Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Ôxy già: dùng sai, tai hại



SKĐS - Tôi có con nhỏ 4 tuổi thường xuyên nghịch ngợm, chân tay trầy xước. Tôi có dùng ôxy già để rửa vết thương cho cháu,
Tôi có con nhỏ 4 tuổi thường xuyên nghịch ngợm, chân tay trầy xước. Tôi có dùng ôxy già để rửa vết thương cho cháu, nhưng cũng nghe nói loại dung dịch sát khuẩn này nếu dùng không phù hợp thì sẽ gây hại. Sự thật thế nào? Mong bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng đúng ôxy già. Tôi xin cảm ơn.
Nguyễn Văn Đức (Bắc Ninh)
Ôxy già là dung dịch sát khuẩn rất thông dụng và hiệu quả, được mọi người sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau, từ rửa vết thương, vết trầy xước, các nốt mụn... đến sát trùng dao kéo, rửa tay, tẩy các vết bẩn... Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây hại sức khỏe nếu người dùng không hiểu rõ công dụng, dùng sai cách.
Ôxy già
Ôxy già được sử dụng để sát khuẩn vết thương như làm sạch vết thương, vết loét; rửa miệng trong điều trị viêm miệng cấp và súc miệng khử mùi; làm sạch ống chân răng và những hốc tủy khác; dùng nhỏ tai để loại bỏ ráy tai...Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng cầm máu nhẹ. Với vết trầy xước, nên dùng ôxy già rửa vết thương ban đầu rồi bôi thuốc mỡ sát khuẩn. Với vết thương đang lành (đang lên da non) không được bôi nước ôxy già (vì sẽ gây tổn thương mô, làm cho vết thương lâu lành). Không nên sử dụng ôxy già để rửa miệng hoặc súc miệng trong thời gian dài. Không tự ý dùng ôxy già để rửa tai mà chưa có chỉ định.
Khi sử dụng dung dịch ôxy già cần hiểu rõ, khi tiêu diệt vi khuẩn tại vết thương thì thuốc cũng tiêu diệt luôn các bạch cầu, tiểu cầu và thậm chí là các mô mới lành, làm cho vết thương lâu lành hơn. Do đó, nếu để sát khuẩn các vết thương hở rất thường gặp như đứt tay, ngã gây trầy xước da... thì tốt nhất nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc rửa sạch vết thương bằng nước sạch rồi sau đó băng lại. Đặc biệt lưu ý, nếu đổ trực tiếp ôxy già lên vết thương như nhiều người vẫn làm, nhất là ôxy già đậm đặc, sẽ làm vón tổ chức da, gây hại cho tế bào da.
Hành động đó vừa gây đau đớn vừa khiến vết thương lâu lành, có khi còn gây loét. Qua những phân tích ở trên, tôi khuyên bạn để sát khuẩn vết thương cho trẻ thì chỉ cần dùng nước muối pha loãng, không nên để nước ôxy già trong nhà, trẻ tự ý dùng sẽ lợi bất cập hại.
DS. LÊ THỊ HỒNG
http://suckhoedoisong.vn/oxy-gia-dung-sai-tai-hai-n126323.html

Nhãn:

Một số thuốc giúp loét áp-tơ miệng nhanh lành



SKĐS - Loét aphthe (áp-tơ) gây tổn thương niêm mạc miệng, biểu hiện bằng những đốm loét đau ở miệng với vết loét nhỏ dưới 1cm...
Loét aphthe (áp-tơ) gây tổn thương niêm mạc miệng, biểu hiện bằng những đốm loét đau ở miệng với vết loét nhỏ dưới 1cm, hình bầu dục hoặc tròn có bờ màu đỏ. Vị trí thường thấy ở phần niêm mạc phía trong của miệng.
Loét áp-tơ là một bệnh chưa rõ nguyên nhân, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có đề cập đến các yếu tố nguy cơ như: do vi khuẩn hay virut, do rối loạn nội tiết, di truyền, thần kinh, miễn dịch... Ngoài ra, chấn thương miệng, rối loạn nội tiết, stress, dùng thuốc (bao gồm các thuốc kháng viêm như ibuprofen và các thuốc beta-blocker như atenolol), dị ứng với thực phẩm (chocolat, hạt dẻ, các loại thực phẩm có vị chua như dứa và các chất bảo quản thực phẩm như benzoic acid và cinnamaldehyde), sử dụng kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate, thiếu sắt, folic acid hoặc vitamin B12, C, PP, một số bệnh ở đường tiêu hóa... cũng được coi là yếu tố nguy cơ gây bệnh. Ban đầu, bên trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần gây đau, khó chịu, ăn uống kém. Nếu không có biến chứng, vết loét tự lành sau 10 - 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
Khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm bệnh áp - tơ. Ảnh: Trần Minh

Ðiều trị loét áp-tơ miệng

Việc điều trị loét áp-tơ vì chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nên chủ yếu là điều trị triệu chứng nhằm giảm số lượng và kích thước của vết loét, giảm đau, giảm thời gian lành vết thương, giảm khả năng tái phát.

Thuốc bôi tại chỗ và súc miệng

Một số thuốc có bản chất là thuốc tê có thể được chỉ định dùng tại vết loét dưới dạng gel, thuốc bôi dạng dầu hoặc dung dịch. Có thể sử dụng một số thuốc sau đây:
Nitrate bạc: bôi trực tiếp lên tổn thương. Thuốc làm bớt đau ngay sau khi bôi và lành thương tổn trong vòng 3-5 ngày; Kem bôi có chứa triamcinolone acetonide, hoặc amlexanox (aphthasol); Gel 2% lidocaine dùng bôi chỗ loét cũng cho tác dụng tốt; Debacterol là phức hợp phenol sulfonate với sulfuric acid có tác dụng tương tự nitrate bạc. Đây là một hình thức đốt tiêu hủy vết loét bằng hóa chất. Cảm giác đau hầu như giảm ngay và vết thương sẽ lành sau 3 - 5 ngày. Thuốc bán theo toa và chỉ được dùng bởi nha sĩ hoặc bác sĩ; chlorhexidine (cyteal, eludril): Dung dịch súc miệng sát khuẩn giúp mau lành loét.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%, không nên súc miệng với nước muối tự pha quá mặn sẽ tăng kích thích đau nhiều hơn; Trong trường hợp bệnh nhân bị loét thường xuyên, súc miệng bằng dung dịch chlohexidine 0,12% cũng là một biện pháp phòng bệnh có hiệu quả, đồng thời giúp ngăn ngừa bội nhiễm trong quá trình lành vết thương; Dung dịch tetracycline (achromycin,  panmycin, sumycin, tetracap) dùng súc miệng có thể giúp giảm đau và lành loét nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc không giúp ngăn ngừa tái phát. Khi dùng quá 5 ngày, thuốc có thể gây kích ứng và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Lưu ý: Khi dùng thuốc bôi, nên bôi thuốc vào trước các bữa ăn khoảng 1 giờ để vừa có tác dụng kháng viêm mà vừa có tác dụng giảm đau, bôi trước khi đi ngủ buổi tối 1-2 giờ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Thuốc uống

Người bệnh loét áp-tơ cần được bổ sung vitamin PP, vitamin B12, vitamin C, viên sắt và folic acid hoặc vitamin tổng hợp trong thời gian ngắn để nâng cao thể trạng và thúc đẩy vết loét nhanh lành.
Trong trường hợp có bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng kháng sinh. Kháng sinh biseptol (cotrimoxazol) có hoạt chất sunfamethoxazon và trimethoprim có tác dụng tốt cho điều trị bệnh nhiệt miệng. Trường hợp có vết loét to và tồn tại dai dẳng gần như thường xuyên ở trong má, phải kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazol.
Nếu có bội nhiễm nấm tại chỗ thì cần uống thêm thuốc kháng nấm (kết hợp bôi thì càng tốt) như fluconazol, itraconazol hoặc nistatin.
Đối với trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể xem xét cho dùng corticosteroid đường uống sau khi cân nhắc giữa lợi ích và tác hại. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm tăng cân, suy giảm miễn dịch, xương giòn dễ gãy, tăng tiết acid dẫn đến loét dạ dày...

Làm gì để phòng bệnh?

Nên khám răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị dứt điểm các tổn thương do răng gây ra, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nên tránh những nguyên nhân có thể gây chấn thương, dù rất nhẹ ở miệng. Đề phòng tái phát cần dùng nước súc miệng có bán tại các nhà thuốc để súc miệng theo quy định. Ăn uống đầy đủ chất, chú ý bổ sung thực phẩm giàu kẽm, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống đủ nước mỗi ngày. Tránh ăn uống các loại thức ăn có tính chất kích thích tại chỗ như: các loại mắm, tiêu, ớt, gia vị cay; các loại thức uống có cồn, caffein... Trong giai đoạn viêm và tránh các căng thẳng thần kinh không cần thiết giúp tránh tái phát bệnh.
DS. Hà Lê
http://suckhoedoisong.vn/mot-so-thuoc-giup-loet-ap-to-mieng-nhanh-lanh-n94316.html
----------------------------------------------------------------------


Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chuyên dùng để chữa "nhiệt miệng " và một số thuốc do thầy thuốc thường áp dụng để chữa bệnh "nhiệt miệng". Thống kê này chỉ giới thiệu một số loại thuốc có tác dụng tốt, tồn tại trên thị trường nhiều năm, được người dùng chấp nhận và sử dụng nhiều, không so sánh tác dụng giữa các thuốc và các phương pháp chữa, bệnh nhân phải lựa chọn loại thuốc - phương pháp chữa phù hợp và hiệu quả cho mình
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I - Thuốc viên uống : AN THẢO :
Được bào chế từ bài thuốc đông y cổ phương có tác dụng Thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, điều trị hiệu quả chứng vị nhiệt gây ra nhiệt miệng, loét miệng, lưỡi, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng. AN THẢO là thuốc thảo dược trị nhiệt miệng đầu tiên tại Việt Nam.
Thành phần gồm :
- Hoàng liên vị đắng ( 0,2 g ) , tính lạnh tác dụng thanh nhiệt giải độc.
- Sinh địa ( 0,5 g ), Đan bì ( 0,4 g ) lương huyết, dưỡng âm, cầm máu.
- Đương quy ( 0,5 g ) hoạt huyết tiêu viêm, giảm đau.
- Thăng ma ( 0,4 g ) giải độc, dẫn thuốc vào kinh dương minh vị.
Công dụng : Thanh vị nhiệt, chữa viêm loét miệng, lưỡi, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng, phòng bệnh tái phát.
Chống chỉ định: Không dùng cho người có tỳ vị hư hàn, phụ nữ có thai.
Liều lượng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày 3 lần mỗi lần 2- 3 viên.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Ngày 3 lần mỗi lần 1 viên.
- Đợt điều trị liên tục 10 ngày
Luận chứng :
Đông y gọi bệnh viêm loét miệng là chứng khẩu cam ,do nhiều nguyên nhân gây nên: các tổn thương ở vùng miệng, ăn thiếu chất, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, các chất kích thích, rối loạn bài tiết, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, do vi khuẩn, virus....Nguyên nhân gây viêm loét miệng là do tỳ vị bị bốc hỏa độc, nhiệt độc gây nên (tỳ vị bị nóng) hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên gây lở loét ở miệng lưỡi.
