Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

19 ảnh mèo cực đẹp!

Топ-19 самых красивых котят

№1 Здесь мы видим, как меховой комочек моет свои малюсенькие лапки
Без кота и жизнь не та
Brivee
№2 Джимо, кошка с самыми огромными в мире глазами
Без кота и жизнь не та1room1cat
№3 Крошка Тигриные Лапки
Без кота и жизнь не та
hana__kitty
№4 Усатый проказник
Без кота и жизнь не та
№5 Пушистая атака
Без кота и жизнь не таrandymarshmallow
№6 Дьявольски хорош
Без кота и жизнь не та
thiscontradiction
№7 В стране сладких снов
Без кота и жизнь не таKestas Balciunas
№8 Этого малыша спасатели нашли плачущим в траве. Он был слаб и истощён, а на вид ему не больше двух недель. Котёнка вылечили от клещей и блох, хорошенько помыли, а затем сделали это фото.
Без кота и жизнь не таreddit.com
№9 Привет, человек. Чем занимаешься?
Без кота и жизнь не таMiguel A. Landestoy T.
Без кота и жизнь не та
№11 В компании друзей
Без кота и жизнь не та
№12 Утренняя медитация
Без кота и жизнь не таCassiuz
№13 Тихий час с любимым плюшевым другом
Без кота и жизнь не таDrLionzilla
№14 Дэйзи. Пожалуй, самая милая в мире кошечка
Без кота и жизнь не таBen Torode
№15 Бэт-котёнок
Без кота и жизнь не таgringostar2
№16 Невинный ангелочек
Без кота и жизнь не таjoeymeadking
№17 Замуррчательное буррито
Без кота и жизнь не таsuzygreen
№18 Переживательный кот по имени Бам
Без кота и жизнь не таworried_cat_aka_bum
№19 Джордж, прямоходящий перс
Без кота и жизнь не таEgzo
№20 Нежнейший пушочек
Без кота и жизнь не та

Nhãn:

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Tinh hoa võ thuật Việt Nam (P.1): Thương pháp của Lý Công Uẩn và Hùng Kê Quyền của Nguyễn Lữ

05:54, 30/11/2017



Võ thuật Việt Nam đầy ắp tinh hoa của biết bao môn phái, chiêu thức, vũ khí. Loạt bài này sẽ giúp độc giả có thêm một góc nhìn mới về tinh hoa võ thuật dân tộc.

U Linh Thương Pháp của Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn
Thương được mệnh danh là vua của trăm binh khí dài, là sức mạnh tuyệt đối của ba quân khi xung trận và cũng là vũ khí yêu thích của rất nhiều chiến tướng nổi danh trong lịch sử thế giới. Từ Triệu Tử Long vang danh trong trận Đương Dương – Trường Bản cho đến Phạm Ngũ Lão vung giáo quét quân Nguyên Mông khỏi bờ cõi, hay như đoàn quân nón nhọn giáo dài của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản mãi vẫn nằm trong tâm trí chúng ta. 
Lý Thái Tổ của Việt Nam cùng với Tống Thái Tổ của Trung Quốc là hai người không cùng thời đại nhưng lại có sự tương đồng trong bản lĩnh chiến trận và việc cai trị một cách đáng ngạc nhiên. Cả hai đều là Hoàng đế khai quốc, đều cai trị thiên hạ bằng sự nhân từ nổi tiếng của mình. Cả hai cũng đều là tướng quân với bản lĩnh võ công đứng đầu thiên hạ. Và nhờ võ công đó mà cả hai đã tạo nên những đạo quân tinh nhuệ bách thắng để thống nhất sơn hà, lập ra nghiệp lớn ngàn năm.
Nếu như Tống Thái Tổ để lại côn pháp và Trường quyền còn nổi danh đến ngày nay thì Lý Thái Tổ cũng để lại bộ U Linh Thương Pháp. Tương truyền lúc bấy giờ, các thế lực phản loạn nổi lên khắp nơi, dân chúng lầm than, khổ sở. Lý Công Uẩn nhiều phen đích thân đi dẹp loạn. Nhưng do địa hình đất nước núi rừng thâm u, tịch mịch, các trận chiến thường diễn ra vào lúc chạng vạng nên với những bài thương thông thường, khả năng đánh tan quân phiến loạn rất thấp.
Bản thân Lý Thái Tổ là một cao thủ dùng thương nên đã sáng tạo ra bài thảo U Linh Thương rồi tập cho binh lính. Điểm độc đáo của U Linh Thương là có tầm sát thích cao, đường thương đâm thẳng, trực diện với kình lực lớn, kết hợp các động tác uyển chuyển, nhu cương hòa diệu. Điều đó thích hợp với lối đánh áp sát cận chiến, phù hợp với thể hình thấp bé của đa số binh sĩ triều Lý thời bấy giờ. 
Điểm độc đáo của U Linh Thương là có tầm sát thích cao, đường thương đâm thẳng, trực diện với kình lực lớn, kết hợp các động tác uyển chuyển, nhu cương hòa diệu. (Ảnh: youtube.com)
Dưới đây là lời giới thiệu về U Linh Thương Pháp:
Sa La thành tẩu mã
Hô lục tướng
Thúc Sa La thành thất phược binh
Đằng đằng khí trận
Loạn mã tung thương
Khốc lược truy hình
Phong linh ảnh địa. 
Dịch nghĩa:
Thành Sa La ngựa phi nhốn nháo
Phất cờ hiệu, sáu mặt dồn binh
Thành Sa La vây làm bảy bận
Khí trận truyền khiếp nhược tình quân
Người – ngựa, dày nhau cơn bão giáo
Tìm đường thoát nạn, địch theo chân
Ngã tối, chiêng khua bày đất trận. 
Siêu Xung Thiên của Nguyễn Huệ
Những Hoàng đế hay các tướng dũng mãnh vô địch của Việt Nam hay Trung Quốc đều rất ưa thích đại đao. Hoàng đế Quang Trung cũng vậy. Theo sử sách, cuộc đời binh nghiệp của vị chiến thần bách thắng này luôn gắn liền với thanh Ô Long đao đầy huyền bí. Tương truyền Nguyễn Huệ là người có võ công cao cường. Nhờ thân vóc cao lớn cũng như nội lực mạnh mẽ, nên ông chuyên về sử dụng đao ngoài những môn võ khác.  
Đến nay thế gian vẫn đang lưu truyền một bài Đại Đao (hay còn gọi là Siêu) tương truyền do Nguyễn Huệ sáng tạo có tên là Siêu Xung Thiên. Bài Siêu này có bài giới thiệu bằng chữ Hán, tạm dịch như sau:
Bái tổ
Chọc trời đề đao chém ngược sau
Gió nổi vờ chạy quỷ thần kinh
Ngoái đầu nép cây, tiến lên bằng Phụng Tấn
Chém ngang, trung bình tấn vững như trâu
Chém lên như rồng, chặt xuống như hổ
Nép dấu trốn nằm kín như chim sợ tiếng
Rớt ngựa bay xuống lập tức đâm nhanh
Bốn phía cùng ngồi xuống, về nẻo sống
Đề đao đứng bái tổ như ban đầu. 
Đến nay thế gian vẫn đang lưu truyền một bài Đại Đao (hay còn gọi là Siêu) tương truyền do Nguyễn Huệ sáng tạo có tên là Siêu Xung Thiên. (Ảnh: vietnam.vnanet.vn)
Lôi Long đao của Đô đốc Võ Văn Dũng
Không chỉ Nguyễn Huệ để lại bài Siêu Xung Thiên, một trong những tướng lĩnh giỏi nhất của ông, Đô đốc Võ Văn Dũng cũng để lại di sản là một bài đao còn truyền lại đến ngày nay, tên là Lôi Long đao. Bài đao này là 1 trong 18 bài võ quy chuẩn của võ cổ truyền Việt Nam hiện nay. 
Theo lời võ sư Đông Hải, huấn luyện viên trưởng võ cổ truyền tỉnh Bình Định, cũng là người truyền ra bài Lôi Long đao này hiện nay thì: “Tuyệt kỹ đao pháp “Lôi Long đao” do đô đốc Võ Văn Dũng nghiên cứu chiêu pháp rồi soạn ra vào mùa thu năm 1768 tại huyện Tây Sơn (Bình Định). Sau này, bài “Lôi Long đao” được tìm thấy trong cuốn “Tây Sơn danh tướng bí kíp mộ hồn thao” của Nguyễn Trung Như, một danh tướng nhà Tây Sơn, chép lại. Trải qua nhiều thế kỷ, cuốn cổ thư võ học này được lưu giữ tại chùa Lộc Sơn. Sau này, cố thượng tọa Thích Tịnh Quang truyền dạy lại cho tôi. Rồi tôi đã dạy lại cho học trò xuất sắc nhất của mình là võ sư Trần Duy Linh. Và cũng chính bài đao này đã mang lại cho võ sư Linh nhiều huy chương vàng giải võ cổ truyền toàn quốc”. 
Theo võ sư Hải, bài Lôi Long đao này có uy lực rất lớn, vô cùng ảo diệu, khiến đối phương trở tay không kịp. Lôi Long đao vận dụng lối đánh linh hoạt, các loại vũ khí khác rất khó chống đỡ. Lôi Long đao có đặc điểm là chế ngự trực tiếp, trảm phạt vào đôi tay của đối thủ cầm thương, cầm kiếm. Khi ấy, ngọn kiếm, đường thương dẫu có linh hoạt đến đâu cũng không thể bù lại được. 
Lôi Long đao còn thường sử dụng những đòn thế “gậy ông đập lưng ông”, mượn sức đối thủ để hạ đối thủ. Người dùng đao có những động tác chém dụ, buộc đối phương phải gạt đỡ rồi nhân cơ hội đối phương sơ hở, bị đánh lạc hướng để đoạt mạng.
Theo võ sư Hải, bài Lôi Long đao này có uy lực rất lớn, vô cùng ảo diệu, khiến đối phương trở tay không kịp. (Ảnh: youtube.com)
Hùng Kê Quyền của Nguyễn Lữ 
Quân đội Tây Sơn thần dũng vô địch trên chiến trường cũng nhờ công huấn luyện của các chủ tướng. Các tướng lĩnh Tây Sơn toàn là cao thủ võ nghệ tuyệt luân. Trong đó nổi bật nhất chính là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. 
Người ta biết nhiều về Nguyễn Huệ nhưng không hiểu rằng Nguyễn Lữ mới chính là đại tông sư về võ học trong cả ba anh em Tây Sơn. Vì võ học là một thứ Đạo dùng để tu thân, nên khi đạt Đạo thì người ta sẽ không màng danh lợi và tranh giành quyền lực. Nguyễn Lữ là người ít tiếng tăm và sống một cuộc sống kín đáo cho đến lúc mất. 
Nhưng trình độ võ công của ông lại trội hơn rất nhiều so với 2 người anh. Nguyễn Lữ chính là người sáng tác ra bài quyền Hùng Kê nổi tiếng còn lưu lại đến ngày nay. Bài quyền này là một trong 10 bài quốc võ của Việt Nam hiện đại. Tương truyền rằng Nguyễn Lữ vốn người mảnh khảnh, yếu hơn các anh mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Tính ông hiền hòa, ưa thanh tịnh, thích giao du với các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc, thích học văn hơn học võ.
Với tính cách đó ông có khiếu hơn về các môn võ lấy nhu chế cương. Nguyễn Lữ nhận thấy võ thuật Thiếu Lâm phần nhiều thiên về dương cương, có những điểm không phù hợp với thể chất người Việt Nam và nhất là tính thực tiễn áp dụng trong chiến đấu.
Nguyễn Lữ cũng say mê nghệ thuật chọi gà. Trong một dịp Tết, ông quan sát đôi gà chọi, một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, mặt đỏ gay, các đòn nặng nề sát thủ và một con nhỏ bé mà linh hoạt. Cuối cùng, khi giao đấu, con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, liên tiếp, nhanh như chớp của con gà nhỏ. 
Với ngộ tính rất cao của mình, ông thấy được sức mạnh mà con gà nhỏ kia dùng có cùng nguyên tắc với dòng nước. Vì gà là thuần Kim thuộc Ngũ Hành nên đòn đánh của nó tương sinh ra một dòng nước với năng lượng rất mạnh mẽ. Nó có đặc tính gồm cả âm dương, khi thì miên viễn, bền bỉ, nhẹ nhàng nhưng khi cần thì nhanh như sóng chồm dữ dội, có thể chọc phá bất cứ sự phòng thủ nào. 
Ông đã sáng tạo ra bài Hùng Kê Quyền vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với thể chất người Việt nói chung. Đặc tính của nước được áp dụng trong bài bằng những yếu lĩnh, nhằm đến mục tiêu, yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều, gần có thể đánh xa. Bài quyền này đã thể hiện 1 cách tận tường về phong cách võ công cũng như bản tính của Nguyễn Lữ. 
Vì uy lực lớn của bài quyền này, hiện nay nó thường chỉ được truyền dạy cho môn đồ đã có trình độ nhất định, chẳng hạn như cấp huấn luyện viên. Đặc điểm của các bài quyền hay binh khí trong võ thuật cổ truyền Việt Nam là lời thiệu luôn được viết bằng thơ cho dễ nhớ, dễ thuộc, thể hiện chất văn trong võ đạo. Hùng Kê Quyền cũng không phải là ngoại lệ, thiệu của bài là một bài thơ thể thất ngôn bát cú.
Vì uy lực lớn của bài quyền này, hiện nay nó thường chỉ được truyền dạy cho môn đồ đã có trình độ nhất định, chẳng hạn như cấp huấn luyện viên. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Nguyên văn:
Lưỡng kê giao thủ thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long
Xuyên cung độc triểu tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hung
Thiểu, tẩu, vượt, trầm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung
Dịch nghĩa:
Hai con gà chọi nhau để tranh hùng
Hai chân cùng bay, móng chân đâm hất lên
Trấn biên ải, cây thương vàng như cọp trắng
Giữ cửa quan, lưỡi kiếm bạc tựa rồng xanh
Mũi tên độc đâm vào hầu được cất giấu từ mỏ gà (mổ thóc)
Quay đầu móc đâm vào ngực kẻ địch
Chạy, nhảy lên, luồn, hụp xuống là thế trời cho
Mềm, cứng, mạnh, yếu, tất cả đều trong bài quyền này.
(Còn nữa)
Tĩnh Thủy

Nhãn:

Tinh hoa võ thuật Việt Nam (P.2): Yến Phi Quyền của vua Quang Trung và dàn trống chiến độc đáo

08:16, 04/12/2017

Xem thêm: Phần 1
Yến Phi Quyền và bài quyền Enpi của Karate Shotoka
Yến phi quyền là bài danh quyền của võ cổ truyền Việt Nam, tương truyền do Nguyễn Huệ sáng tạo dựa vào các bài Thần đồng, Lão mai, Ngọc trản để các nghĩa binh Tây Sơn rèn luyện trong giai đoạn trước khi đưa quân ra Bắc Hà. Trái với người em của mình, do thể chất trời sinh mạnh mẽ to lớn và nội lực thâm hậu nên Nguyễn Huệ lại thiên về các môn võ công dương cương. Binh khí mà ông sử dụng cũng là đại đao.
Vậy nên bài Yến Phi Quyền này mặc dù là miêu tả động tác né tránh, bay nhảy nhẹ nhàng của chim én nhưng những đòn thế lại dứt khoát và quyết liệt giống với đặc điểm võ công của Nguyễn Huệ. Thủ pháp bài quyền khoáng đạt rộng mở với những chiêu thức sải rộng cánh. Đòn thế tấn công đối thủ thường bằng cạnh tay chém, mũi bàn tay đâm và các ngón tay móc hổ trảo. Cước pháp trong bài là các đòn đá bằng cạnh chân và móc vòng đánh gót.
Miêu tả một số động tác của Yến Phi Quyền. (Ảnh: uptung.blogspot.com)
Có một điều thú vị trùng hợp là bài quyền Enpi của hệ phái Karate Shotokan cũng bắt nguồn từ hình thế của chim én với cách đánh và khí thế tương tự như bài Yến Phi Quyền này của Việt Nam vậy. Quả thật là: “Ánh trăng chiếu xuống nước thì ở đâu cũng là hình tròn cả”.Cũng như các bài võ cổ truyền khác, Yến Phi Quyền cũng có bài thiệu bằng thơ của riêng mình. Lời thiệu của bài được viết bằng thể thơ lục bát, gồm 9 câu:
Bước vào biến thế Yến Phi
Tam câu tam đả tức thì làm xong
Rồi lại biến thế Thần Đồng
Hồi về yến bãi chực phòng song phi
Phi rồi cuốn cánh nép vi
Lập thế bộ hổ hồi về Triệu Công
Ví dù nó có lướt xông
Thì ta biến thế Phượng hoàng một chân
Bái tổ sư lập như tiền
Trống trận Tây Sơn
Âm thanh chính là một loại năng lượng rất mạnh có thể tác động đến tâm linh của người ta. Đặc biệt là trong quân sự thì sự vận dụng âm thanh đã thành một nghệ thuật. Binh thư yếu lược có ghi rõ: “Phàm trống chiêng là để làm uy cho tai, cờ xí là để làm uy cho mắt, cấm lệnh hình phạt là để làm uy cho lòng. Tai sợ uy tiếng, tiếng không thể không trong; mắt sợ uy sắc, sắc không thể không sáng; lòng sợ uy hình, hình không thể không nghiêm. Ba điều ấy không dựng lên được thì tuy có nước cũng phải thua địch. Cho nên nói rằng: Tướng phất cờ thì không ai là không theo, tướng chỉ cờ thì không ai là không liều chết”. 
Vì thế nên một đạo quân hùng mạnh tất phải đi kèm với một lực lượng chiêng trống, cờ xí tương ứng. Những quân sĩ này chính là tinh nhuệ của chỉ huy và luôn nằm ở trung quân. Có thể nói đạo quân này cũng chính là uy nghiêm của toàn quân đội và uy lực xông trận nghiêng trời lệch đất của hàng trăm vạn đại quân trong trận mạc chính là đến từ hệ thống chiêng trống, cờ xí này. Hiện nay chúng ta chỉ còn lưu lại một ít bài trống trận Tây Sơn nên cũng không thể tái hiện lại toàn bộ binh uy như ngày xưa được.
Hình minh họa trống trận. (Ảnh: ttngbt.blogspot.sg)
Thời cổ, người đánh trống trận phải là người am hiểu võ thuật, binh pháp. Tương truyền nhà Tây Sơn đặt ra nhạc võ để huấn luyện quân và khiển trận. Dàn nhạc võ Tây Sơn xưa gồm mười sáu trống chiến, tù và, chiêng, phèng la… Trống chiến là linh hồn của nhạc võ. Hiện nay trống chiến chỉ còn mười hai chiếc, tượng trưng cho thập nhị địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão…), xếp thành ba bậc trên giá đỡ, ứng với triết lý tam tài. Một bài trống trận Tây Sơn gồm có 3 hồi: Xuất quân, xung trận – công thành và ca khúc Khải hoàn. 
Khi tiếng trống cất lên, hồn thiêng sông núi, tiếng võ ngựa thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn như vọng về… Khi xưa dưới cờ nữ tướng Bùi Thị Xuân có bốn phó nữ tướng trẻ đẹp tài cao, mà người đương thời gọi là Tây Sơn Ngũ Phụng thư (gồm Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung và Huỳnh Thị Cúc), đã cùng nhau huấn luyện và điều khiển tượng binh gồm một trăm thớt voi và đoàn nữ binh trên hai ngàn người làm nên những chiến thắng thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn – Nguyễn Huệ.

Lời kết
Để xây dựng một nền văn hóa đã rất khó, bảo vệ nó nguyên vẹn khỏi họa ngoại xâm cũng khó khăn không kém. Với vị trí địa lý đặc thù của mình nên Đại Việt là nạn nhân chính của vô số lần xâm lấn của ngoại bang trải suốt mấy nghìn năm lịch sử. Vì thế mà nền văn hóa Việt Nam mang tính thượng võ rất cao với võ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng ngang với văn học và nghệ thuật. Việc lưu giữ, tìm hiểu và phát triển những di sản võ thuật của ông cha để lại cũng chính là bảo tồn 1 tương lai tốt đẹp cho các thế hệ mai sau vậy.
(Còn nữa)
Tĩnh Thủy

Nhãn:

Tinh hoa võ thuật Việt Nam (P.3): Lai lịch phi thường của võ Việt, hoàn toàn khác võ Trung Hoa

