Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Loa Bluetooth biết bay lơ lửng

Thứ ba, 14/3/2017
LG PJ9 là bộ loa di động nhỏ bằng nắm tay, nhưng có thiết kế thú vị cho phép bay lơ lửng và xoay trên không.
PJ9 nằm trong loạt loa Bluetooth đời mới vừa được giới thiệu ở triển lãm InnoFest 2017 (Hàn Quốc). Điểm gây chú ý ở sản phẩm nhỏ gọn này là việc có thể bay lơ lửng và xoay tròn trên không. 
 
Sản phẩm nhỏ gọn hình cầu với cấu trúc loa dạng 360 độ, sử dụng kết nối Bluetooth để phát nhạc. LG PJ9 còn có khả năng chống nước và thời lượng pin phát nhạc liên tục tới 10 giờ.
 
Để có thể bay trên không, PJ9 cần một đệm đỡ bên dưới. Nó cũng là loa trầm giúp cải thiện chất lượng âm thanh đồng thời là bộ sạc cho loa bay phía trên.
 
Ngoài PJ9, hãng Hàn Quốc còn giới thiệu loa Bluetooth có thiết kế tương tự nhưng không biết bay với mã PJ6. Model này cũng được trang bị hệ thống loa 360 độ. Vỏ có khả năng chống nước nhưng thời lượng pin chỉ 7 giờ.
 
Năm nay LG tung ra khá nhiều kiểu loa di động với các tính năng đặc biệt, dù chất lượng âm thanh chỉ ở mức khá, chưa hay. Một model thú vị nữa là PH3, bộ loa Bluetooth sử dụng như đèn ngủ. Hệ thống đèn LED nhiều màu có thể mô phỏng ánh sáng kiểu như nến. Nó cũng được trang bị hệ thống loa 360 độ và pin hoạt động 10 giờ liên tục.
 
Có chất lượng âm thanh tốt hơn trong loạt sản phẩm âm thanh mới ra mắt của LG là các dòng loa thanh Sound Bar. Trong đó, SJ7 là hệ thống loa thanh 4.1 (có một loa trầm riêng) gây chú ý nhờ thiết kế cơ động khi tách được rời làm đôi, tạo thành hệ thống chơi nhạc Stereo hoặc một trong hai có thể hoạt động độc lập như loa di động khi cần.
 
Một nửa của bộ loa thanh LG SJ7 có thể trở thành một loa di động công suất 160 watt, thể hiện chất lượng âm thanh khá tốt, tiếng trong và lớn. Tuy nhiên, thời lượng pin phát nhạc chỉ đủ trong vòng 4 giờ.
 
Còn bộ loa thanh cao cấp và có chất lượng tốt nhất của LG trong năm nay là mẫu Sound Bar SJ9. Model này sở hữu hệ thống loa 5.1.2 kênh với công suất lên tới 500 watt.
 
LG SJ9 hỗ trợ nhiều kết nối từ Bluetooth, HDMI, cho tới cổng quảng Optical hay Wi-Fi. Nó còn có tính năng cải thiện chất âm tự động, xử lý nhạc chất lượng 32-bit/192kHz cũng như hỗ trợ 4K Pass-through.
 
Hai loa phụ được thiết kế hướng lên trên trong khi bốn loa còn lại chia đều đặt hướng về phía trước. Cùng việc tích hợp công nghệ âm thanh Dolby Atmos, hiệu ứng âm thanh vòm mà SJ9 mang lại khá sống động, không khác biệt nhiều so với hệ thống loa đa kênh với từng thành phần loa riêng biệt.
 
Hãng Hàn Quốc năm nay cũng tham gia vào dòng sản phẩm loa Hi-Fi cơ động dạng va-ly kéo hoặc có thể vác vai, với hai model FH2 (giữa) và FH6 (phải) nằm trong dòng LOUDR. Cả hai có công suất lần lượt 50 watt và 600 watt, hỗ trợ phát nhạc thông qua Bluetooth và còn được tích hợp đèn để có thể nhấp nháy, phát sáng trong các bữa tiệc.
 
 
Tuấn Anh
http://sohoa.vnexpress.net/photo/san-pham/loa-bluetooth-biet-bay-lo-lung-3555337.html

Nhãn:

Tất cả những bức ảnh thiên văn chụp từ kính Hubble đều là ảnh "đơn sắc" và được NASA tái tạo màu

[gickr.com]_028bda10-6ac2-a1e4-b150-3fe497f77aad.gif ​

Những bức ảnh thiên văn rực rỡ và lộng lẫy chụp từ kính thiên văn Hubble mà chúng ta thường thấy trên Internet thực chất chỉ là ảnh trắng đen chứ không phải là ảnh màu ngay từ đầu như nhiều người lầm tưởng. Về mặt kỹ thuật, thay vì chụp ảnh màu bình thường, kính thiên văn sẽ chụp lại nhiều tấm ảnh trắng đen ở nhiều bước sóng ánh sáng khác nhau nhằm thu được nhiều thông tin nhất có thể. Sau đó, tùy vào mục đích sử dụng/nghiên cứu mà NASA sẽ tái tạo lại màu sắc cho phù hợp nhất. Trong đoạn video dưới đây, các nhà khoa học ở NASA đã dùng 3 bộ lọc màu cơ bản RGB để tạo hiệu ứng hình ảnh tuyệt đẹp cho bức ảnh Pillars of Creation mà họ đã công bố cách đây 21 năm:

pillarsofcreation.jpg
Bức ảnh nổi tiếng Pillars of Creation


Và đây là cách mà NASA tạo nên bức ảnh
1.jpg
Ảnh gốc trắng đen

2.jpg
Áp dụng bộ lọc màu xanh lam

3.jpg
Áp dụng bộ lọc màu xanh lục

4.jpg
Áp dụng bộ lọc màu đỏ

5.jpg
Thành quả cuối cùng​

Bài viết đã được sửa lại với sự giúp đỡ của các bạn thành viên.

https://tinhte.vn/threads/tat-ca-nhung-buc-anh-thien-van-chup-tu-kinh-hubble-deu-la-anh-den-trang-va-duoc-nasa-tai-tao-mau.2441555/

----------------------------------------------------
Trên kính thiên văn Hubble có những kính lọc đặc biệt để thu lại những bức hình đen trắng ở những bước sóng nhất định. Chẳng hạn với bức hình Pillars of Creation, NASA đã cho thu lại ở 3 bước sóng chính là 620–750 nm (đỏ), 495–570 nm (lục) và 450–475 nm (lam), cho ra 3 bức ảnh hoàn toàn độc lập nhau. Ngoài ra kính Hubble còn thu được cả bước sóng tử ngoại và cận hồng ngoại. Các kĩ sư đã ghép ba tấm này lại thành một tấm có đủ ba màu, tất nhiên là tỉ lệ pha trộn màu từng tấm thì tùy thuộc vào người xử lý ảnh để cho nổi bật những nguyên tố khác nhau, chẳng hạn như hidro chủ yếu phát xạ ở bước sóng từ 570nm (vàng) đến cận hồng ngoại.

Nhãn:

Ảnh cực nét về Hệ mặt trời chụp bằng máy ‘rẻ tiền’

01/08/2012

Chỉ với các phương tiện “nghiệp dư”, một nghệ sĩ đã chụp được hình ảnh sắc nét về Mặt trời và các hành tinh khác, không hề thua kém kính thiên văn không gian Hubble nhiều triệu USD của NASA.
Các bức ảnh được chụp bởi nghệ sĩ thiết kế đồ họa kiêm nhà thiên văn học nghiệp dư Alan Friedman, đến từ New York (Mỹ). Chỉ sử dụng một chiếc máy ảnh 6 megapixel và một ống kính thiên văn trị giá 5.000 USD, kết hợp kỹ thuật đồ họa ông đã tạo ra những bức ảnh sắc nét và vô cùng ấn tượng về Mặt trời và các hành tinh khác trong Hệ mặt trời. 
Phần lớn mọi người gặp khó khăn trong việc quan sát bầu trời từ những khu vực có nhiều ánh sáng vào ban đêm như các thành phố lớn. Tuy nhiên, kỹ thuật quan sát của Alan Friedman không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự ô nhiễm ánh sáng, đặc biệt khi chụp Mặt trời.
“Tôi không quan tâm về ánh sáng trên bầu trời”, nhà thiên văn học nghiệp dư Alan Friedman cho biết trên Daily Mail. “Tôi chỉ cần bầu khí quyển ổn định”.
Thay vì chụp ảnh trực tiếp qua ống kính thiên văn rộng 3.5 inch, nhà thiên văn học nghiệp dư ghi lại bằng đoạn video đen trắng dài khoảng 90 giây, rồi lựa chọn những hình ảnh sắc nét nhất. Sau đó, ông thêm màu và chỉnh sửa hiệu ứng cho những bức ảnh được chọn để tạo ra một tác phẩm hoàn hảo nhất.
“Rất khó để chụp được những bức ảnh đẹp trực tiếp từ ống kính thiên văn khi bạn đang nhìn thẳng vào Mặt trời. Bởi bạn sẽ có cảm giác Mặt trời dường như chói chang và gần hơn nhiều so với bạn thực sự nhìn thấy bằng mắt thường”, ông Friedman chia sẻ.
Dưới đây là một số hình ảnh về Hệ mặt trời do Alan Friedman chụp:
Bức ảnh sắc nét của Mặt trời được chụp với chế độ ánh sáng ở bước sóng H-Alpha.
Cận cảnh khu vực 1429 – nơi hoạt động mạnh nhất trên bề mặt của Mặt trời.
Khoảnh khắc sao Kim (chấm đen tròn) đi qua Mặt trời cũng được Alan Friedman ghi lại.
Quầng sáng khổng lồ trên Mặt trời được chụp khá rõ nét
Bức ảnh được chụp qua kính thiên văn trị giá 5.000 USD có độ sắc nét không kém những bức ảnh được chụp từ kính thiên văn không gian đắt tiền và hiện đại của NASA.
Hình ảnh của sao Kim đã được hiệu chỉnh màu sắc trông rất quyến rũ.
Cận cảnh miệng hố lớn Plato trên Mặt trăng
Một bức ảnh sắc nét khác về bề mặt của Mặt trời.
Bức ảnh tuyệt đẹp về sao Thổ được chụp bằng hiệu ứng chồng hình.
Nghệ sĩ thiết kế đồ họa và nhà thiên văn học nghiệp dư Alan Friedman.
Chiếc kính thiên văn Little Big Man của Alan Friedman.
Hà Hương
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/anh-cuc-net-ve-he-mat-troi-chup-bang-may-re-tien-82844.html

Nhãn: