ở bệnh viện, và 30% những người có con đang học tiểu học nói rằng họ phải hối lộ.
Ngoài ra, World Bank cho rằng Việt Nam có mức độ tôn trọng và thực thi pháp quyền rất thấp so với các quốc gia khác trong khu vực (xem biểu đồ dưới). Trong giai đoạn 1996-2015, tiến bộ về thực thi pháp quyền của Việt Nam tiến bộ không đáng kể và ở dưới ngưỡng trung bình (44/100 điểm trong năm 2014).
Số lượng DNNN cổ phần hoá qua các năm, 1992-2015. |
Việc văn kiện Đại hội Đảng XII vừa qua tiếp tục ưu tiên cải cách DNNN, phân tách rõ ràng DNNN vì mục đích công cộng và kinh doanh, là một nhân tố chính trị thuận lợi để quá trình cổ phần hoá và sắp xếp lại các doanh nghiệp được thực hiện nhanh hơn. Tuy nhiên, điều khó là số DNNN còn lại cần cổ phần hoá là những “miếng xương khó nhằn”, hoặc là những doanh nghiệp lớn, tạo ra nhiều lợi nhuận như MobiFone, Vietnam Airlines, hoặc là những doanh nghiệp đang chìm trong nợ và tự tái cơ cấu như Vinalines.
9 năm sau bước “hội nhập 1.0” với WTO, chúng ta lại đang đối diện với ngưỡng cửa hội nhập 2.0 khi gia nhập TPP. Biển lớn hơn, sóng gió nhiều hơn, nhưng những khuyết tật trên cơ thể thì chưa chữa lành được bao nhiêu, sẽ khó để hy vọng TPP là thần dược, tự động đưa Việt Nam lên “tầm cao mới” như nhiều người mong đợi. Mọi việc dù sao vẫn đều phụ thuộc vào chính mình: "Không ai ra biển với cánh buồm rách mà hy vọng sẽ đi được xa và thu hoạch được nhiều cá".
Nhãn: Kinh tế
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