10:15, 16/12/2017

Xem thêm: Phần 1, Phần 2
Những trang sử Việt suốt 4.000 năm là những gì còn sót lại của một nền văn hóa cổ xưa rất độc đáo. Nói một cách văn vẻ thì nó chính là sự kết hợp giữa thanh gươm và cây bút. Gươm để bảo vệ giang sơn và bút dùng để điểm tô non sông, tạo nên những di sản văn hóa rực rỡ để lại cho hậu thế. Lịch sử đằng đẵng mấy nghìn năm với nhiều lần vong quốc và phục quốc cũng chính là nét độc đáo riêng biệt của hóa Việt Nam.
Nên cũng nói võ thuật là một nét văn hóa chủ yếu của nước Việt, cũng có thể nói dân ta có tinh thần thượng võ cao. Vì thế phong trào luyện tập võ thuật chưa bao giờ ngừng phát triển ở mảnh đất này. Ngày nay rất nhiều bậc phụ huynh cho con em mình theo rèn luyện võ thuật như một cách tăng cường khả năng tự vệ và rèn luyện thân thể. Nhưng nếu chỉ dừng ở việc tự vệ và rèn luyện thân thể thì có thể chúng ta đã vô tình làm giảm đi phần lớn giá trị của võ học dân tộc, một vốn quý mà cha ông ta để lại. Loạt bài viết này chính là để khám phá giá trị thực sự của nền võ học Việt Nam cũng như giúp cho các võ sinh tương lai trân quý và nỗ lực hơn để có thể đạt đến trình độ võ học thượng thừa xứng với lớp cha anh.
Nếu chỉ dừng ở việc tự vệ và rèn luyện thân thể thì có thể chúng ta đã vô tình làm giảm đi phần lớn giá trị của võ học dân tộc, một vốn quý mà cha ông ta để lại. (Ảnh: vothuat.vn)
Võ thật, võ công và võ đạo
Bản thân ngành võ có rất nhiều khái niệm dễ làm người ta nhầm lẫn. Do thời gian lưu truyền quá lâu mà nhiều điều chân chính đến nay bị mai một hay bị hiểu lầm. Do đó việc đầu tiên khi lần lại giá trị của võ thuật chính là bắt đầu từ các khái niệm.
Nói đến Võ thuật, người ta thường liên tưởng đến các kỹ thuật chiến đấu bằng tay không hay binh khí dùng để đánh bại đối thủ trong các cuộc giao tranh. Nhưng điều này lại có phần… sai lệch so với từ gốc tiếng Hán của chữ Võ. Chữ Võ tiếng Hán (武) được cấu thành từ chữ Chỉ (止) và chữ Qua (戈). Chữ Chỉ (止) ở đây nghĩa là đình chỉ, làm cho dừng lại. Qua (戈) là tên gọi cho một món võ khí thời cổ (cùng thời với Qua còn có món võ khí khác phổ biến có tên gọi là Can, nên mới có câu: mắc nạn can qua). 
Như vậy, ý nghĩa của chữ “Võ” là: Người biết tự chế lấy bản thân, hoặc góp phần làm cho dừng lại nạn can qua (戈), thì mới đúng nghĩa là người có… Võ (武). Mà để tự chế phục được bản thân thì người học võ phải tu tâm dưỡng tính, tôn trọng đạo đức. Nên khi luyện võ chính là phải tu dưỡng bản thân theo chuẩn mực văn hóa và đạo đức cao thì mới đúng với ý nghĩa của chữ này.
Võ thuật
Chữ “Thuật”ở đây chính là chỉ phương pháp sử dụng võ với một phương pháp nào đó, một loại vũ khí nào đó cho một mục đích cụ thể. Ở nghĩa này, võ thuật đồng nghĩa với võ nghệ, tức là một môn học để hành nghề, nghề võ như binh lính hay võ quan ngày xưa.
Chữ “Thuật” này nhấn mạnh vào phương pháp, cách sử dụng, cách học. Có thể coi là tầng thấp nhất, cơ bản và phổ biến nhất trong cách hiểu về võ của mọi người ở xã hội hiện nay. Ví dụ như:Kiếm thuật là cách dùng kiếm trong võ thuật, Thương thuật là cách dùng Thương, Tiễn thuật hay Cung Tiễn Thuật là cách dùng cung tên, Kỵ Xạ thuật là cách cưỡi ngựa bắn cung, Quyền thuật là cách chiến đấu bằng tay không.
Biểu diễn kiếm thuật trong võ thuật. (Ảnh: tv247.vn)
Võ công
Võ công còn gọi là công phu (Kung Fu) trong tiếng Hán Việt. Đây là khái niệm cao hơn võ thuật, nói chính xác đây là khởi đầu của người luyện Võ chân chính. Nó là thuật ngữ dành cho người luyện võ vì võ chứ không phải để làm việc. Vậy “Võ công” chính là khái niệm chỉ phương pháp rèn luyện chuyên nghiệp và chính thống căn bản nhất để người luyện võ có thể đạt đến trình độ thượng thừa sau này. Trong đó có thể gồm các bài quyền bí truyền và phương pháp hô hấp nội ngoại công phu đòi hỏi sự rèn luyện kiên nhẫn cao độ và trải qua nhiều thời gian (công phu).
Ngoài ra Võ công còn có một nghĩa phụ nữa là chỉ những chiến công hiển hách của một vị tướng hay một vị vua nào đó. Ví dụ như vua Quang Trung đã lập nên “võ công” hiển hách đánh đuổi quân Mãn Thanh năm 1789. Có một câu nói lưu truyền như sau có thể khiến chúng ta hiểu thêm về khái niệm và sự quan trọng của võ công:
Lực bất đả quyền
Quyền bất đả công
Luyện quyền bất luyện công
Đáo lão nhất trường không
Luyện công bất luyện quyền
Hậu thế thất nhân truyền
Tạm dịch:
Sức không đánh lại quyền (người mạnh không đánh được người biết quyền thuật)
Quyền không đánh lại công (người biết quyền thuật không đánh nổi người có nội công)
Luyện quyền mà không luyện công (chỉ tập quyền mà không có nội công)
Về già chỉ tay không (về già không còn gì, ý là cơ thể sẽ suy sụp sinh ra nhiều bệnh tật)
Luyện công không luyện quyền (chỉ tập nội công, không tập quyền)
Về già chẳng có ai để truyền (khó tìm truyền nhân, vì người đời không hứng thú luyện công)
Võ công chính là khái niệm chỉ phương pháp rèn luyện chuyên nghiệp gồm các bài quyền bí truyền và phương pháp hô hấp nội ngoại công phu đòi hỏi sự rèn luyện kiên nhẫn cao độ và trải qua nhiều thời gian (công phu). (Ảnh: danviet.vn)
Võ đạo
Là trình độ tối cao của người luyện võ, là thứ trong mơ của tất cả võ nhân hay võ sĩ. Đây mới chính là thứ duy nhất mà một người luyện võ nên đặt làm mục tiêu của đời mình. Ở đây võ học trở thành một phương tiện để thăng hoa bản chất con người, vượt khỏi giới hạn của thể xác và không gian này. Việc tập võ chính là hành đạo vậy, vì võ đạo chân chính không phải dùng để phân định hơn thua và tài năng cao thấp. Tuy nhiên học võ thế nào để đạt được võ đạo luôn là dấu hỏi lớn nghìn năm qua. Phần sau sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
Võ Việt chính là văn hóa Thần truyền
Ngày nay, ảnh hưởng của các loại tiểu thuyết võ hiệp và những bộ phim võ thuật hoành tráng đông đảo từ Trung Quốc cho đến Mỹ, Thái, Nhật, Hàn khiến hàng triệu thanh thiếu niên vì hâm mộ mà dấn thân đi học võ. Và trong cái trào lưu sôi động đó thì việc khoác lên người bộ đồ võ Wushu, Karatedo, Aikido có vẻ hào nhoáng hơn và thu hút các thanh niên Việt nhiều hơn là những gì còn truyền lại của ông cha.
Lướt một vòng qua các trung tâm văn hóa thì các lớp võ nước ngoài luôn đông nghìn nghịt, chẳng bù với các lớp võ cổ truyền. Buồn hơn nữa là ngay trong các lớp võ cổ truyền người ta lại còn đang dạy võ Việt Nam theo kiểu ngoại lai. Bỏ qua hết các giá trị võ đạo của cha ông, chạy theo kiểu võ nghệ đấu đài thực dụng với cơ bắp cuồn cuộn mang nặng tính biểu diễn. Học võ Việt mà đánh theo kiểu Muay Thái, kiểu Wushu và kiểu đấu đài Boxing?! Đâu rồi hồn võ dân tộc, đâu rồi tinh thần thượng võ ông cha ngày xưa?
Vậy có thực là võ học của Nhật, Hàn, Trung Quốc tốt hơn và có giá trị hơn Võ Việt Nam khi chúng có thể được truyền bá rộng khắp thế giới?
Người viết xin mạn phép không đề cập đến một số nền võ thuật khá nổi tiếng khác như Mỹ, Nga, Do Thái… vốn có rất nhiều cao thủ, mà chỉ đề cập đến nền võ học của 4 nước Trung, Nhật, Hàn và Việt (trong đó sẽ tập trung vào Trung và Việt). Lý do chính đầu tiên là vì khuôn khổ bài viết này không phải phân định đâu là nền võ thuật tốt hơn mà chỉ đơn thuần phân tích khía cạnh văn hóa và nội hàm của võ học truyền thống nước Việt.
Lý do thứ hai là 4 nước này chính là 4 nước đồng văn, cùng trong nền văn hóa chữ Hán cổ trải dài liên tục mấy nghìn năm, vốn được xem là văn minh Thần truyền cho con người. Chỉ có các nền văn minh này mới có thể sản sinh ra nền võ học thực sự có thể đạt đến đỉnh cao nhất là Võ đạo. Hay nói một cách chân thực thì chỉ có nền võ học của 4 quốc gia này cùng với Ấn Độ (với môn phái KalariPayatu và một số môn võ thuật xuất thân từ Yoga cổ) với nội hàm thâm sâu và văn hóa nghìn năm mới có đủ tư cách để bàn về Võ đạo chân chính mà thôi.
Giờ đây chạy theo kiểu võ nghệ đấu đài thực dụng với cơ bắp cuồn cuộn mang nặng tính biểu diễn. (Ảnh: baomoi.com)
Lịch sử truyền thừa nhiều nghìn năm
Đầu tiên là nói về lịch sử, võ học Việt Nam sớm nhất được nói đến trong sử sách chính là trong huyền thoại từ thời mở nước. Chẳng phải Lạc Long Quân đã giúp dân chém Hồ Tinh, trừ Mộc Tinh Ngư Tinh là gì? Những công trạng của ông chính là dùng võ công mà thực hiện, là ghi nhận sớm nhất trong huyền sử về võ học của nước ta. Sau Lạc Long Quân đến truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa sắt cầm roi sắt ra trận, tất cả đều ghi dấu võ công của người Việt.
Nếu tính về thời gian thì cội nguồn võ Việt cũng xa xưa ngang với nước lâu đời nhất là Trung Quốc hay Ấn Độ. Trải qua hơn 4000 năm rèn giũa, chắt lọc qua vô vàn cuộc chiến chúng ta mới còn lại những giá trị di sản võ Việt đến ngày nay. Thế nên người Việt hoàn toàn không có gì phải tự ti về lịch sử và giá trị của võ học của dân tộc mình vậy. 
Có thể nói võ Việt Nam và Trung Quốc là  2 nền võ học khác ngoài Ấn Độ có lịch sử và nội hàm lâu dài nhất và cũng bị hiểu lầm nhiều nhất. Chỉ có võ công Việt Nam là đủ sức so kè suốt nghìn năm qua hàng nghìn cuộc giao tranh mà vẫn cân bằng với “đại gia võ học” như Trung Quốc, lại vẫn còn tồn tại nguyên vẹn đến hôm nay mà thôi.
Xét về khía cạnh lịch sử và nội hàm thì võ học Nhật Bản và Hàn Quốc đành phải xếp dưới một bậc vì văn hóa Nhật (gồm cả võ học) chỉ phát triển mạnh từ sau khi giao thương với nhà Đường. Văn hóa Hàn Quốc (đặc biệt võ học) chịu ảnh hưởng của nhà Đường và sau đó là Đại Việt. Đặc biệt với sự thành lập Hoa Sơn Lý Gia, võ phái của Hoa Sơn tướng quân Lý Long Tường (Hwasan Sanggun) mà nền võ học Hàn Quốc mới phát triển vượt bật từ sau thế kỷ 12. Chỉ là Nhật và Hàn đã rất thành công với nhiều nhân tài trong thế kỷ 20 để phổ biến văn hóa võ thuật của họ đi khắp thế giới trong khi chúng ta không thể làm như vậy do nhiều nguyên nhân khác nhau. 
Tượng đài Thánh Gióng tọa lạc trên đỉnh núi Ðá Chồng, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. . (Ảnh: vi.wikipedia.org)
Nội hàm thâm sâu từ văn hóa tiền sử
Xét về nội hàm, cả 4 nước đồng văn đều bị ảnh hưởng chung của một nền văn hóa cổ Thần truyền. Trong đó, ngoài Việt Nam ra thì Hàn Quốc và Nhật Bản hoàn toàn là học từ văn minh của Trung Quốc mà phát triển thành của riêng mình. Trong khi Việt Nam và Trung Quốc may mắn được kế thừa nguyên vẹn nền văn hóa cổ xưa đó rồi cải biến hấp thụ, biến thành của mình.
Vậy nền văn minh này là gì? Nó vẫn chưa có tên chính thức nhưng nó chính là tổ tông của văn minh Đông Bắc Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. Ngay cả văn minh Trung Hoa cũng chỉ là kế thừa và phát triển nền văn hóa này rực rỡ nhất mà thôi. Nền văn minh này đã từng rực rỡ nhiều nghìn năm trước khi bị nhấn chìm bởi Đại Hồng Thủy. Chỉ còn một ít hậu nhân sống sót ở các vùng núi cao như Thiên Sơn, Himalaya, Nepal, Thanh Hóa – Nghệ An, Lào Cai… với những vốn văn hóa quý giá còn lưu lại mà tạo nên các nền văn minh châu Á sau này. Điều này cũng tương tự với Ai Cập, Peru, Mexico, các quốc gia này chỉ là kẻ thừa hưởng lại những gì còn lưu lại của những nền văn minh cổ xưa từng hiện diện trên lãnh thổ của họ mà thôi.
Có thể tạm gọi nó là nền văn minh tiền sử, là chủ nhân mà đã tạo ra Kinh Dịch, Bát Quái, Âm Dương, Ngũ Hành, Hà Đồ Lạc Thư. Các nền văn minh này tuy chưa chính thức được thừa nhận bởi tất cả các quốc gia và giới học thuật trên thế giới nhưng có rất nhiều công trình nghiên cứu khảo cổ hiện đại đã viết về vấn đề này, đều nhận được rất nhiều tán thưởng từ giới học thuật. Có thể kể đến những cái tên như: “Địa đàng phương Đông” (Stephen Oppenheimer), “Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân” (Ernst Muldasev) hoặc series sách Best Seller trên Amazon có tựa là :Fingerprints of the Gods” của tác giả Graham Hancock viết năm 1995 về các nền văn minh tiền sử.
Ngày nay rất nhiều học giả người Việt cứ mãi tranh luận xem văn hóa nước ta và văn hóa Trung Hoa cái nào có trước và thậm chí tranh cãi xem Kinh Dịch là của Việt Nam hay của Trung Hoa? Điều này thật sự đã sai ngay từ cách đặt vấn đề vì cả Việt Nam và Trung Quốc cũng chỉ là hai người học trò của nền văn minh đã mất kia mà thôi.
Cả hai nước với vốn văn hóa đó đã tạo nên hai vương quốc vĩ đại truyền thừa suốt 3.000 năm là Văn Lang (Việt Nam) với 18 thời Vua Hùng kéo dài 2.700 năm và Trung Quốc với thời Tam Hoàng Ngũ Đế kéo dài suốt 3 nghìn năm. Trung Hoa với lợi thế về lãnh thổ nên có vẻ phát triển nhanh và xuất sắc hơn rồi cuối cùng ảnh hưởng đến toàn bộ các nước còn lại, kể cả Việt Nam bởi vì sau thời Hùng Vương thì người Việt hầu như đã đánh mất rất nhiều thứ quý giá của ông cha và phải chịu đô hộ gần 1000 năm. Tuy nhiên với nội hàm văn hóa sâu dày cộng với việc cùng chung một gốc rễ tương đồng nhau mà văn minh Trung Hoa không thể đồng hóa thành công người Việt như cái cách nó đã làm trước đây với các dân tộc du mục khác.
Xét riêng về võ học sẽ thấy rõ hơn điều đó. Nói chung võ Việt Nam nhìn thoáng qua thì thấy có rất nhiều phần giống võ Trung Quốc, kể cả tên gọi và vũ khí nhưng đi sâu nghiên cứu thì khác biệt là rất lớn. Võ Việt có nhiều nét rất đặc sắc như “lấy ít địch nhiều”, “chú trọng hiệu quả không trọng hình thức” và “chỉ có thể dùng tốt nhất bởi người Việt”.
Nhìn thoáng qua võ thuật Việt gần giống với võ Trung Quốc nhưng đi sâu nghiên cứu thì sự khác biệt rất lớn. (Ảnh: soha.vn )
Các thể loại vũ khí, hệ phái:
Nói đến võ là phải nói đến vũ khí, người ta hay nói về “Thập bát ban võ nghệ” hay 18 loại vũ khí mà con nhà võ phải tinh thông. Trong danh sách của 18 loại này của người Việt có 2 loại hoàn toàn khác Trung Quốc là “Song Chùy” và “Ná Trận”. Trong khi đó người Trung Quốc dùng Độc Chùy và Cung Nỏ thay cho “Ná Trận”. Ngoài ra còn một số binh khí đặc thù Việt Nam khác như “bút chì” chuyên dùng cho các binh lính đoạn hậu khi phải rút lui chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Và còn có “Roi” Bình Định hoàn toàn khác với trường côn của Trung Quốc với lối đánh cực hiểm và phù hợp thể chất của người Việt. 
Kế đến là hệ phái võ thuật, hẳn ai thích phim kiếm hiệp đều biết đến các môn phái nổi tiếng của Trung Quốc là Thiếu Lâm, Võ Đang, Không Động, Hoa Sơn, Thanh Thành, hay như Cổ Triều Tiên có TaeKyon, Nhật thời cổ có JuJitsu, KenJutsu, Ninjitsu (Nhu Thuật, Kiếm Thuật, Nhẫn Thuật) và các hệ phái của nó.
Việt Nam vốn dĩ ở sát sườn Đại môn phái kia, muốn yên ổn suốt 4 nghìn năm thì lẽ nào lại không chú trọng phát triển mặt này? Người Trung Quốc phân chia võ công của mình thành 2 loại lớn là “Tướng môn võ thuật (võ công của các gia đình võ tướng) và “Tông môn võ thuật” (võ công dân gian, các môn phái dân gian và một số môn xuất thân từ tôn giáo).
Võ thuật Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có thể dùng cách phân loại này để dễ nhận thức hơn. Theo đó thì Tông môn võ thuật của Nhật và Hàn có thể kể đến như TaeKyon (tiền thân Taekwondo), Gumdo (Gươm Đạo), Karate và các hệ phái, JuJitsu (Nhu thuật), Nippon Kempo hay đặc biệt như NinJitsu (Nhẫn thuật), còn có 9 đại môn phái truyền mấy trăm năm đến nay. Tướng môn võ thuật có thể kể đến Hoa Sơn Lý Gia của Hàn Quốc, các hệ phái Kenjitsu (kiếm thuật) của các gia đình Samurai như Shintoryu (Thần Đạo Lưu) lây đời nhất có từ thế kỷ 13. 
Võ Bình Định hoàn toàn khác với trường côn của Trung Quốc (Ảnh: hiquynhon.com)
Còn ở Việt Nam, sự phân loại phức tạp hơn các nước khác. Theo nguồn của Bình Định Sa Long Cương (võ phái cổ truyền lớn và uy tín hàng đầu Việt Nam)  thì võ học Việt Nam từ xưa đến nay chỉ có thể tạm chia thành 5 đại hệ phái, cũng chính là 5 cây đại thụ chống đỡ xâm lăng suốt nghìn năm qua của dân tộc, là nền tảng cho bản lãnh kinh người của các tướng lãnh và đào tạo ra hàng triệu võ binh tinh nhuệ đánh bại tất cả kẻ thù. Các hệ phái đó gồm có:
Võ Lâm: Hệ phái võ thuật của miền rừng núi, của dân giang hồ, cổ xưa, thực dụng, hiệu quả. Chỉ truyền hạn chế chứ không phổ biến. Có thể liệt vào hạng Tông môn bí truyền. Môn võ này thoát thai từ nhu cầu sinh tồn chống chọi với thiên nhiên nên sức tàn phá của nó khủng khiếp, vì lẽ đó nên ít được phổ truyền.
Võ Kinh: Hệ phái võ thuật chính thống của quốc gia được giảng dạy cho binh lính tại Kinh đô. Chính quy, chuẩn mực, thích hợp cho binh lính, cũng có thể coi như Tướng môn võ phái. 
Võ Cổ Truyền: Chú trọng vào các loại võ trận (võ dùng trong chiến trận), có thể xếp vào Tướng môn võ thuật phái. Nay chỉ còn một số hệ phái còn sót lại như Thăng Long Võ Đạo, Nam Huỳnh Đạo, võ xứ Tây Sơn Bình Định… Cũng nói thêm là do đặc trưng chiến tranh liên miên và đất nước nhỏ nên Tông môn võ phái ở Việt Nam không mạnh bằng Tướng môn võ phái qua các thời kỳ lịch sử. Một số Tông môn võ phái của Việt Nam đã chuyển thành tướng môn võ phái khi chưởng môn của họ trở thành tướng quân hay vua, ví dụ như nhà Trần và Nhà Lý. 
Võ Phật Gia Quyền: Hệ phái võ thuật của các Thiền sư, xuất xứ từ các thiền sư Ấn Độ truyền Pháp từ thời Bắc thuộc, được khai thác chính quy từ thời Lý, đặc biệt nổi tiếng vào thời Trần. Cách tu luyện hoàn toàn khác với Đạo gia võ công. Ngoài ra Hoàng tử Lý Long Tường còn đem hệ phái này phát dương quang đại ở Cao Ly. Nền võ học cổ của Hàn Quốc ảnh hưởng rất lớn từ võ công của Đại Việt chính là lý do này. Gumdo của Hàn Quốc là một chi phái dùng Gươm (kiếm) mà võ công Đại Việt đã đem đến Cao Ly vậy.
Võ Thiếu Lâm: Hệ phái võ thuật của Chùa Thiếu Lâm, du nhập vào nước ta dưới Thời Nhà Tống (960 – 1279) và Nhà Minh (1368 – 1644). Khi các triều đại này sụp đổ, nhiều cao thủ đã mang theo tuyệt học môn phái tránh nạn xuống phương Nam.
Nên thực chất võ Việt Nam truyền thống còn bảo lưu rất nhiều vốn quý của võ Trung Hoa và qua thời gian đã được Việt hóa dung hòa vào nền võ học của dân tộc. Còn có cả các cao thủ Đạo Gia như Võ Đang, Không Động tị nạn tại Việt Nam cũng góp rất nhiều vào di sản này.
Việt Nam truyền thống còn bảo lưu rất nhiều vốn quý của võ Trung Hoa và qua thời gian đã được Việt hóa dung hòa vào nền võ học của dân tộc. (Ảnh: evt.vn)
Văn thơ và quyền pháp
Vốn là các quốc gia văn minh cao và để môn sinh dễ tiếp thu nên khi huấn luyện võ thì các bài quyền của võ Việt và Trung đều dùng thơ để dạy môn sinh, thường được gọi là “Thiệu” và “Thảo” (võ Trung Quốc gọi các lời thiệu này là Ca Quyết). Nó cũng chứng minh rằng võ chính là thoát thai từ văn minh mà thành.
Cách làm này là độc đáo duy nhất trên thế giới chỉ có thể tìm thấy ở Võ Việt Nam và Trung Quốc. Lời Thiệu được viết rất ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Nội dung của lời thiệu bao gồm tên các chiêu thức xếp theo thứ tự bài, các yếu lĩnh để luyện tập và biểu diễn đúng tinh thần của bài.
Trong thực tế người ta dễ dàng bắt gặp sự đa dạng của lời Thiệu ngay cả cho một bài sáo lộ cụ thể: Khi thì chỉ ra từng động tác rất chi tiết như trong lời thiệu của Diệp Chuẩn, khi thì chỉ khái quát thành từng cụm chiêu thức, các thế chiến đấu mà một thế bao gồm nhiều động tác, hoặc các phân đoạn của bài như lời Thiệu của Diệp Vấn, Lương Quang Mãn trong võ phái Vịnh Xuân Quyền Trung Hoa… Sự đa dạng này không chỉ bởi các bài đã ít nhiều bị thất truyền, sai lạc hoặc được bổ sung, sửa đổi qua thời gian, mà còn có thể do dụng ý của từng võ sư khác nhau.
Bài Thiệu của Trung Hoa thông thường dùng thơ thất ngôn, trong đó 4 chữ đầu là tên chính xác của chiêu thức, 3 chữ còn lại là bí quyết sử dụng chiêu đó sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên khi truyền ra thì các võ sư Tàu chỉ truyền 4 chữ cho đồ đệ thông thường và dấu đi 3 chữ chỉ truyền riêng cho ái đồ hay con cái mà thôi. Đây cũng là lý do phổ biến mà võ Trung Hoa càng truyền càng mất đi bản sắc vốn có, càng truyền thì càng sai lệch và sa vào hình thức màu mè vì bất kỳ ai cũng có thể tự suy diễn 3 chữ còn lại theo cách của mình. Hơn nữa là có rất nhiều động tác được dùng chung qua lại giữa các bài quyền khiến cho người ta rất khó phân biệt.
Còn bài Thiệu Việt Nam thì rất đa dạng có cả chữ Hán, chữ Việt hay kết hợp cả hai, khi thì dùng ngũ ngôn, khi thì thơ lục bát, khi thì thất ngôn… thể hiện nội hàm và sự đa dạng văn hóa của dân ta. Nhưng cái hại của việc này chính là khi chuyển từ chữ Hán sang dùng chữ Latinh thì chỉ cần vài chữ trong bài Thảo viết sai chính tả thì nghĩa hoàn toàn sai lệch so với nguyên gốc và chiêu thức.
(Còn nữa)
Tĩnh Thủy