AN THẢO là phương thuốc có công hiệu thanh vị nhiệt, lương huyết, dưỡng âm. Nhờ được thanh vị nhiệt nên chữa được chứng do vị nhiệt bốc lên mà sinh lở loét miệng, sưng đau răng lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng, do đó AN THẢO là thuốc điều trị đặc hiệu nguyên nhân gây bệnh viêm loét miệng theo quan điểm y học cổ truyền.. AN THẢO có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn, không gây tác dụng phụ. Sử dụng AN THẢO làm giảm sưng đau, mau lành vết loét. Đặc biệt AN THẢO điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát ở những người viêm loét miệng mãn tính, được dùng cho trẻ em và cả người lớn, bào chế dạng viên nang nên không đắng, hấp thu nhanh.
AN THẢO Đóng gói hộp 5 vỉ, 10 viên nang rất tiện lợi và dễ sử dụng cho mọi người, mọi nhà , thuốc có bán sẵn ở các nhà thuốc trên toàn quốc.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
II – Thuốc nước uống : KHẢU VIÊM THANH
Khẩu Viêm Thanh là sản phẩm nhập khẩu do Liên doanh Trung Mỹ-Điền Hồng sản xuất sau nhiều năm nghiên cứu từ bài thuốc nổi tiếng Trung hoa và thử nghiệm lâm sàng ở nhiều bệnh viện đã khẳng định được hiệu quả tác dụng của thuốc.
Thuốc được bào chế bởi công nghệ hiện đại từ các vị thuốc đông y nổi tiếng trong đó: Dư cam tử, địa hoàng có chức năng bổ âm, giải độc, hạ nhiệt;xích thược có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết hoá ứ, kháng khuẩn tiêu viêm.
Theo đông y, KHẨU VIÊM THANH lấy mục đích bổ âm thanh nhiệt, giải độc hoá ứ, cân bằng âm dương để điều tiết sinh lý của cơ thể người, nâng cao toàn diện khả năng miễn dịch của cơ thể, điều trị chứng viêm loét miệng. Thuốc có tác dụng dưỡng âm trợ dương, dưỡng huyết hoá ứ, thanh nhiệt hạ hoả, nâng cao khả năng miễn dịch. Đã có rất nhiều người mắc bệnh sau khi sử dụng thuốc đều cảm thấy thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời làm lành các vết viêm loét, giảm thiểu số lần tái phát bệnh.
Ngoài ra người sử dụng còn có thể yên tâm vì KHẨU VIÊM THANH có nguồn gốc thảo dược sử dụng thuốc an toàn và không có đường nên rất phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường.
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng các thuốc chữa bệnh này rất nhiều cả Tây y và Đông y. Tuy nhiên người bệnh đang có xu hướng sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh này do Đông y điều trị bệnh này rất hiệu quả đồng thời dùng thuốc Đông y rất an toàn (ít có tác dụng phụ).
Liều lượng : Thuốc đóng trong lọ 100 ml , tùy theo từng loại có hướng dẫn sử dụng kèm theo , Thuốc có sẵn bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- IV : Thuốc bột bôi : TẠO MÀNG NGĂN
Thuốc dạng bột bôi trực tiếp vào chỗ loét . Khi vào miệng thuốc gặp huyết tương rỉ ra từ chỗ loét tạo thành màng che phủ vết loét ( Xem thêm : Thuốc tạo màng ngăn chữa nhiệt miệng )
Phương pháp này là đề tài nghiên cứu của Bác sĩ Đỗ hữu Thảnh và cộng sự ở Trung tâm Nội khoa trực thuộc Bộ thương binh và xã hội . Đề tài được hoàn thiện nghiệm thu từ năm 1990 đến nay đã qua hơn 20 năm kiểm chứng từ thực tiễn là có kết quả rất tốt . Đặc biệt từ năm 2009 thông tin được post lên mạng , rất nhiều bệnh nhân trên khắp nước ( Xem danh sách bệnh nhân ) đã được điều trị bằng phương pháp này có kết quả rất tốt, nhiều người đã khỏi hẳn mặc dù bị bệnh đã nhiều năm, đã điều trị bằng các thứ thuốc khác rất nhiều nhưng bệnh không thuyên giảm .
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- III : Thuốc mỡ bôi : KAMISTAD – Gel N
Thuốc chữa viêm nhiễm răng miệng , Kamistad – Gel N của Đức được chiết xuất từ dịch chiết hoa cúc , loại thảo dược hoạt tính kháng khuẩn , kháng viêm cao , giảm đau
Sản phẩm là dạng thuốc bôi để điều trị lở nhiệt miệng , mang răng giả ( bôi vào các điểm chèn ép ) , nha chu viêm , viêm nhiễm răng miệng , trẻ em mọc răng sữa và người lớn mọc răng khôn , nứt nẻ môi , Kamistad – Gel N không đường , không corticoid sản phẩm được sử dụng rộng rãi cho mọi lứa tuổi , an toàn cho trẻ em Thuốc đóng dạng tup kẽm 10 – 15 gam , dùng bôi trực tiếp lên chỗ viêm loét
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- IV: Thuốc mỡ bôi : ORACORTIA:
Thành phần : Triamcinolone acetonide.
Tác dụng : Là loại thuốc kháng viêm dạng Corticoide có tác dụng điều trị hỗ trợ làm giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương dạng loét do chấn thương.
Đây là loại thuốc mỡ chứa trong 1 túi nhôm màu xanh , Mỗi lần bôi: các bạn lấy tăm bông chấm 1 ít rồi bôi lên chỗ nhiệt hoặc 1 lượng nhỏ lên vùng da tổn thương ( không chà xát ) để tạo màng mỏng. Dùng lúc đi ngủ để thuốc tiếp xúc vùng tổn thương suốt đêm. Nếu cần, 2 - 3 lần / ngày, sau khi ăn. Thường thì bôi trước lúc đi ngủ ( trưa, tối ) hoặc lúc bạn để "cố định" miệng , bôi ngày 3-4 lần , thuốc có vị bạc hà.
Chống chỉ định : Mẫn cảm với thành phần thuốc. Tổn thương do nhiễm nấm, bạch biến, herpes, khối u mới mọc, mụn trứng cá đỏ, loét hạch.
Không dùng trên vùng da rộng hay lượng lớn thời gian dài. Phụ nữ có thai/cho con bú. Tác dụng phụ : Teo da, ban đỏ, rạn và làm mỏng da, rạn da đặc biệt vùng nhiều nếp gấp
Dạng bào chế : Oracortia Thuốc mỡ dùng cho miệng/họng 0.1 g/100 g
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- V : CÁC THUỐC KHÁC ( Không phải chuyên dùng chữa nhiệt miệng, mà là do các bác sĩ vận dụng điều trị ):
Ngoài ra còn một số thuốc được các thày thuốc áp dụng để chữa nhiệt miệng . Dù không thể chữa khỏi hẳn nhưng việc điều trị vẫn có thể giúp giảm bớt triệu chứng , giảm khả năng tái phát và kéo dài thời gian không bị bệnh.
Có thể sử dụng một số thuốc sau đây:
1- Nitrate bạc:
Bôi trực tiếp lên tổn thương. Đã có những nghiên cứu ngẫu nhiên về hiệu quả của thuốc. Thuốc làm bớt đau ngay sau khi bôi và lành thương tổn trong vòng 3 - 5 ngày. Nhiều bệnh nhân không thích cảm giác nóng miệng sau khi bôi thuốc nhưng rất hài lòng khi hết đau hoàn toàn sau vài giờ.
Debacterol là phức hợp phenol sulfonate với sulfuric acid có tác dụng tương tự nitrate bạc. Đây là một hình thức đốt tiêu hủy vết loét bằng hóa chất. Cảm giác đau hầu như giảm ngay và vết thương sẽ lành sau 3 - 5 ngày. Thuốc bán theo toa và chỉ được dùng bởi nha sĩ hoặc bác sĩ. Thuốc chỉ được bôi 1 lần mỗi ngày.
Thuốc chỉ cung cấp theo toa bác sĩ nếu bệnh nhân chưa bớt sau khi sử dụng các thuốc thông thường:
2- Kem bôi có chứa triamcinolone acetonide: Thuốc được bôi ngày 3 lần, tốt nhất là sau bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
3- Amlexanox (aphthasol): Bôi ngày 4 lần, sau khi ăn và trước lúc ngủ. Chưa có nhiều bằng chứng về khả năng nhanh chóng làm giảm đau và lành loét của thuốc.
4- Dung dịch tetracycline (achromycin, nor-tet, panmycin, sumycin, tetracap) dùng súc miệng có thể giúp giảm đau và lành loét nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc không giúp ngăn ngừa tái phát. Khi dùng quá 5 ngày, thuốc có thể gây kích ứng và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
5- Gel lidocaine: Gel 2% lidocaine bôi chỗ loét ngày 4 lần. Tránh nuốt thuốc sau khi bôi và không nên dùng quá 4 lần mỗi ngày để tránh độc tính.
6- Dung dịch sucralfate (thường được dùng trong loét tiêu hóa): Còn ít nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng sucralfate cho loét aphthe. Thường dùng bằng cách ngâm 1 viên thuốc vào 5-10ml (1-2 muỗng cà phê) nước. Bôi đều dung dịch lên niêm mạc miệng, để thuốc thấm vài phút rồi nhổ ra. Thực hiện 4 lần trong ngày.
Có thể dùng bổ sung nếu cơ thể người bệnh thiếu hụt folic acid, sắt hoặc vitamin B12. Cần uống nhiều tháng để tình trạng cải thiện
7- Chlorhexidine (cyteal, eludril): Dung dịch súc miệng sát khuẩn giúp mau lành loét.
8- Corticosteroid: Đối với trường hợp thật nặng, bác sĩ có thể xem xét cho dùng corticosteroid đường uống sau khi cân nhắc giữa lợi ích và tác hại. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm tăng cân, suy giảm miễn dịch, xương giòn dễ gãy, tăng tiết acid dẫn đến loét dạ dày…
9- Thalidomide (thalomid): Trường hợp bị bệnh rất nặng, bác sĩ có thể xem xét dùng thalidomide. Tuy nhiên do gây ra nhiều tác dụng phụ, thuốc chỉ được FDA chấp thuận sử dụng cho loét aphthe nặng ở bệnh nhân HIV dương tính.
-----------------------------------------------
Mình thì có kinh nghiệm như sau: nhiệt miệng là do thiếu sinh tố, không cần bôi gì cả, cứ uống ngày 6 viên B2 + 10 viên C con chia hai lần, chỉ vài ngày là khỏi. Khi nào bị lại dùng như trên. Đây là bài thuốc "gia truyền", giữ bản quyền đấy.
--------------------------------------------------
mình hay dùng metrogyndetal (k bit viết có đúng k) cái này điều trị viêm lợi nữa khá hiệu quả
----------------------------------
Tôi xin mách các bạn một loại thuốc sau đây, rất hiệu quả, tôi đã sử dụng qua trong việc điều trị nhiệt miệng cho bản thân(sau khi uống các loại thuốc viên,..., không khỏi hoặc chậm khỏi), đó là: thuốc mỡ bôi trực tiếp lên chỗ nhiệt: ORACORTIA
h11_1288229130
Đây là loại thuốc mỡ chứa trong 1 túi nhôm màu xanh(như hình), giá chỉ có 7.5k. Mỗi lần bôi: các bạn lấy tăm bông(dùng để ngoáy tay) chấm 1 ít rồi bôi lên chỗ nhiệt. Thường thì bôi trước lúc đi ngủ (trưa, tối) hoặc lúc bạn để "cố định" miệng. Nói chung là bôi ngày 3-4 lần. Thuốc có vị bạc hà. Các bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì sau lần đầu tiên. 
PS: tôi mua 1 gói 7k, bôi vài lần khỏi rồi mà chưa hết, chả bù cho việc mua trên dưới 100k tiền thuốc viên uống mãi chả khỏi.
-------------------------

Nhãn:

7 địa danh hút khách hành hương ở phương Nam

 Núi Bà Đen, chùa Bà hay miếu Bà Chúa Xứ... là những địa danh hút khách hành hương dịp Tết Nguyên Đán ở miền Nam.
7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 1
Chùa Bà Thiên Hậu còn gọi là chùa Bà Bình Dương hay miếu bà Thiên Hậu, ở số 4 đường Nguyễn Du, TP.Thủ Dầu Một. Đây là ngôi miếu do người Việt gốc Hoa lập để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ảnh: Châu Trần.
 

7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 2
Hàng năm, lượng du khách hành hương đến đây khá đông. Mùa hành hương cao điểm trong năm của ngôi chùa là rằm tháng Giêng - thời gian diễn ra lễ hội chính. Ảnh: Châu Trần.
 

7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 3
Tượng Chúa Ki-tô hay Đức Chúa giang tay là bức tượng Chúa Jesus đứng trên đỉnh núi nhỏ của TP.Vũng Tàu. Bức tượng cao 32 m, bên trong có 133 bậc thang dẫn đến 2 tay của tượng. Ảnh: Thanh Thanh. 
 

7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 4
Ngoài hành hương, nhiều du khách cũng thích đến địa danh này để khám phá Vũng Tàu từ trên cao. Ảnh: Trang Phạm.
 

7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 5
Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh cách trung tâm thị xã Tây Ninh 5 km về hướng đông. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng của đạo Cao Đài ở Tây Ninh. Ảnh: Quốc Bảo Lê. 
 

7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 6
Khu thánh thất có nhiều điện thờ, nhà làm việc, nhà ở. Nổi bật nhất tòa thánh là kiến trúc hai tháp song song. 
 
Ảnh: Bạch Chính. 
 

7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 7
Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là ngọn núi cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn từ xa, núi giống như một chiếc nón úp trên cánh đồng lúa bạt ngàn. Ảnh: Nhung Nguyen
7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 8
Các ngôi chùa trên núi là điểm hành hương của rất nhiều du khách trong dịp đầu năm hay rằm tháng 8. Ảnh: Nhung Nguyen. 
 

7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 9
Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray, núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với chiều cao 800 m, đây là ngọn núi cao thứ hai của Nam Bộ. Ảnh: An Huỳnh. 

7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 10
Núi Chứa Chan có hai điểm viếng tâm linh nổi tiếng là cây đa ba gốc một ngọn và chùa Linh Ứng. Khách hành hương đến đây khá nhiều, nhất là dịp rằm tháng Giêng và tháng 7. Ảnh: An Huỳnh.
 

7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 11
Thiền Viện Trúc Lâm (Đà Lạt) là một trong ba thiền viện lớn của Việt Nam theo phái Trúc Lâm. Ảnh: Tô Thanh Phương. 
 

7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 12
Đến đây, ngoài tham quan, viếng cảnh chùa, du khách còn có cơ hội du thuyền trên hồ Tuyền Lâm, ngắm rừng thông bạt ngàn. Ảnh: Ngân Trần.
7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 13
Bà Chúa Xứ là thần nữ được thờ trong ngôi miếu dưới chân núi Sam (Châu Đốc, An Giang). Ảnh: Lê Phương. 
7 dia danh hut khach hanh huong o phuong Nam hinh anh 14
Ban đầu, nơi thờ bà chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Sau nhiều thay đổi, hiện ngôi miếu đã được xây dựng khang trang để phục vụ hàng triệu lượt khách tham quan hàng năm. Ảnh: Er Chan.

Ngày càng nhiều gia đình Việt xuất ngoại trốn Tết Nguyên Đán

Theo thống kê từ các hãng du lịch, hiện lượng khách đăng ký tour nước ngoài dịp Tết Nguyên Đán chiếm hơn 60%.
Linh San
http://news.zing.vn/7-dia-danh-hut-khach-hanh-huong-o-phuong-nam-post713118.html

Nhãn: , ,