Nhãn:

Tinh hoa võ thuật Việt Nam (P.4): Học võ chân chính nghĩa là làm một người Việt chân chính

05:43, 21/12/2017


Có thực là người Việt trọng văn khinh võ?
Có bài thơ rằng: 
Đoái xem văn võ cả hai hàng
Bên văn sang bên võ cũng sang
Dù tía võng xanh văn đủng đỉnh
Gươm vàng thẻ bạc võ nghênh ngang
Văn dìu cánh phượng yên trăm họ
Võ thét oai hùm dẹp bốn phương
Gặp hội thái bình văn trước võ
Võ đâu dám sánh khách văn chương
(Nguyễn Công Trứ)
Trước đây, tại một buổi diễn võ thuật cổ truyền đã từng có một vị trí thức khả kính tuyên bố rằng dân Việt Nam chúng ta chỉ “Trọng Văn” mà “Khinh Võ”. Câu này thực sự cũng là lối nghĩ của rất nhiều người Việt cả bình dân cho đến trí thức. Vì thế mà nhà nhà đua nhau cho con đi học hết đại học này đến cao học kia mà chẳng còn ai đi theo nghề võ một cách chân chính nữa.
Vậy thực chất có phải dân ta luôn “Trọng văn khinh võ” hay đằng sau đó còn có uẩn khúc nào khác? Câu phát ngôn này nếu giải thích một cách nông cạn vô hình trung sẽ làm tổn thương đến giá trị to lớn của võ học trong khi lưu truyền ngoài xã hội, cũng có thể làm nước Việt mất đi rất nhiều tài năng võ thuật. Vì thế người viết xin mạn phép dùng kiến thức của mình để bàn bạc thêm một chút. 
Văn và Võ là gì? Triết lý cổ khởi nguồn từ cặp phạm trù đối xứng là Âm và Dương, sau đó Kinh Dịch miêu tả sự biến hóa của Âm Dương mà thành vũ trụ. Nó cho rằng vũ trụ này mọi việc, mọi vật đều có hai mặt đối lập. Nên có Võ tất phải có Văn, là hai mặt của một vấn đề, chính là văn minh, văn hóa. Vì Âm và Dương lại là hai mặt đối lập nhưng đồng thời là một và bổ sung cho nhau, nó tồn tại không thể tách rời và quan trọng hơn là nó có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Tức là tùy thời mà Âm có thể chuyển thành Dương và ngược lại bởi vì trong Âm luôn có phần Dương và trong Dương luôn có phần Âm. Đây là cái lý “Âm trưởng Dương tiêu” hay “Dương trưởng Âm tiêu”.  
Chúng ta cần nhớ là Văn và Võ là một và không thể tách rời. (Ảnh: vothuat.vn)
Vậy nên, điều đầu tiên chúng ta cần nhớ là Văn và Võ là một và không thể tách rời. Nếu tách ra theo đặc tính thì có thể phân ra như sau: Võ là tranh đấu, sát phạt mang theo sát khí lạnh lẽo từ binh khí hay chân tay nên tạm thời coi là Âm. Văn chương đem lại văn hóa, văn minh khai sáng cho xã hội nên tạm thời coi là Dương. 
Dùng nguyên lý trên mà xét thì khi cái Âm phát triển đến tận cùng thì sẽ sinh ra hay bắt đầu chuyển thành cái Dương, tức là “Âm cực Dương sinh”. Nghĩa là người luyện võ khi luyện đến tận cùng, đỉnh cao võ học thì sẽ không còn sát khí tranh đấu nữa mà lại mang một phong thái văn cách nho nhã và hòa bình, lời nói nhẹ nhàng và phong cách siêu phàm thoát tục.
Chúng ta có thể thấy ví dụ sinh động nhất là các vị vua và võ tướng nhà Trần như vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đều là những cao thủ hàng đầu nhưng phong cách lại văn nhã, thanh thoát siêu phàm. Sử cũ còn chép khi sứ thần nhà Nguyên đến dự lễ đăng quang của vua Trần Minh Tông, đã khen ông có thần thái nhẹ nhàng như Thần tiên.
Còn người văn nhân chân chính tuy mảnh dẻ thư sinh, tay trói gà không chặt nhưng khi đạt đến đỉnh cao của văn chương thì văn phong hùng tráng, lời lời sắc bén như đao, chí khí nhiếp phục tam quân, chính là có được cái “dũng” của võ tướng vậy. Ví dụ này thì có rất nhiều, từ Trần Khắc Chung chỉ dùng lời nói mà đường hoàng trấn áp tướng lĩnh Mông Cổ ngay trong trại giặc, đến Nguyễn Trãi viết thư dụ hàng tướng nhà Minh, những ví dụ trên nhiều không kể xiết.
Một nguyên lý quan trọng nữa của Dịch lý là: “chúng dĩ quả vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn” (đám đông do số ít dẫn dắt, số nhiều tôn trọng số ít). Khi nhìn vào đồ hình Âm Dương, chúng ta thấy trong phần Âm luôn có một chấm nhỏ thuộc Dương và ngược lại đối với phần Dương. Chiểu theo nguyên lý bên trên thì như vậy cũng có nghĩa là phần quan trọng nhất và dẫn động cái Âm chính là cái Dương và ngược lại. Hay nói cách khác thì Âm là cốt lõi của Dương  và ngược lại.
Điều này mang hàm nghĩa là đối với người luyện võ thì phải rèn luyện sao cho đạt được “Văn trong Võ” vì Văn chính là cốt lõi và trình độ cao nhất của Võ. Ngược lại đối với Người học Văn cũng thế, phải làm sao cho đạt được cái “Võ trong Văn” vì Võ và tinh thần dũng cảm cứng rắn của nó là điều một văn nhân phải có. Vậy suy ra người luyện võ chân chính cũng phải đạt đến một trình độ văn học cao thì mới được công nhận là cao thủ chân chính. Vậy thì hóa ra Văn là cái đích phải đạt đến của người luyện Võ. Dân ta nói “Trọng văn khinh võ” chẳng phải là rất đúng hay sao?
Đối với người luyện võ thì phải rèn luyện sao cho đạt được “Văn trong Võ” vì Văn chính là cốt lõi và trình độ cao nhất của Võ. (Ảnh: 6giosang.com)
Ngoài ra thì võ học chính là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa cổ Việt, một nền văn minh nhiều nghìn năm. Nên chữ “Văn” còn có nghĩa là nền văn minh, là văn hóa. Dân ta nói “Trọng văn” nghĩa là người dù học Võ hay học Văn đều phải ra sức vun đắp và bảo vệ cho nền văn minh này thoát khỏi những kẻ dã man và tạo ra thời thịnh trị. Hay nói cách khác Văn của văn minh chính là lý do chính mà Võ ra đời, vì để bảo vệ cho văn minh truyền lưu ngàn đời mà luyện võ công vậy. Đó là chữ Văn trong “văn trị” mà chúng ta hay nghe nói đến trong lịch sử. Nên những triều đại toàn thịnh đều là những thời mà võ công đệ nhất và văn hóa đỉnh cao, các danh tướng triều đại đó đều cũng là những văn nhân nổi tiếng, đâu có ai dám chê bai Võ lời nào?
Vậy hàm nghĩa chân chính của câu “Trọng văn khinh võ” ở đây chính là yêu cầu đối với người Luyện Võ hay Học Văn đều phải Văn Võ Toàn Tài.Và cái thứ Võ bị khinh ở đây chính là Võ Biền, thứ Võ thô lỗ và không có văn hóa hay thứ sức mạnh dã man của những tộc người du mục chưa có văn minh và chỉ thích hủy diệt vì thứ Võ đó của họ không có nội hàm Văn ở bên trong. Người viết cho rằng những dân tộc đó không xứng để dùng chữ Võ, vốn mang hàm nghĩa quý trọng hòa bình và nhân cách. Có chăng chỉ gọi là phương pháp chiến đấu. 
Câu “Trọng văn khinh võ” chính là nêu lên sự trân trọng đối với những người luyện võ chân chính để đạt đến một trình độ văn hóa cao. Ngược lại cũng không hiếm những ví dụ cho thấy dân ta rất chán ghét những văn nhân không có cốt khí, mềm yếu bạc nhược trong lịch sử. Những văn gia nổi tiếng trong sử Việt đều là các anh hùng dân tộc hay những con người rắn rỏi đạo đức cao thượng 1 đời vì dân vì nước. Ví dụ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Tô Hiến Thành… Đây cũng là chuẩn mực cao mà các võ giả hay văn nhân luôn mong muốn đạt được. 
Đọc đến đây thì chắc các bạn cũng hiểu vì sao chúng tôi không nói đến khái niệm Võ đạo của các nền võ thuật phương Tây hay Âu Mỹ. Đó là nền võ thuật kinh doanh sức mạnh phô trương của cơ bắp, của tính sát phạt hơn thua mà không thể hiện sự chân chính của giá trị nhân văn. Nó nên được gọi là nền thể thao chiến đấu chứ thậm chí không xứng được dùng chữ Võ nữa. 
Trần Hưng Đạo là người Văn Võ song toàn. (Ảnh: truyencotich.vn)
Trần Hưng Đạo, các vua Trần và các tướng lĩnh nhà Trần như Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những người văn võ song toàn. Họ vừa có tài cầm binh với võ công siêu phàm, cũng là những nhà thơ, nhà văn với những áng văn thơ bất hủ như “Hịch tướng sĩ”, “Thuật hoài”, “Tụng giá hoàn kinh sư”. Trong khi đó quân Nguyên Mông với cái Võ không có văn hóa đang giày xéo khắp thế giới khi đối địch với Võ đạo Đại Việt kết hợp giữa văn hóa và võ công đã thua 3 lần tâm phục khẩu phục. 
Đệ nhất Kiếm Thánh Nhật Bản mọi thời đại Miyamoto Mushashi có viết: “Người đời truyền tụng rằng, đạo của binh gia là sự kết hợp kỳ diệu của Bút đạo và Kiếm đạo, và kẻ là võ sĩ nên tinh thông văn võ. Ngay cả khi một người không có tư chất thiên bẩm, anh ta vẫn có thể trở thành binh gia bằng cách kiên tâm theo đuổi cả hai lĩnh vực đó” (Trích “Ngũ Luân Thư”).
Vậy nói tóm lại, câu thành ngữ “Trọng văn khinh võ” của ông cha ta hàm ý chân chính là để người tu luyện võ công hay người học văn đều phải cố gắng rèn luyện để đạt đến trình độ cao nhất là văn võ toàn tài, góp sức bảo vệ cho nền văn minh khỏi bị ngoại bang xâm lấn. Nhìn lại lịch sử, dân tộc ta vào những thời toàn thịnh của mình đã đạt được điều tưởng như bất khả này và đã tạo nên những võ công hiển hách nhất thế giới xưa nay. Những người nào cố ý bóp méo ý nghĩa câu nói này nhằm mục đích hạ thấp vị trí của võ học chính là mang tội muôn đời với di sản của dân tộc vậy. 
Học võ chân chính tức là làm người Việt chân chính 
Như đã bàn luận bên trên, Võ cũng chính là Văn và là một bộ phận quan trọng của nền văn minh. Mà nền văn minh thì còn có nhiều giá trị khác rất quan trọng và mang tính căn bản. Vậy nên học Võ cũng chính là học về văn minh, văn hóa chính thống của cha ông. Vậy nên người viết mới mạnh dạn mà nói rằng, học võ chính là làm người Việt chân chính. Bởi vì Võ học cũng bao hàm trong nó tất cả những tinh hoa cổ về văn hóa mà một người Việt chân chính cần phải có. 
Gốc rễ của văn hóa chính là nền tảng đạo đức của nền văn hóa ấy. Đạo đức của dân tộc ta gồm rất nhiều tính cách, nhưng cũng không ra ngoài Ngũ hành, vì Ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ này. Từ Ngũ hành tương ứng mà sinh ra Ngũ thường, 5 đức tính lớn mà một dân tộc văn minh phải có là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. 
Vì để bảo vệ 5 đức tính ấy không bị giặc giã man di làm mất đi mà võ công chính thống của Việt Nam thông thường có 5 hình thái lớn về quyền pháp nội công là Ngũ Hình Quyền ( Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc) để tương ứng với Ngũ Hành và các chiêu thức biến hóa lấy từ Bát Quái và Kinh Dịch. Dĩ nhiên có 1 số võ phái không công nhận điều này vì họ có cách phân chia khác, nhưng dù có chia thế nào đi nữa thì đặc tính các phần đó cũng không ra ngoài Ngũ Hành và Âm Dương Bát Quái. Nó lại cũng là một yêu cầu dành cho các võ sinh muốn đạt được trình độ cao từ sư phụ phải có đầy đủ đức hạnh để không dùng năng lực của võ vào việc xằng bậy, sống một cách chân chính quân tử.
Học Võ cũng chính là học về văn minh, văn hóa chính thống của cha ông. (Ảnh: vothuat.vn)
Ngoài ra còn đặc tính Âm Dương của vũ trụ cũng thể hiện rõ trong cách đối nhân xử thế của tổ tiên Việt tộc. Đó chính là thuận theo tự nhiên mà lúc cứng rắn, lúc mềm mỏng ôn hòa. Hai mặt phối hợp với nhau mà tạo ra một tính cách thích nghi vô địch với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt từ chiến tranh cho đến thiên tai mà ông cha ta đã có thể giữ gìn quốc gia và bản sắc dân tộc cho mấy nghìn năm biến động. Cũng là lý do mà các chiêu thức của võ Việt luôn coi trọng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong chiến đấu.
Đặc tính Âm Dương này thể hiện ở cá nhân thì là cách xử thế, thể hiện ở chiến tranh thì là sự phối hợp giữa đoản binh và trường trận để giành thắng lợi tối hậu với chi phí thấp nhất. Thể hiện ở bang giao chính là chính sách dùng Đức trị vỗ về các dân tộc thiểu số, lúc cần thiết thì cứng rắn dùng vũ lực đập tan xâm lược, chiến tranh, sau đó thì ngoại giao mềm mỏng chủ động “xưng thần” để khỏi phải làm mất mặt nước lớn mà vẫn giữ được độc lập.
Thể hiện ở võ công chính là cương nhu phối hợp, giữa quyền và cước, giữa nội công và ngoại kình, giữa cơ và cân nhằm đạt đến cảnh giới cao hơn của Võ học. Người luyện võ gồm cả cương nhu sẽ thể hiện ra ngoài là một người đạo đức cao nhưng vẫn rất uyển chuyển khéo léo, lịch thiệp trong giao tiếp trong khi vẫn có cái uy đủ để chấn nhiếp đối thủ mà không phải động võ.
Ngày nay nền học thuật hiện đại chỉ chú trọng nào là máy bay tàu hỏa, súng đạn mà ít khi quan tâm đến sự phát triển của tinh thần con người nên mới có chiến tranh, mới có những kẻ võ biền ức hiếp kẻ khác, mới có mâu thuẫn giàu nghèo. Trong khi đó võ học vừa đúng đi con đường ngược lại, chính là từ trong việc rèn luyện thân thể với một yêu cầu khắt khe về tâm tính mà tạo ra một thế hệ võ nhân (không phải võ sĩ, chúng tôi muốn dùng chữ này để nói về người luyện võ chân chính chứ không phải dùng võ mà kiếm sống đơn thuần) có năng lực trùm đời trong khi vẫn có trình độ văn hóa cao và đạo đức khiêm tốn.
Chính những người này mới là những người thực sự có thể bảo vệ nước Việt khỏi họa xâm lăng cả về súng đạn và văn hóa. Họ mới là người có thể lưu giữ nét đẹp cổ phác của Việt tộc, người giúp cho con cháu chúng ta sau này còn nói được tiếng Việt và biết tôn trọng lễ nghĩa, thờ cúng tổ tiên. Mất đi những thứ đó, sẽ không còn cái gọi là dân Việt, nước Việt. Vậy nên nói học võ Việt một cách chân chính mới đúng là cách trở thành một người Việt chân chính là vậy.
(Còn nữa) 
Tĩnh Thủy 

Nhãn:

Tinh hoa võ thuật Việt Nam (P.5): Cao thủ chân chính rốt cuộc cần sở hữu kỹ năng gì?

16:12, 03/01/2018

Võ thuật Việt Nam đầy ắp tinh hoa của biết bao môn phái, chiêu thức, vũ khí. Loạt bài này sẽ giúp độc giả có thêm một góc nhìn mới về tinh hoa võ thuật dân tộc. 

Võ đạo là gì? Làm thế nào để đạt đến Võ đạo?
Nói một cách khái quát thì Võ đạo là mục đích duy nhất và cao nhất mà một Võ nhân chân chính phải đạt đến. Vậy mục đích đó là gì? Chính là đạt đến trạng thái minh ngộ hoàn toàn về ý nghĩa của Võ và Đạo, tinh thần hòa làm một với vũ trụ vô biên, có những năng lực võ công siêu phàm. Nghe có vẻ mơ hồ nhưng nếu phân tích sâu hơn thì Võ đạo cũng có tiêu chuẩn riêng của nó.
Người đạt đến Võ đạo chính là có võ công cao nhất. Nghĩa đen là không ai có thể đánh bại ông ta bằng võ thuật. Và nghĩa khác cao hơn chính là ông ta không cần phải dùng đến bất cứ chiêu thức gì cũng có thể chiến thắng, bởi vì khi đứng trước người đạt đến Võ đạo thì mọi ý chí chiến đấu, phân cao thấp, sân si hận thù đều sẽ bị hóa giải hết.
Vậy chẳng phải ông ta đã đạt đến nghĩa chân chính của chữ Võ là gì, đó chẳng phải là ngăn cản việc can qua đó sao, cũng là “vô chiêu thắng hữu chiêu”, là “bất chiến tự nhiên thành”. Đó là vì ông ta đã ở một trạng thái tinh thần siêu nhiên và cao hơn tất cả võ sĩ khác trên đời. Ngoài ra những công phu tưởng trong truyền thuyết như Khinh công, Thủy thượng phiêu, Kim chung tráo, Thiết bố sam, Súc địa thành thốn… đều có thể thi triển rất nhẹ nhàng.
Có người có thể nghĩ, vậy nếu ông ta gặp người có Võ đạo cao hơn mình thì sao? Người đạt đến trình độ này đã không thể được xếp cùng với thường nhân được nữa. Tâm hồn khoáng đạt, bao la, trong sáng của họ không có chỗ cho tâm tật đố, tự mãn thấp hèn. Sự hơn thua hay danh hiệu võ công đệ nhất với họ là không còn quan trọng. Vậy thử hỏi giữa họ có thể xảy ra tranh đấu hay không?
Bạn là cao thủ dùng kiếm và có thể dùng kiếm đánh bại đối thủ mạnh nhất. Nhưng bạn có thể nào dùng kiếm để đánh bại cái thác nước cao 70m đang ngày đêm ầm ĩ, cuộn trào kia không? (Ảnh: vonwong.com)
Bạn là cao thủ dùng kiếm và có thể dùng kiếm đánh bại đối thủ mạnh nhất. Nhưng bạn có thể nào dùng kiếm để đánh bại cái thác nước cao 70m đang ngày đêm ầm ĩ, cuộn trào kia không? Chắc chắn là không. Chính là vì nó và bạn ở hai cảnh giới khác nhau. Nó là “Đại Tự Nhiên” và căn bản không quan tâm đến bạn, chẳng cần biết bạn là ai, bạn muốn làm gì với nó và sức mạnh hai bên cách nhau quá xa. Khi đứng bên thác nước bạn chỉ có thể ngưỡng mộ mà ngắm nhìn chứ không thể khởi lên đấu chí hay sát khí mà hơn thua với nó vì bạn biết rõ điều đó là vô ích.
Người đạt đến Kiếm đạo chính là cảnh giới tinh thần của họ là một dòng thác vĩ đại cuồn cuộn như thế. Tinh thần của họ là một với Đại Tự Nhiên, không có bắt đầu cũng chẳng có kết thúc mà nó vĩnh viễn đồng tại với vũ trụ. Những tranh đua ganh ghét từ con kiến nhỏ đang cầm kiếm kia liệu có làm họ quan tâm? Người chúng ta nhắc đến ở đây chính là Đệ nhất Kiếm Thánh Nhật Bản mọi thời đại Miyamoto Musashi. Ông là người đạt đến Kiếm đạo và khai ngộ về Kiếm và dòng nước. Hãy đọc trước tác cuối cùng và vô cùng nổi tiếng của ông “Ngũ Luân Thư” nếu có duyên, bạn sẽ hiểu ví dụ này sâu sắc hơn.
“Chân giá trị của binh pháp không thể khu trú trong giới hạn của kiếm thuật. Nếu nhìn vào thế giới, ta thấy chư nghệ được bán như những món hàng. Người ta dùng vũ khí để bán chính bản thân của mình. Giống như tách hạt ra khỏi hoa, rồi đánh giá hạt thấp giá trị hơn hoa. Nghĩ về binh pháp theo cách đó, cả người dạy lẫn người học đều chú tâm để phô bày kỹ thuật hoa mỹ. Họ tìm cách để ép đóa hoa nở vội. Họ nói về “Đạo trường này và Đạo trường kia”. Họ tìm kiếm tư lợi. Có người đã từng nói: “Nếu ngươi hiểu Đạo thật rộng, ngươi sẽ nhận ra sự tồn tại của “Đạo” trong mọi sự. Người ta phải trau dồi, hoàn thiện Đạo riêng của mình. Binh pháp sơ lậu là căn nguyên khổ ải, lời nói thật chí lý”. 
Về mặt tinh thần, như đã nói ở trên, người đạt đến Võ đạo chính là đạt đến một trạng thái tinh thần hoàn mỹ hòa nhập làm một với Đại Tự Nhiên, “Thiên nhân hợp nhất”. Đặc điểm chính của tinh thần này là “vô dục, vô cầu, vô tranh, vô đấu”. Nên nếu một người luyện võ còn mang trên mình tâm tranh đấu để thành thiên hạ đệ nhất thì quả là không xứng đáng với cả chữ Võ chứ đừng nói đến chữ Đạo. Nên về mặt tinh thần, người đạt đến Võ đạo chính là phải biết cách tu dưỡng tinh thần của mình, từ bỏ các dục vọng cá nhân. Bỏ đi càng nhiều thì trình độ võ học và con đường Võ đạo sẽ càng rộng mở.
Ngoài ra, việc luyện tập võ công một cách chân chính lại còn có tác dụng bồi dưỡng nội lực tráng kiện thân thể và dưỡng sinh tồn thần. Những người luyện võ đắc Đạo chân chính tất cả đều sống hơn một tuổi là điều rất dễ dàng. Muốn dưỡng sinh đúng sống thọ thì thực hành võ công chính tông, tu bỏ dục vọng là điều cần thiết nhất. Vậy nên những gì mà truyện kiếm hiệp miêu tả về các võ lâm cao thủ có năng lực như Thần mà lại tranh nhau cái danh hiệu võ lâm đệ nhất, vì mỹ nữ, vì giang sơn mà tranh mà giết thì quả là một sự bôi bẩn đến nhân cách của cổ nhân. Các tác gia võ hiệp quả đúng đã gây ra nghiệp chướng rất to lớn vậy. Hàng triệu người đã đua nhau hâm mộ và học võ cũng vì muốn tranh đấu như các nhân vật tiểu thuyết thay vì tu dưỡng đạo đức và rèn luyện công phu chân chính để giúp đời.
Về mặt thực tế, trong lịch sử xưa nay, trên thế giới những người đạt đến Võ đạo mà thế gian biết đến chỉ có ít ỏi vài người như sau (dĩ nhiên không tính các cao nhân ẩn dật). Trung Hoa: Toàn Chân Giáo Vương Trùng Dương, Khưu Xứ Cơ, Tiên gia Lã Động Tân, Võ Đang Trương Tam Phong, Thiếu Lâm Đạt Ma Sư Tổ. Nhật Bản: Kiếm Thánh Miyamoto Musashi, Hiệp Khí Đạo Morihei Ueshiba. Việt Nam: Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Thiền sư Vạn Hạnh, vua Trần Nhân Tông.
Bức tranh vẽ Vương Trùng Dương và Toàn Chân thất tử, trên tường am Trường Xuân tại Vũ Hán. (Ảnh: wikipedia.org)
Nhìn vào danh sách này ta thấy có hai đặc điểm như sau. Một là toàn bộ những cao nhân bên trên đều là người tu hành một phần hay cả một đời của họ. Hai là các môn phái của họ từ sau đời của Tổ sư thì không còn ai đạt đến Võ đạo nữa. Ví dụ dễ thấy nhất là Võ Đang và Thiếu Lâm. Sau khi Trương Tam Phong và Tổ Đạt Ma viên tịch thì cả nghìn năm qua hai phái này không hề có ai khai ngộ ở Võ đạo hết. Nhất là phái Thiếu Lâm với 72 tuyệt kỹ mà trong suốt lịch sử 1500 năm của nó chỉ có duy nhất Đạt Ma là tinh thông hết. Chỉ có một vị sư luyện đạt 13 tuyệt kỹ nhưng sau này cũng bị điên loạn mà chết. Miyamoto và Ueshiba cũng là phải tu hành Thiền Tông nhiều năm trước khi chứng ngộ Võ đạo.
Quá trình tu luyện để đạt đến Võ đạo 
Tuy rằng về mặt lý luận, Võ đạo là một thứ cảnh giới rất mơ hồ khó nắm bắt cả một đời. Nhưng tựu trung lại nó cũng có con đường (Đạo) và phương pháp (Pháp) để có thể đạt được. Vậy con đường đó là gì? Trở lại các ví dụ trên ta có thể rút ra kết luận sơ bộ rằng, để đạt đến Võ đạo thì cần phải tu luyện tinh thần một cách chính quy như trong tôn giáo và phải có một pháp môn chân chính cùng sự quyết tâm kiên định mới có thể đạt đến được. Hay nói cách khác Võ đạo chân thực chính là một trong những con đường tu luyện chân chính để thăng hoa tinh thần con người mà đạt đến Giác Ngộ.
Vậy đầu tiên chính là con đường (Đạo), là phần quan trọng nhất và cũng là mục tiêu duy nhất. Nhưng có một điểm cần phải biết đó là con đường này không ở đâu xa mà vốn đã có sẵn trong tất cả mọi con người nào trưởng thành và có trí tuệ từ trung bình trở lên trên đời này. Nó chỉ bị che lấp giống như một con đường mòn trong suốt cánh rừng mà dẫn ta lên đỉnh núi của Võ đạo giữa đêm thâu mù mịt. Muốn thấy được con đường giữa rừng tất phải phát quang cây cối cho sạch sẽ, thắp lên một ngọn đuốc mà đi. Chính là dùng sức mạnh và sự sắc bén của tâm trí kiên định và thắp lên ngọn đuốc của trí huệ để loại bỏ những thứ cây cối hoang dại đang vùi lấp con đường của mình. Những thứ cây đó chính là những tâm ham muốn dục vọng, sự ganh ghét, tâm háo danh lợi, và đêm đen đó chính là sự ham mê hưởng lạc, lòng tham vô độ và tâm ích kỷ nhỏ nhen.
Ngọn đuốc thắp lên kia chính là Pháp, là kết tinh của trí tuệ các Tổ sư, là phương pháp đảm bảo cho hành giả đi đến đích cuối cùng. Nên phải kiên quyết làm theo mà không được thay đổi bất kỳ điều gì thì mới đến đích. Võ đạo là sinh ra từ trong văn minh và văn hóa cổ. Vậy nên võ lý cao hơn lại không phải là Võ mà thực ra chính là chuẩn mực về tinh thần, về đạo đức. Hay nói ngắn gọn nhất chính là chữ “Tâm”, còn gọi là Đạo Tâm.
Chữ Tâm kia gồm có một nét mác cong và 3 chấm. Tựa như ánh trăng có 3 vì sao xung quanh. Chính là người luyện Võ phải làm chủ Tinh – Khí – Thần của mình, dung luyện nó, tịnh hóa nó cho đến khi hòa nhập được vào Đạo Tâm vốn trong sáng như Mặt Trăng dần ló dạng ra khỏi mây, không gì không hiểu và không có chướng ngại. Vậy để thao luyện Tinh – Khí – Thần thì cần làm gì? Cần phải kiên trì công phu “Nội ngoại kiêm tu”.
Nội tu là tu thiền định, tĩnh tọa để điều phục tâm mình loại bỏ dục vọng và đấu tranh chiến thắng ma chướng trong tâm đồng thời khai mở trí huệ cũng như nạp khí vào đan điền, tịnh hóa thân thể không bị bệnh tật can nhiễu để tu mệnh kéo dài tuổi thọ và để có thể tiếp tục tu lâu năm cho đến khi đạt Đạo. Ngoại tu là rèn luyện các bài tập công phu hàng ngày, chịu đựng đau đớn cực khổ để trả nghiệp, rèn luyện tâm chí kiên định như kim cương bất hoại. Vì để đạt Tâm thì cần phải có Nhẫn.
Chỉ có đạt Nhẫn mới có thể thấy được Đạo Tâm. (Ảnh: tofugu.com)
Chữ Nhẫn gồm có bộ Đao bên trên chữ Tâm. Người đạt Nhẫn là người có thể kiên trì chịu đựng từ đau đớn thể xác đến đau đớn xé nát tim gan về tinh thần. Ngoài ra cái Nhẫn khó chịu nhất là trong cô đơn tĩnh mịch nơi thiền phòng mà nhập định, nơi hoang vắng, tịch liêu mà nhẫn nại luyện công hàng ngày. Không có đích đến, không có điểm dừng, không có bạn, không có tranh đấu, không có vinh quang, không có vòng nguyệt quế cho kẻ chiến thắng. Chỉ có mỗi Võ giả cô đơn cần mẫn trên con đường vượt khỏi phàm trần. Nên chỉ có đạt Nhẫn mới có thể thấy được Đạo Tâm vậy.
Như trên đã nói, Võ là sinh ra từ văn minh nên Pháp của nó còn chính là lời dạy của các bậc Thánh Nhân từ xưa đến nay. Nếu là người luyện võ Phật Gia (Thiếu Lâm và các hệ phái của nó) tất phải noi theo Pháp Lý của Phật mà tu luyện tinh thần của mình. Người luyện võ Đạo Gia (Nga Mi, Toàn Chân, Võ Đang, Không Động, Bát Quái chưởng, Hình Ý Quyền, Thái Cực) thì phải theo Đạo của Lão Tử mà nội tu. Không được một chân đạp 2 thuyền, Phật Đạo không thể cùng kiêm tu mà đạt đến cảnh giới cao được. Người nay không thấy được Võ đạo chân chính nên hay xưng tụng một số cao thủ và cổ xúy việc luyện tập võ công của nhiều gia phái và dung hòa lại thành ra một võ phái mới như một việc hay ho.
Các cao thủ Trung Hoa được truyền tụng như Lý Tiểu Long, Tôn Lộc Đường, Vương Hương Trai thảy đều chỉ đạt đến da lông của Võ đạo chân chính mà thôi. Triệt Quyền Đạo hay Hình Ý Quyền của Trung Quốc, đến Thiếu Lâm nội gia hay Nam Bắc Phái, Vĩnh Xuân, Hồng Gia , Đường Môn… chẳng qua là thiển ngộ ở một tầng thứ nhất định của Thiếu Lâm và Võ Đang mà ra. Họ trở nên càng nổi tiếng thì càng cho thấy võ học chân chính đã suy vi đến mức độ nào.
Cũng giống như thiên hạ ưa chuộng Thiền Tông coi nó như một pháp môn cao cấp nhất của Phật Giáo mà đâu biết rằng nó chỉ là một bộ phận nhỏ của Phật Pháp. Và Đạt Ma sư tổ cũng chỉ là một La Hán vào hàng đệ tử của Thích Ca Mâu Ni. Qua nhiều trăm năm người ta quên và không thể hiểu cảnh giới cùng lời dạy của Thích Ca Mâu Ni nên lấy lời giảng của Thiền Tông xem như chân lý. Chẳng phải là quý cành và lá cây mà quên gốc rễ sao. Võ thuật cũng chính là bị tình trạng như thế.
Bạn không tin những lời trên sao? Đạt Ma sư tổ khi đến Trung Quốc là vượt sông bằng một cọng lau. Loại võ công trình độ nào có thể làm chuyện ấy? Sau Đạt Ma có võ tăng nào của Thiếu Lâm làm được việc ấy chăng? Ueshiba Tổ sư đi bộ chậm rãi mà hàng đoàn môn sinh thanh niên chạy theo bở hơi tai mà vẫn không kịp, chẳng phải công phu “Súc địa thành thốn” là gì? Còn có khinh công nhanh hơn điện giúp cho Ueshiba quật ngã cùng một lúc 7 anh lính cầm súng trước khi khói súng của viên đạn bắn đến người ông kịp tan đi đã được nhiều người chứng kiến. Sau Ueshiba còn ai làm được chăng?
Chỉ có từ trong lời dạy của Thánh nhân cùng với việc tu luyện tâm tính từ bỏ dục vọng, kiên trì rèn luyện công phu mà có thể đạt đến Võ đạo và đạt đến những tuyệt học công phu cao thâm đã nói bên trên. Vì Pháp lý của Phật Gia và Đạo Gia quá cao siêu và huyền bí, nên để mọi người có thể hiểu được, chúng tôi sẽ khái quát quá trình tu luyện Võ đạo chân chính theo lời dạy rất quen thuộc của Khổng Tử, một Thánh nhân rất gần gũi với chúng ta. Các môn phái tùy tình hình mà sẽ có các khác biệt, tuy nhiên về tổng quan đều sẽ đi qua quá trình như thế này.
Khổng Tử có câu: “Ngô thập ngũ hữu nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ“. Tạm dịch: Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự lập, bốn mươi tuổi mới thấu hiểu hết sự lý trong thiên hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến thức và kinh nghiệm hoàn hảo để có thể phán đoán ngay được mọi sự lý và nhân vật mà không thấy có điều gì chướng ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn khổ đạo lý. Vì võ học là sinh ra từ văn minh nên câu này cũng hoàn toàn đúng với các võ sinh.
Tu luyện sao cho tinh thần và thân thể thực sự tĩnh tại và hòa nhập với Vũ Trụ thì chúng ta mới có thể đạt đến Võ đạo. (Ảnh: vecteezy.com)
Khi ta khởi đầu luyện võ một cách chính quy từ năm 15 tuổi. Luyện võ chân chính bắt đầu thực sự từ năm 3 tuổi, nhanh thì đến 15 muộn thì đến 18 người tu luyện mới đả thông hết kinh mạch huyệt vị quan trọng để hoàn thành nền móng cho việc luyện công phu cao tầng về sau. Vì thế 15 tuổi bắt đầu luyện công phu bí truyền cao cấp chứ không phải bắt đầu luyện võ.
Đến 30 tuổi căn bản đã có một thân bản lĩnh đủ để dạy người và tự bảo vệ mình với cương kình sung mãn và cơ bắp săn chắc như thép (Lý Tiểu Long là ví dụ rất tốt). Đến 40 tuổi hiểu sâu hơn võ học, nội lực sung mãn và có thể xưng là cao thủ, cơ thể bắt đầu ngày càng mềm dẻo và trắng trẻo khi nội công càng tăng tiến, cơ bắp dẻo dai mà không thể hiện ra sự cứng rắn. Đến 50 tuổi hiểu được phần huyền diệu sâu hơn của võ học, cương kình uy mãnh đã thoát thoai hoán cốt ngấm vào xương tủy thành nội kình và thể hiện ra ngoài thành khí chất văn nhã, ôn hòa, lịch thiệp vui vẻ, thân thể tròn đầy viên mãn với nội lực sâu thẳm.
Đến 60 tuổi thì tâm đã tĩnh để hòa vào Võ đạo, không còn gì có thể làm tâm động nữa, không còn danh lợi và lời nói nào có thể làm ta thấy trái tai hay bất bình, nội lực lúc này đã sâu như biển, kình lực đã hóa khí khiến không ai có thể nhìn ra một đại cao thủ để mà đòi giao đấu và dù có giao đấu cũng không thể nào xuất chiêu vì sát khí hoàn toàn tiêu tán trước tâm an hòa như mặt hồ sâu của ta.
Đến 70 tuổi thì đạt Võ đạo, hòa nhập cùng vũ trụ, đại cao thủ võ lâm kia đã chết từ lâu trong tâm trí người đời, chỉ có ta vui với cuộc đời này an nhiên tự tại dù có tùy hứng làm gì cũng không ra ngoài đạo lý, vì ta chính là vũ trụ này không hơn. Vậy tu luyện sao cho tinh thần và thân thể thực sự tĩnh tại và hòa nhập với Vũ Trụ thì chúng ta mới có thể đạt đến Võ đạo.
Vậy có thể nói con đường tu luyện bản Tâm của mỗi người là duy nhất để đạt đến Võ đạo. Trong đó Tu là tu dưỡng tâm tính và Đạo đức đạt đến vô dục vô cầu, luyện là luyện võ thuật và nội công công phu để thanh lọc cơ thể kinh mạch để đáp ứng được sự tăng trưởng của công lực. Thiếu một trong hai đều không đạt được.
(Còn nữa)
Tĩnh Thủy

Nhãn:

Tinh hoa võ thuật Việt Nam (P.6): Học võ chân chính không phải để tranh đấu hơn thua

07:00, 16/01/2018

Có bài thơ rằng: 
“Sông Đằng một dải dài ghê
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
(Bạch Đằng Giang Phú – Trương Hán Siêu) 
Lịch sử như dòng sông dài cuốn đi trong lớp sóng của nó bao nhiêu sự tích, chiến công, thành bại của cả một dân tộc. Thế kỷ 21 hiện đại với quá nhiều thú vui và dục vọng, mấy ai còn lưu tâm đến những huy hoàng của quá khứ, những tinh hoa của cổ nhân hay những bài học sâu sắc từ ngàn xưa? 
Việt Nam 4.000 năm văn hiến với nhiều triều đại kiệt xuất thấm đẫm văn hóa Phật Đạo Thần đã đem đến cho dải đất xinh đẹp này biết bao nhiêu kỳ tích và truyền kỳ vẫn còn rọi sáng đến tận hôm nay. Chúng tôi tiến hành loạt bài viết về lịch sử Việt Nam mong muốn đem đến cho quý độc giả một góc nhìn mới về sử Việt, chính là ôn cũ biết mới, ngẫm chuyện xưa nhìn chuyện nay, tự đúc rút cho mình những trải nghiệm riêng. 
Võ thuật Việt Nam đầy ắp tinh hoa của biết bao môn phái, chiêu thức, vũ khí. Loạt bài này sẽ giúp độc giả có thêm một góc nhìn mới về tinh hoa võ thuật dân tộc. 
Ở kỳ trước, chúng ta đã tìm hiểu lý thuyết về tu luyện Đạo và Pháp. Nhưng trên thực tế tùy từng môn phái mà người luyện võ có cách áp dụng khác nhau để có thể đạt đến Võ Đạo: Thiên Nhân hợp nhất. Nhưng tựu trung đều sẽ đi từ hậu thiên quay về tiên thiên và đồng hóa với đặc tính của vũ trụ.
Bí quyết của những võ phái lớn nhất là tu Tâm
Để có thể hình dung rõ hơn, chúng ta sẽ tiến hành phân tích một số võ phái tiêu biểu. Đầu tiên là Hiệp Khí Đạo Nhật Bản. Sau khi đạt đến Võ Đạo, bất kỳ ai cũng không thể nào khởi tâm tranh đấu hay quật ngã được Sư tổ Hiệp Khí Đạo là Morihei Ueshiba nữa. Vì sao vậy? Vì tinh thần của ông đã hòa nhập với vũ trụ, hòa giải tất cả đối thủ của mình. Điều này thể hiện rõ ràng trong nguyên lý của môn phái:
Hiệp Khí Đạo luyện tập cái khí dương. Một khi ta với vũ trụ đã hòa làm một, thì cái phản ảnh của vũ trụ trên linh hồn thánh thiện bao giờ cũng trong hình thức tình yêu. Đó là một phát biểu của tinh thần, nhắn nhủ ta rằng ta phải yêu thương, che chở và nuôi dưỡng mọi vật. Tập luyện Hiệp Khí Đạo là tinh luyện tình yêu thương trong tâm hồn ta thành cái tinh thần của vũ trụ. Trong Hiệp Khí Đạo ta đấu võ với đối thủ của ta không phải để thắng hoặc bại. Cả hai người cùng sửa cho nhau những nhược điểm, cùng mài dũa cho nhau, và cùng phản chiếu cho nhau những hoạt động của mình. Qua tinh thần hỗ tương kính trọng nhau và hỗ tương quí mến nhau, ta huấn luyện thể xác và tinh thần ta cho tới khi ta tới được một trạng thái tinh khiết và yêu thương“.
Nguyên lý Hiệp Khí Đạo do Ueshiba chứng Ngộ từ Thiền Tông sau khi luyện võ và giao đấu cả đời. Nhưng cũng không ra ngoài nguyên lý từ Âm Dương mà quay về Thái Cực. Hiệp Khí Đạo luyện cái khí Thuần Dương mạnh mẽ (tâm thái an lạc vui vẻ) sao cho nó viên dung với cái khí Thuần Âm (đối thủ và tâm tranh đấu) để cả hai hòa thành một trở về với bản nguyên vũ trụ như khí Hỗn Nguyên mà đạt Đạo (đó là căn bản của cái tên Hiệp Khí Đạo – con đường dẫn đến sự hợp nhất các loại Khí để quay trở về Hỗn Nguyên).
Nên nếu nói Hiệp Khí Đạo là một dạng Thái Cực Quyền của Nhật thì cũng không sai. Vì thế rất khó để người tập có thể đạt đến trình độ như ông khi mà con người ta tập võ chỉ để tranh thắng và cố gắng dùi mài kỹ thuật hay cố gắng luyện khí vận khí chứ không quan tâm đến tu dưỡng Đạo Tâm cho đúng với 2 chữ Hiệp Khí kia. Đạo Tâm không có sao đạt được Khí, sao mà nói đến Hiệp Khí được. Nên mấy chục năm nay vẫn chưa có người đắc Đạo thứ hai sau Ueshiba. Nếu muốn đạt đến đỉnh cao của Hiệp Khí Đạo, hãy là 1 thiền sư chính Tông và bỏ hết dục vọng cá nhân trước đã.
Morihei Ueshiba (ngày 14 tháng 12 năm 1883 – ngày 26 tháng 4 năm 1969) Tổ sư sáng lập Hiệp Khí Đạo Nhật Bản. (Ảnh: wikipedia.org)
Thứ hai là Thái Cực Quyền Võ Đang. Thái Cực Quyền thời cổ chính là công pháp võ học số một của Trung Quốc để có thể đạt đến Võ Đạo. Ngày nay do thất truyền Tâm Pháp chân chính từ Tổ sư Trương Tam Phong mà người ta không đạt đến đỉnh cao của nó và hay chê nó không có tác dụng chiến đấu thực tế. Vậy nguyên lý của nó là gì?
Chính nằm ở hai chữ Thái Cực, nghĩa là vũ trụ sơ khai, là hoàn hảo mạnh mẽ cũng như tương hợp với bản tính tiên thiên của con người lúc mới sinh: Hồn nhiên và thánh thiện. Nhưng khi sinh ra con người và vạn vật thì Thái Cực đã phân thành Âm Dương , rồi thành Tứ Tượng và Bát Quái với 64 quẻ dịch biến hóa vô cùng. Vì thế mà con người cả xã hội không còn thuần tịnh như vũ trụ ban đầu vì khi có 2 mặt Âm Dương tức là sẽ xuất hiện tranh đấu hơn thua.
Toàn bộ bài Thái Cực Quyền gốc chính xác sẽ có 64 thức tượng trưng cho 64 quẻ Dịch thể hiện hình thái vũ trụ và xã hội hiện nay với 64 biến hóa căn bản. Người luyện sẽ từ tốn diễn luyện hết 64 thức cũng giống như diễn hóa bản tâm của mình trong suốt một cuộc đời bon chen sóng gió nhưng cuối cùng cũng bị nhiếp phục để sau đó lại quay về với Thái Cực tức là phản bổn quy chân. Tìm thấy Đạo Tâm, quay lại hợp nhất thân Tâm với vũ trụ nguyên thủy, thấy chân lý và Đắc Đạo.
Âm Dương tượng trưng cho 2 luồng sức mạnh ghê gớm nhất nhưng chẳng phải Âm Dương hòa vào nhau mà quay về với Thái Cực (hình tròn). Vậy Thái cực Quyền chính là một công pháp tu luyện đạt Võ Đạo vậy. Có thể hóa giải hết lực Âm Dương xung khắc thành duy nhất, vậy không phải võ đạo có sức mạnh vô địch là gì?
Nhưng mấy trăm năm qua vẫn chẳng có ai đắc Đạo từ Thái Cực Quyền là vì sao? Chính là vì Tâm pháp chân truyền của Đạo Gia của nó đã không còn nữa. Và người luyện Thái cực không lấy mục tiêu từ bỏ dục vọng của bản thân và tịnh hóa bản Tâm làm trung tâm mà tu luyện thì sao đạt được. Không đạt đến bất động tâm và hiểu lẽ Vô Vi của Đạo gia thì đừng nói đến hiểu được Thái Cực Quyền đỉnh cao.
Có một ông võ sư Việt Nam còn khẳng định rằng Thái Cực Quyền muốn dùng để chiến đấu thì phải luyện lực tay bằng cách xách tạ?! Ông ta còn khẳng định rằng bên Trung Quốc cao thủ toàn luyện như thế. Lẽ nào cái gì cao thủ Trung Quốc luyện nhiều thì điều đó là chân lý? Bản thân ông ta không hiểu bản chất của võ thuật, càng không hiểu sự tu luyện, quả thật đã tự mình sai, còn dẫn người khác đi lệch đường.
Thứ ba là võ công Việt Nam, lấy Ngũ Hình quyền (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc) làm ví dụ. Người luyện Ngũ Hình quyền sẽ tịnh hóa thân thể và kinh mạch của mình mà luyện ra 5 loại năng lượng Ngũ hành (Hổ năng lượng Mộc từ gan, Xà năng lượng Kim từ cột sống, Long năng lượng Hỏa từ tim, Báo năng lượng Thổ từ bao tử, Hạc năng lượng Thủy từ Thận).
Có thể có người nói Ngũ Hình quyền này có nguồn gốc Thiếu Lâm? Điều này không chính xác vì “ánh trăng chiếu xuống nước, vạn nơi đều hình tròn”. Cùng một thời đại thì cảm ngộ sáng tạo võ học tương đồng nhau cũng là chuyện bình thường. Ngũ Hình quyền chính là một đặc sản thuần Việt và cách đánh cũng như vận công đều có sự khác biệt so với công phu Thiếu Lâm.
Năng lượng nào luyện thành sẽ thể hiện rõ trên thân người luyện công. Ví dụ như Xà quyền khi xuất công sẽ thể hiện ra da mặt trắng sáng và khí chất đem lại cảm giác lạnh của kim loại. Tương truyền phải tu luyện đến đỉnh cao cả 5 loại năng lượng này mới có thể Đắc Võ Đạo. Ngũ Hành vốn là 5 loại nguyên tố cơ bản cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ này nên tập môn quyền này cũng thực hiện một quy trình phản bổn quy chân để đạt đến Thiên Nhân hợp nhất.
Tuy vậy cả trăm năm nay, vẫn chưa có ai đắc Ngũ Hành cả và thông thường để luyện xuất ra chỉ một trong 5 loại thôi đã mất mấy chục năm khổ luyện. Vì sao lại như thế? Là vì họ chỉ luyện mà không tu. Hình thể quyền pháp là cái xác nhưng bản thể chính là Tâm của họ phải thuần Tịnh như Ngũ Hành. Không luyện tĩnh công và tu dưỡng tâm tính, bỏ đi dục vọng cá nhân thì sao đạt được đây? Vấn đề nằm ở chỗ Tâm pháp để tu Tâm như Ngũ Hành có lẽ đã thất truyền.
Người luyện Ngũ Hình quyền sẽ tịnh hóa thân thể và kinh mạch của mình mà luyện ra 5 loại năng lượng Ngũ hành, Hổ năng lượng Mộc từ gan… (Ảnh: vothuat.vn)
Chỉ có công pháp Chân Truyền mới có khả năng Đắc Võ Đạo
Võ học truyền thừa mấy nghìn năm, từ những Đại môn phái ban đầu mà giờ đây đã thành nghìn vạn môn. Mỗi nhà mỗi kiểu, trăm hoa đua nở, ai ai cũng thi nhau mà khai sơn lập phái. Những tưởng phen này nhân loại may mắn sẽ càng dễ có nhiều người đắc được Võ Đạo mà giúp ích cho đời. Vậy mà hơn nghìn năm cũng chỉ có lác đác vài người và hình như càng truyền lại càng kém, đời sau không bằng đời trước. Lý do vì sao?
Bởi vì Võ Học thực chất là một bộ phận của Pháp môn tu luyện Tâm – Thân của con người, nhằm mục đích thăng hoa tinh thần và bản thể để có thể đắc Võ Đạo. Nó là một bộ phận khá quan trọng, bộ phận kia chính là khí công tâm pháp dùng để tu Tâm từ Phật gia hay Đạo gia. Đời xưa gọi là “Nội ngoại kiêm tu”.
Vì là một bộ phận của pháp môn tu luyện nên nó có những yêu cầu hết sức gắt gao để đạt được thành tựu. Người được chọn phải là người đức độ và tâm tính hết sức tốt đáp ứng yêu cầu của công pháp. Ngoài ra thì công pháp đó phải được chính truyền từ trên xuống dưới mà không được sửa chữa hay thay đổi bất kỳ điều gì cho dù có hiểu hay không hiểu. Và quan trọng hơn là không được pha trộn giữa các công pháp mà tập lẫn vào nhau.
Các Tổ thời đầu và các truyền nhân đầu tiên đa phần là người căn cơ hiếm có và ngộ tính cực cao nên có thể lý giải hết toàn bộ những gì được truyền thụ và dễ dàng đạt đến Võ Đạo. Tuy nhiên càng về sau thì không được như vậy. Do chiến tranh, ngôn ngữ và nhiều nguyên nhân khác mà người sau không thể hiểu được nội hàm của những gì được lưu lại.
Vậy nên họ, với sự hiểu biết hạn hẹp và lòng tự tôn bản thân thái quá của mình, đã dám lược đi bớt những gì không hiểu, chỉnh sửa động tác phức tạp họ không làm được để dễ làm hơn, thay đổi khẩu quyết tâm pháp khó nhớ khó hiểu cho đơn giản dễ hiểu hơn. Và nghiêm trọng hơn là đem những thứ tạp nham đã qua chỉnh sửa đó mà “sáng lập” ra cái mà họ gọi là “môn phái” mới do họ làm tổ sư. Trải qua nghìn năm, các môn phái ngày càng nhiều và con đường đạt đến Võ Đạo gần như đã mất đi vĩnh viễn với thế nhân, chỉ còn mật truyền trong một số môn phái cổ xưa mà thôi. Quả thật là:
Đại Đạo ba nghìn sáu trăm môn.
Mỗi nhà nắm được một miêu côn
Hay đâu là Khiếu Huyền Quan đó
Không tại ba nghìn sáu trăm môn
Ví dụ dễ thấy nhất là 2 đại môn phái Thiếu Lâm và Võ Đang. Ngày nay Thiếu Lâm Tự là một công ty kinh doanh võ thuật hàng đầu thế giới với doanh thu hàng tỷ đô la. Bạn có học cả đời ở đây cũng chẳng tìm ra được một chút xíu Võ Đạo chân chính nào cả.
Nhưng thật ra không chỉ ngày nay mà từ vài trăm năm trước, sau mỗi lần chùa Thiếu Lâm bị hỏa thiêu hay chiến loạn, các võ sư tản mát ra nhân gian thì lại có rất nhiều hệ phái Thiếu Lâm xuất hiện. Nào là Thiếu Lâm Bắc Phái , Nam Phái, Sơn Đông, Hồng Gia, Bạch Hạc, Vĩnh Xuân… rồi sang đến Việt Nam thì nào là Thiếu Lâm Nguyên Thủy Mật Truyền, nào là Thiếu Lâm Kiến An Công Phu, Thiếu Lâm Nội Gia, Thái Lý Phật… chỉ nhớ tên thôi đã làm người ta hoa mày chóng mặt.
Nhưng tất cả các dòng hệ phái trên chỉ là cành nhánh của một gốc rễ lớn là Thiếu Lâm Tự. Càng đa dạng, hoa mỹ thì càng rối rắm và rời xa Đại Đạo. Vì Đại Đạo vốn là cực kỳ đơn giản mà thôi. Ngày xưa khi Đạt Ma tổ sư truyền thụ 72 tuyệt kỹ cho các đệ tử chính vì các đệ tử của ông là người tu luyện chuyên nghiệp, thực hiện nội ngoại kiêm tu.
Khí công võ thuật chính là một phần trong công pháp tu luyện của họ để cường thân thể kiện tráng và nâng cao ý chí, thanh lọc tinh thần, Phật Pháp càng cao thâm thì võ học mới đến đỉnh cao. (Ảnh: youtube.com)
Khí công võ thuật chính là một phần trong công pháp tu luyện của họ để cường thân thể kiện tráng và nâng cao ý chí, thanh lọc tinh thần. Phật Pháp càng cao thâm thì võ học mới đến đỉnh cao. Nên sau Đạt Ma thì cho đến nay vẫn chưa có võ tăng nào của Thiếu Lâm đắc Võ Đạo cả. Bởi họ cả đời trầm mê trong quyền cước tiểu đạo mà không lo tu luyện bản Tâm của mình để hòa nhập vào Đại Đạo. Họ không hiểu rằng khi Tâm hiểu thông Phật Pháp và đạt được trí huệ vô ngại thì 72 tuyệt kỹ hay bất kỳ tuyệt kỹ nào trên đời đều chỉ là trò trẻ con mà thôi.
Chưa kể đến bây giờ người thế nhân còn coi võ công như một mặt hàng kinh doanh, một cách để trở thành diễn viên nổi tiếng, để biểu diễn kiếm tiền. Nên thay vì luyện công để dưỡng sinh kiện thể, luyện quyền để thực chiến và ấn chứng công phu thì người ta chỉ toàn luyện những thứ đẹp mắt có thể kiếm nhiều tiền và nhìn hoành tráng để thu về danh lợi.
Thiếu Lâm Tự, MMA và Wushu chính là các phế phẩm thượng hạng của phong trào này. Nhìn qua thì có vẻ như võ thuật truyền thống đang được phục hưng nhưng thực chất nó làm cho võ công chân chính ngày càng lụi tàn và bị người đời hiểu sai lệch. Cái thứ võ công pha trộn thể thao hiện đại thực chất chính là thuốc độc hại người, càng luyện nhiều thì sẽ càng tàn phá thân thể và sinh ra bệnh tật về già. Không tin thì hãy nhìn các siêu sao võ thuật xuất thân Wushu của Trung Quốc kia, không có ai là yên lành qua hết 60 tuổi. Nào là Lý Liên Kiệt, Lưu Gia Huy, Thành Khuê An, Nguyên Hoa… người thì tai biến, người thì ung thư không ai yên lành hết.
Ví dụ, hãy nhìn cách mà người ta biểu diễn binh khí quyền thuật trong Wushu. Áo quần chỉn chu, thẳng tắp, thần thái hiên ngang, động tác khó khăn hoa mỹ nhìn mướt mắt. Những võ sinh đó nếu bị bao vây bởi một đám côn đồ, tay côn tay búa hay bởi một đoàn quân gươm kiếm sáng lóa thì sẽ bị băm nát trong nháy mắt mà thôi. Thứ mà họ luyện không dùng được, chỉ dùng quay phim chụp ảnh làm tư liệu mà thôi.
Hay khá hơn một chút là Thiếu Lâm Tự với những màn trình diễn công phá bằng đầu, bằng tay chân siêu hạng. Vậy sao khi đấu với Muay Thái toàn là thất bại tủi nhục? Là bởi vì Muay Thái chính là võ công truyền thống thực chiến hiếm hoi của Phật giáo Tiểu Thừa hệ Pà Li còn truyền lại nguyên vẹn.
Còn cả MMA với các võ sĩ hàng tấn cơ bắp ngồn ngộn lao vào nhau. Họ coi mình là đệ nhất cao thủ, cho rằng võ thuật cổ truyền không có giá trị gì sau khi đánh bại vài ông lão tự xưng chân truyền với vài chiêu Thái Cực Quyền bát nháo. Hay gần đây nhất, một tay võ sĩ Vịnh Xuân người da trắng học được chút chiêu trò, ra đòn chân đứng không vững, đánh đấm y như dân giang hồ, quật ngã được vài lão võ sĩ Việt Nam vốn không hề có công phu chân thực gì. Thế rồi người ta bảo võ thuật cổ truyền Việt Nam tầm thường lắm!
Những ví dụ trên cho thấy giờ đây người ta luyện võ vì danh, vì lợi, vì dục vọng cá nhân. Những công phu nội hàm khó luyện đều bị bỏ qua hay biến tấu cho phù hợp. Chiêu thức thì bỏ đi tính thực chiến mà chọn độ khó và hoa mỹ để biểu diễn cho đẹp. Khác nào cột một con hổ lại vặt hết răng nanh móng vuốt của nó, đánh nó tàn phế rồi thả ra và bảo rằng: “Hổ gì mà chiến đấu tệ quá, chẳng bằng một con chó béc giê!”. Người ta quả thực đã biến võ công của ông cha, một con hổ chân chính, thành một con vật tàn phế không hơn không kém.
Hãy xem một đoạn đối thoại của Vô Danh Thần Tăng trong “Thiên Long Bát Bộ” của Kim Dung nói về việc này:
“Lão tăng bèn nói với Tiêu Viễn Sơn:
– Nhớ lúc cư sỹ đêm đầu tiên đến Tàng Kinh Các mượn sách đọc, là cuốn “Vô tướng kiếm phổ”. Chao ôi, từ tối hôm đó, cư sĩ đã vào ma đạo, đáng tiếc thay, tiếc thay… Lần thứ hai cư sĩ đến mượn sách là cuốn “Bát Nhã chưởng pháp”. Lúc đó lão tăng thầm than thở, biết cư sĩ do đó nhập ma, càng rơi vào càng sâu, trong lòng bất nhẫn, nên ở chỗ cư sĩ quen lấy sách, lão để một cuốn “Pháp Hoa kinh”, chỉ mong cư sĩ có thể mượn về, đọc mà khai ngộ. Chẳng ngờ cư sĩ trầm mê võ học, Phật Pháp chính tông thì để đó chẳng để ý, bỏ hai bộ kinh thư này sang một bên, tìm cuốn “Phục ma trượng pháp”, rồi hớn hở ra đi. Chao ôi, trầm mê biển khổ, không biết ngày nào mới được quay đầu. 
Sau đó lão nói với Mộ Dung Bác:
– Mộ Dung cư sĩ tuy là người tộc Tiên Ti, nhưng đã ở Giang Nam được mấy đời rồi. Lão tăng ban đầu liệu rằng cư sĩ tất đã có được văn thái phong lưu ở Nam Triều, đâu biết cư sĩ đến Tàng Kinh Các, đem vi ngôn pháp ngữ của sư tổ ta, ngữ lục tâm đắc của nhiều đời cao tăng, tất cả đều vứt đi như giẻ rách, rồi chọn quyển “Niêm hoa chỉ pháp”, cứ như là được báu vật. Người xưa mua hộp trả lại ngọc, để ngàn năm chê cười. Hai vị cư sĩ đều là cao nhân đời nay, lại đều làm những việc ngu xuẩn như thế này. Chao ôi, đối với người, đối với mình, đều có hại mà chẳng có ích lợi gì”.
Võ Đang chân chính công phu cũng đã mai một qua thời gian rất dài nên hiện nay cũng còn lại không nhiều. Nổi tiếng nhất chính là Thái Cực Quyền. Ngày xưa bản thân bài quyền này là một Pháp môn tu luyện bằng võ công chính thống và nó chính xác có 64 thức dựa theo Kinh Dịch Bát Quái mà diễn luyện.
Nhưng người đời sau lại tự phụ cho rằng bản thân mình đã thông hiểu Thái Cực nên 64 thức là không cần thiết, thế nên nhân gian mới xuất hiện nào là Trần Gia, Dương Gia, Ngụy Gia, Võ Gia và thi nhau tinh giản thay đổi chiêu thức nội hàm của bài quyền một cách vô tội vạ và ngày nay thậm chí còn có bài Thái Cực Quyền chỉ có 10 thức! Đó là việc làm đã gây di hại cho võ học chính tông, tước đi cơ hội đạt Đạo của biết bao người.
Tōhei Kōichi (20 tháng 1 năm 1920 – 19 tháng 5 năm 2011) là một Đại sư 10 đẳng Aikido, là người sáng lập Ki Society và Shin Shin Toitsu Aikido (Aikido với tinh thần và thể xác hòa hợp) thường được biết đến với tên gọi Ki-Aikido. (Ảnh: wikipedia.org)
Hãy xem thử câu nói của Đại sư Koichi Tohei của Hiệp Khí Đạo về sự quan trọng của tinh thần khi luyện võ: “Ta phải hợp nhất thể xác và tinh thần ta, phải làm cho những đợt sóng tinh thần được yên tĩnh, và phải làm cho chính ta trở thành một tấm gương sáng trong đó cái phản ảnh đích thực của vũ trụ có thể làm cho sự suy xét của ta minh mẫn và làm cho ta khỏi nhầm lẫn thiện với ác”.
Lời kết
Võ Đạo mênh mông như biển, con đường tầm Đạo luôn không dễ dàng. Người yêu và luyện võ chính là những con người rất tốt có thể đóng góp nhiều cho xã hội nếu đi đúng hướng. Một xã hội với tinh thần thượng võ là một xã hội hòa bình và phát triển. Võ học nếu được nghiên cứu và luyện tập nghiêm túc chính quy thì sẽ là đòn bẩy để khôi phục văn hóa cổ truyền chính thống quý giá của dân tộc. Chỉ mong qua bài viết nông cạn này mà làm rõ một số điều ngõ hầu giúp cho người yêu võ tìm ra đúng con đường của mình để không phí đi thời gian quý giá của tuổi thanh xuân. Vì các trích dẫn của Võ Việt Nam và Trung Hoa đã mai một đi nhiều, xin trích một đoạn của Hiệp Khí Đạo để làm rõ tinh thần trên:
“Vũ trụ là một mối tuyệt đối, và ta chẳng có lý do gì để chống đối lại nó. Chiến chinh sở dĩ mà xuất hiện là bởi vì cái ý tưởng về nhị nguyên thành hình. Người ta quan niệm vũ trụ trong ánh sáng của những ý niệm về nhị nguyên như: hoạt động và bất động (bình tĩnh), hợp và tan, co và giãn, nối và đứt…
Bị giam hãm trong cái thế giới nhị nguyên, ta đã rơi vào một thái độ cho rằng đấu tranh là lẽ thường, rằng đây quả thực là một thế giới của luật rừng. Ta đã quên đi mất cái hình thể đích thực của vũ trụ, và ta sẽ chỉ có thể tìm lại thấy nó khi ta đã bước vào thế giới của tuyệt đối. Cái tinh thần căn bản của vũ trụ là nguyên tắc bất phân tranh đó vậy.
Ngày nay có rất nhiều người có cảm tưởng rằng không thể sống được nếu không tranh đấu. Cũng có nhiều người chẳng khi nào chịu nhượng bộ, bao giờ cũng muốn thắng, muốn lên cao, cho dù phải áp bức kẻ khác. Lẽ dĩ nhiên, tình trạng sẽ trở nên vô cùng khó khăn nếu đây là những người ngồi chung với nhau để bàn về hòa bình thế giới. Con đường duy nhất để tiến tới hòa bình và đồng tình giữa người và người là mỗi một cá nhân phải quay về với cái tinh thần căn bản của vũ trụ và thông hiểu cái nghĩa của nguyên lý bất phân tranh.
Vì phần đông mọi người đều chỉ thích chuyện được thua, cho nên nhiều vũ nghệ càng ngày càng trở nên giống những môn thể thao. Hiệp Khí Ðạo, không muốn đi theo cái trào lưu đó, muốn mãi mãi là một vũ nghệ đúng với tên của nó. Chúng tôi nhường vấn đề được, thua, lại cho những người nào thích nó. Con người chọn Hiệp Khí Ðạo chỉ thích một cuộc thắng trận đích thực, bằng cách thấu hiểu nguyên lý bất giao tranh, và bằng cách luôn luôn làm cho mình mỗi ngày một hoàn hảo hơn. Nếu ta truyền bá cái tinh thần bất giao tranh đó ra ngoài đời, nó có thể trở thành một cột trụ cho nền hòa bình thế giới”. 
(Hết)
Tĩnh Thủy

Nhãn: