Xem thêm:
Phần 1,
Phần 2
Những
trang sử Việt suốt 4.000 năm là những gì còn sót lại của một nền văn
hóa cổ xưa rất độc đáo. Nói một cách văn vẻ thì nó chính là sự kết hợp
giữa thanh gươm và cây bút. Gươm để bảo vệ giang sơn và bút dùng để điểm
tô non sông, tạo nên những di sản văn hóa rực rỡ để lại cho hậu thế.
Lịch sử đằng đẵng mấy nghìn năm với nhiều lần vong quốc và phục quốc
cũng chính là nét độc đáo riêng biệt của hóa Việt Nam.
Nên
cũng nói võ thuật là một nét văn hóa chủ yếu của nước Việt, cũng có thể
nói dân ta có tinh thần thượng võ cao. Vì thế phong trào luyện tập võ
thuật chưa bao giờ ngừng phát triển ở mảnh đất này. Ngày nay rất nhiều
bậc phụ huynh cho con em mình theo rèn luyện võ thuật như một cách tăng
cường khả năng tự vệ và rèn luyện thân thể. Nhưng nếu chỉ dừng ở việc tự
vệ và rèn luyện thân thể thì có thể chúng ta đã vô tình làm giảm đi
phần lớn giá trị của võ học dân tộc, một vốn quý mà cha ông ta để lại.
Loạt bài viết này chính là để khám phá giá trị thực sự của nền võ học
Việt Nam cũng như giúp cho các võ sinh tương lai trân quý và nỗ lực hơn
để có thể đạt đến trình độ võ học thượng thừa xứng với lớp cha anh.
Võ thật, võ công và võ đạo
Bản
thân ngành võ có rất nhiều khái niệm dễ làm người ta nhầm lẫn. Do thời
gian lưu truyền quá lâu mà nhiều điều chân chính đến nay bị mai một hay
bị hiểu lầm. Do đó việc đầu tiên khi lần lại giá trị của võ thuật chính
là bắt đầu từ các khái niệm.
Nói
đến Võ thuật, người ta thường liên tưởng đến các kỹ thuật chiến đấu
bằng tay không hay binh khí dùng để đánh bại đối thủ trong các cuộc giao
tranh. Nhưng điều này lại có phần… sai lệch so với từ gốc tiếng Hán của
chữ Võ. Chữ Võ tiếng Hán (武) được cấu thành từ chữ Chỉ (止) và chữ Qua (戈). Chữ
Chỉ (止) ở đây nghĩa là đình chỉ, làm cho dừng lại. Qua (戈) là tên gọi
cho một món võ khí thời cổ (cùng thời với Qua còn có món võ khí khác phổ
biến có tên gọi là Can, nên mới có câu: mắc nạn can qua).
Như
vậy, ý nghĩa của chữ “Võ” là: Người biết tự chế lấy bản thân, hoặc góp
phần làm cho dừng lại nạn can qua (戈), thì mới đúng nghĩa là người có…
Võ (武). Mà để tự chế phục được bản thân thì người học võ phải tu tâm
dưỡng tính, tôn trọng đạo đức. Nên khi luyện võ chính là phải tu dưỡng
bản thân theo chuẩn mực văn hóa và đạo đức cao thì mới đúng với ý nghĩa
của chữ này.
Võ thuật
Chữ “Thuật”ở
đây chính là chỉ phương pháp sử dụng võ với một phương pháp nào đó, một
loại vũ khí nào đó cho một mục đích cụ thể. Ở nghĩa này, võ thuật đồng
nghĩa với võ nghệ, tức là một môn học để hành nghề, nghề võ như binh
lính hay võ quan ngày xưa.
Chữ
“Thuật” này nhấn mạnh vào phương pháp, cách sử dụng, cách học. Có thể
coi là tầng thấp nhất, cơ bản và phổ biến nhất trong cách hiểu về võ của
mọi người ở xã hội hiện nay. Ví dụ như:Kiếm thuật là cách dùng kiếm trong võ thuật, Thương thuật là cách dùng Thương, Tiễn thuật hay Cung Tiễn Thuật là cách dùng cung tên, Kỵ Xạ thuật là cách cưỡi ngựa bắn cung, Quyền thuật là cách chiến đấu bằng tay không.
Võ công
Võ
công còn gọi là công phu (Kung Fu) trong tiếng Hán Việt. Đây là khái
niệm cao hơn võ thuật, nói chính xác đây là khởi đầu của người luyện Võ
chân chính. Nó là thuật ngữ dành cho người luyện võ vì võ chứ không phải
để làm việc. Vậy “Võ công” chính là khái niệm chỉ phương pháp rèn luyện
chuyên nghiệp và chính thống căn bản nhất để người luyện võ có thể đạt
đến trình độ thượng thừa sau này. Trong đó có thể gồm các bài quyền bí
truyền và phương pháp hô hấp nội ngoại công phu đòi hỏi sự rèn luyện
kiên nhẫn cao độ và trải qua nhiều thời gian (công phu).
Ngoài
ra Võ công còn có một nghĩa phụ nữa là chỉ những chiến công hiển hách
của một vị tướng hay một vị vua nào đó. Ví dụ như vua Quang Trung đã lập
nên “võ công” hiển hách đánh đuổi quân Mãn Thanh năm 1789. Có một câu nói lưu truyền như sau có thể khiến chúng ta hiểu thêm về khái niệm và sự quan trọng của võ công:
Lực bất đả quyền
Quyền bất đả công
Luyện quyền bất luyện công
Đáo lão nhất trường không
Luyện công bất luyện quyền
Hậu thế thất nhân truyền
Tạm dịch:
Sức không đánh lại quyền (người mạnh không đánh được người biết quyền thuật)
Quyền không đánh lại công (người biết quyền thuật không đánh nổi người có nội công)
Luyện quyền mà không luyện công (chỉ tập quyền mà không có nội công)
Về già chỉ tay không (về già không còn gì, ý là cơ thể sẽ suy sụp sinh ra nhiều bệnh tật)
Luyện công không luyện quyền (chỉ tập nội công, không tập quyền)
Về già chẳng có ai để truyền (khó tìm truyền nhân, vì người đời không hứng thú luyện công)
Võ đạo
Là
trình độ tối cao của người luyện võ, là thứ trong mơ của tất cả võ nhân
hay võ sĩ. Đây mới chính là thứ duy nhất mà một người luyện võ nên đặt
làm mục tiêu của đời mình. Ở đây võ học trở thành một phương tiện để
thăng hoa bản chất con người, vượt khỏi giới hạn của thể xác và không
gian này. Việc tập võ chính là hành đạo vậy, vì võ đạo chân chính không
phải dùng để phân định hơn thua và tài năng cao thấp. Tuy nhiên học võ
thế nào để đạt được võ đạo luôn là dấu hỏi lớn nghìn năm qua. Phần sau
sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
Võ Việt chính là văn hóa Thần truyền
Ngày
nay, ảnh hưởng của các loại tiểu thuyết võ hiệp và những bộ phim võ
thuật hoành tráng đông đảo từ Trung Quốc cho đến Mỹ, Thái, Nhật, Hàn
khiến hàng triệu thanh thiếu niên vì hâm mộ mà dấn thân đi học võ. Và
trong cái trào lưu sôi động đó thì việc khoác lên người bộ đồ võ Wushu,
Karatedo, Aikido có vẻ hào nhoáng hơn và thu hút các thanh niên Việt
nhiều hơn là những gì còn truyền lại của ông cha.
Lướt
một vòng qua các trung tâm văn hóa thì các lớp võ nước ngoài luôn đông
nghìn nghịt, chẳng bù với các lớp võ cổ truyền. Buồn hơn nữa là ngay
trong các lớp võ cổ truyền người ta lại còn đang dạy võ Việt Nam theo
kiểu ngoại lai. Bỏ qua hết các giá trị võ đạo của cha ông, chạy theo
kiểu võ nghệ đấu đài thực dụng với cơ bắp cuồn cuộn mang nặng tính biểu
diễn. Học võ Việt mà đánh theo kiểu Muay Thái, kiểu Wushu và kiểu đấu
đài Boxing?! Đâu rồi hồn võ dân tộc, đâu rồi tinh thần thượng võ ông cha
ngày xưa?
Vậy
có thực là võ học của Nhật, Hàn, Trung Quốc tốt hơn và có giá trị hơn
Võ Việt Nam khi chúng có thể được truyền bá rộng khắp thế giới?
Người
viết xin mạn phép không đề cập đến một số nền võ thuật khá nổi tiếng
khác như Mỹ, Nga, Do Thái… vốn có rất nhiều cao thủ, mà chỉ đề cập đến
nền võ học của 4 nước Trung, Nhật, Hàn và Việt (trong đó sẽ tập trung
vào Trung và Việt). Lý do chính đầu tiên là vì khuôn khổ bài viết này
không phải phân định đâu là nền võ thuật tốt hơn mà chỉ đơn thuần phân
tích khía cạnh văn hóa và nội hàm của võ học truyền thống nước Việt.
Lý
do thứ hai là 4 nước này chính là 4 nước đồng văn, cùng trong nền văn
hóa chữ Hán cổ trải dài liên tục mấy nghìn năm, vốn được xem là văn minh
Thần truyền cho con người. Chỉ có các nền văn minh này mới có thể sản
sinh ra nền võ học thực sự có thể đạt đến đỉnh cao nhất là Võ đạo. Hay
nói một cách chân thực thì chỉ có nền võ học của 4 quốc gia này cùng với
Ấn Độ (với môn phái KalariPayatu và một số môn võ thuật xuất thân từ
Yoga cổ) với nội hàm thâm sâu và văn hóa nghìn năm mới có đủ tư cách để
bàn về Võ đạo chân chính mà thôi.
Lịch sử truyền thừa nhiều nghìn năm
Đầu
tiên là nói về lịch sử, võ học Việt Nam sớm nhất được nói đến trong sử
sách chính là trong huyền thoại từ thời mở nước. Chẳng phải Lạc Long
Quân đã giúp dân chém Hồ Tinh, trừ Mộc Tinh Ngư Tinh là gì? Những công
trạng của ông chính là dùng võ công mà thực hiện, là ghi nhận sớm nhất
trong huyền sử về võ học của nước ta. Sau Lạc Long Quân đến truyền
thuyết Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa sắt cầm roi sắt ra trận, tất cả
đều ghi dấu võ công của người Việt.
Nếu
tính về thời gian thì cội nguồn võ Việt cũng xa xưa ngang với nước lâu
đời nhất là Trung Quốc hay Ấn Độ. Trải qua hơn 4000 năm rèn giũa, chắt
lọc qua vô vàn cuộc chiến chúng ta mới còn lại những giá trị di sản võ
Việt đến ngày nay. Thế nên người Việt hoàn toàn không có gì phải tự ti
về lịch sử và giá trị của võ học của dân tộc mình vậy.
Có
thể nói võ Việt Nam và Trung Quốc là 2 nền võ học khác ngoài Ấn Độ có
lịch sử và nội hàm lâu dài nhất và cũng bị hiểu lầm nhiều nhất. Chỉ có
võ công Việt Nam là đủ sức so kè suốt nghìn năm qua hàng nghìn cuộc giao
tranh mà vẫn cân bằng với “đại gia võ học” như Trung Quốc, lại vẫn còn
tồn tại nguyên vẹn đến hôm nay mà thôi.
Xét
về khía cạnh lịch sử và nội hàm thì võ học Nhật Bản và Hàn Quốc đành
phải xếp dưới một bậc vì văn hóa Nhật (gồm cả võ học) chỉ phát triển
mạnh từ sau khi giao thương với nhà Đường. Văn hóa Hàn Quốc (đặc biệt võ
học) chịu ảnh hưởng của nhà Đường và sau đó là Đại Việt. Đặc biệt với
sự thành lập Hoa Sơn Lý Gia, võ phái của Hoa Sơn tướng quân Lý Long
Tường (Hwasan Sanggun) mà nền võ học Hàn Quốc mới phát triển vượt bật từ
sau thế kỷ 12. Chỉ là Nhật và Hàn đã rất thành công với nhiều nhân tài
trong thế kỷ 20 để phổ biến văn hóa võ thuật của họ đi khắp thế giới
trong khi chúng ta không thể làm như vậy do nhiều nguyên nhân khác
nhau.
Nội hàm thâm sâu từ văn hóa tiền sử
Xét
về nội hàm, cả 4 nước đồng văn đều bị ảnh hưởng chung của một nền văn
hóa cổ Thần truyền. Trong đó, ngoài Việt Nam ra thì Hàn Quốc và Nhật Bản
hoàn toàn là học từ văn minh của Trung Quốc mà phát triển thành của
riêng mình. Trong khi Việt Nam và Trung Quốc may mắn được kế thừa nguyên
vẹn nền văn hóa cổ xưa đó rồi cải biến hấp thụ, biến thành của mình.
Vậy
nền văn minh này là gì? Nó vẫn chưa có tên chính thức nhưng nó chính là
tổ tông của văn minh Đông Bắc Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. Ngay cả
văn minh Trung Hoa cũng chỉ là kế thừa và phát triển nền văn hóa này rực
rỡ nhất mà thôi. Nền văn minh này đã từng rực rỡ nhiều nghìn năm trước
khi bị nhấn chìm bởi Đại Hồng Thủy. Chỉ còn một ít hậu nhân sống sót ở
các vùng núi cao như Thiên Sơn, Himalaya, Nepal, Thanh Hóa – Nghệ An,
Lào Cai… với những vốn văn hóa quý giá còn lưu lại mà tạo nên các nền
văn minh châu Á sau này. Điều này cũng tương tự với Ai Cập, Peru,
Mexico, các quốc gia này chỉ là kẻ thừa hưởng lại những gì còn lưu lại
của những nền văn minh cổ xưa từng hiện diện trên lãnh thổ của họ mà
thôi.
Có
thể tạm gọi nó là nền văn minh tiền sử, là chủ nhân mà đã tạo ra Kinh
Dịch, Bát Quái, Âm Dương, Ngũ Hành, Hà Đồ Lạc Thư. Các nền văn minh này
tuy chưa chính thức được thừa nhận bởi tất cả các quốc gia và giới học
thuật trên thế giới nhưng có rất nhiều công trình nghiên cứu khảo cổ
hiện đại đã viết về vấn đề này, đều nhận được rất nhiều tán thưởng từ
giới học thuật. Có thể kể đến những cái tên như: “Địa đàng phương Đông”
(Stephen Oppenheimer), “Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân” (Ernst
Muldasev) hoặc series sách Best
Seller trên Amazon có tựa là :Fingerprints of the Gods” của tác giả
Graham Hancock viết năm 1995 về các nền văn minh tiền sử.
Ngày
nay rất nhiều học giả người Việt cứ mãi tranh luận xem văn hóa nước ta
và văn hóa Trung Hoa cái nào có trước và thậm chí tranh cãi xem Kinh
Dịch là của Việt Nam hay của Trung Hoa? Điều này thật sự đã sai ngay từ
cách đặt vấn đề vì cả Việt Nam và Trung Quốc cũng chỉ là hai người học
trò của nền văn minh đã mất kia mà thôi.
Cả
hai nước với vốn văn hóa đó đã tạo nên hai vương quốc vĩ đại truyền
thừa suốt 3.000 năm là Văn Lang (Việt Nam) với 18 thời Vua Hùng kéo dài
2.700 năm và Trung Quốc với thời Tam Hoàng Ngũ Đế kéo dài suốt 3 nghìn
năm. Trung Hoa với lợi thế về lãnh
thổ nên có vẻ phát triển nhanh và xuất sắc hơn rồi cuối cùng ảnh hưởng
đến toàn bộ các nước còn lại, kể cả Việt Nam bởi vì sau thời Hùng Vương
thì người Việt hầu như đã đánh mất rất nhiều thứ quý giá của ông cha và
phải chịu đô hộ gần 1000 năm. Tuy nhiên với nội hàm văn hóa sâu dày cộng
với việc cùng chung một gốc rễ tương đồng nhau mà văn minh Trung Hoa
không thể đồng hóa thành công người Việt như cái cách nó đã làm trước
đây với các dân tộc du mục khác.
Xét riêng về võ học sẽ thấy rõ hơn điều đó. Nói chung
võ Việt Nam nhìn thoáng qua thì thấy có rất nhiều phần giống võ Trung
Quốc, kể cả tên gọi và vũ khí nhưng đi sâu nghiên cứu thì khác biệt là
rất lớn. Võ Việt có nhiều nét rất đặc sắc như “lấy ít địch nhiều”, “chú
trọng hiệu quả không trọng hình thức” và “chỉ có thể dùng tốt nhất bởi
người Việt”.
Các thể loại vũ khí, hệ phái:
Nói
đến võ là phải nói đến vũ khí, người ta hay nói về “Thập bát ban võ
nghệ” hay 18 loại vũ khí mà con nhà võ phải tinh thông. Trong danh sách
của 18 loại này của người Việt có 2 loại hoàn toàn khác Trung Quốc là
“Song Chùy” và “Ná Trận”. Trong khi đó người Trung Quốc dùng Độc Chùy và
Cung Nỏ thay cho “Ná Trận”. Ngoài ra còn một số binh khí đặc thù Việt
Nam khác như “bút chì” chuyên dùng cho các binh lính đoạn hậu khi phải
rút lui chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Và còn có “Roi” Bình Định hoàn toàn
khác với trường côn của Trung Quốc với lối đánh cực hiểm và phù hợp thể
chất của người Việt.
Kế
đến là hệ phái võ thuật, hẳn ai thích phim kiếm hiệp đều biết đến các
môn phái nổi tiếng của Trung Quốc là Thiếu Lâm, Võ Đang, Không Động, Hoa
Sơn, Thanh Thành, hay như Cổ Triều Tiên có TaeKyon, Nhật thời cổ có
JuJitsu, KenJutsu, Ninjitsu (Nhu Thuật, Kiếm Thuật, Nhẫn Thuật) và các
hệ phái của nó.
Việt
Nam vốn dĩ ở sát sườn Đại môn phái kia, muốn yên ổn suốt 4 nghìn năm
thì lẽ nào lại không chú trọng phát triển mặt này? Người Trung Quốc phân
chia võ công của mình thành 2 loại lớn là “Tướng môn võ thuật (võ công
của các gia đình võ tướng) và “Tông môn võ thuật” (võ công dân gian, các
môn phái dân gian và một số môn xuất thân từ tôn giáo).
Võ
thuật Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có thể dùng cách phân loại này để dễ
nhận thức hơn. Theo đó thì Tông môn võ thuật của Nhật và Hàn có thể kể
đến như TaeKyon (tiền thân Taekwondo), Gumdo (Gươm Đạo), Karate và các
hệ phái, JuJitsu (Nhu thuật), Nippon Kempo hay đặc biệt như NinJitsu
(Nhẫn thuật), còn có 9 đại môn phái truyền mấy trăm năm đến nay. Tướng
môn võ thuật có thể kể đến Hoa Sơn Lý Gia của Hàn Quốc, các hệ phái
Kenjitsu (kiếm thuật) của các gia đình Samurai như Shintoryu (Thần Đạo
Lưu) lây đời nhất có từ thế kỷ 13.
Còn
ở Việt Nam, sự phân loại phức tạp hơn các nước khác. Theo nguồn của
Bình Định Sa Long Cương (võ phái cổ truyền lớn và uy tín hàng đầu Việt
Nam) thì võ học Việt Nam từ xưa đến nay chỉ có thể tạm chia thành 5 đại
hệ phái, cũng chính là 5 cây đại thụ chống đỡ xâm lăng suốt nghìn năm
qua của dân tộc, là nền tảng cho bản lãnh kinh người của các tướng lãnh
và đào tạo ra hàng triệu võ binh tinh nhuệ đánh bại tất cả kẻ thù. Các
hệ phái đó gồm có:
Võ Lâm:
Hệ phái võ thuật của miền rừng núi, của dân giang hồ, cổ xưa, thực
dụng, hiệu quả. Chỉ truyền hạn chế chứ không phổ biến. Có thể liệt vào
hạng Tông môn bí truyền. Môn võ này thoát thai từ nhu cầu sinh tồn chống
chọi với thiên nhiên nên sức tàn phá của nó khủng khiếp, vì lẽ đó nên
ít được phổ truyền.
Võ Kinh:
Hệ phái võ thuật chính thống của quốc gia được giảng dạy cho binh lính
tại Kinh đô. Chính quy, chuẩn mực, thích hợp cho binh lính, cũng có thể
coi như Tướng môn võ phái.
Võ Cổ Truyền:
Chú trọng vào các loại võ trận (võ dùng trong chiến trận), có thể xếp
vào Tướng môn võ thuật phái. Nay chỉ còn một số hệ phái còn sót lại như
Thăng Long Võ Đạo, Nam Huỳnh Đạo, võ xứ Tây Sơn Bình Định… Cũng nói thêm
là do đặc trưng chiến tranh liên miên và đất nước nhỏ nên Tông môn võ
phái ở Việt Nam không mạnh bằng Tướng môn võ phái qua các thời kỳ lịch
sử. Một số Tông môn võ phái của Việt Nam đã chuyển thành tướng môn võ
phái khi chưởng môn của họ trở thành tướng quân hay vua, ví dụ như nhà
Trần và Nhà Lý.
Võ Phật Gia Quyền:
Hệ phái võ thuật của các Thiền sư, xuất xứ từ các thiền sư Ấn Độ truyền
Pháp từ thời Bắc thuộc, được khai thác chính quy từ thời Lý, đặc biệt
nổi tiếng vào thời Trần. Cách tu luyện hoàn toàn khác với Đạo gia võ
công. Ngoài ra Hoàng tử Lý Long Tường còn đem hệ phái này phát dương
quang đại ở Cao Ly. Nền võ học cổ của Hàn Quốc ảnh hưởng rất lớn từ võ
công của Đại Việt chính là lý do này. Gumdo của Hàn Quốc là một chi phái
dùng Gươm (kiếm) mà võ công Đại Việt đã đem đến Cao Ly vậy.
Võ Thiếu Lâm:
Hệ phái võ thuật của Chùa Thiếu Lâm, du nhập vào nước ta dưới Thời Nhà
Tống (960 – 1279) và Nhà Minh (1368 – 1644). Khi các triều đại này sụp
đổ, nhiều cao thủ đã mang theo tuyệt học môn phái tránh nạn xuống phương
Nam.
Nên
thực chất võ Việt Nam truyền thống còn bảo lưu rất nhiều vốn quý của võ
Trung Hoa và qua thời gian đã được Việt hóa dung hòa vào nền võ học của
dân tộc. Còn có cả các cao thủ Đạo Gia như Võ Đang, Không Động tị nạn
tại Việt Nam cũng góp rất nhiều vào di sản này.
Văn thơ và quyền pháp
Vốn
là các quốc gia văn minh cao và để môn sinh dễ tiếp thu nên khi huấn
luyện võ thì các bài quyền của võ Việt và Trung đều dùng thơ để dạy môn
sinh, thường được gọi là “Thiệu” và “Thảo” (võ Trung Quốc gọi các lời
thiệu này là Ca Quyết). Nó cũng chứng minh rằng võ chính là thoát thai
từ văn minh mà thành.
Cách
làm này là độc đáo duy nhất trên thế giới chỉ có thể tìm thấy ở Võ Việt
Nam và Trung Quốc. Lời Thiệu được viết rất ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc.
Nội dung của lời thiệu bao gồm tên các chiêu thức xếp theo thứ tự bài,
các yếu lĩnh để luyện tập và biểu diễn đúng tinh thần của bài.
Trong
thực tế người ta dễ dàng bắt gặp sự đa dạng của lời Thiệu ngay cả cho
một bài sáo lộ cụ thể: Khi thì chỉ ra từng động tác rất chi tiết như
trong lời thiệu của Diệp Chuẩn, khi thì chỉ khái quát thành từng cụm
chiêu thức, các thế chiến đấu mà một thế bao gồm nhiều động tác, hoặc
các phân đoạn của bài như lời Thiệu của Diệp Vấn, Lương Quang Mãn trong
võ phái Vịnh Xuân Quyền Trung Hoa… Sự đa dạng này không chỉ bởi các bài
đã ít nhiều bị thất truyền, sai lạc hoặc được bổ sung, sửa đổi qua thời
gian, mà còn có thể do dụng ý của từng võ sư khác nhau.
Bài
Thiệu của Trung Hoa thông thường dùng thơ thất ngôn, trong đó 4 chữ đầu
là tên chính xác của chiêu thức, 3 chữ còn lại là bí quyết sử dụng
chiêu đó sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên khi truyền ra thì các võ sư
Tàu chỉ truyền 4 chữ cho đồ đệ thông thường và dấu đi 3 chữ chỉ truyền
riêng cho ái đồ hay con cái mà thôi. Đây cũng là lý do phổ biến mà võ
Trung Hoa càng truyền càng mất đi bản sắc vốn có, càng truyền thì càng
sai lệch và sa vào hình thức màu mè vì bất kỳ ai cũng có thể tự suy diễn
3 chữ còn lại theo cách của mình. Hơn nữa là có rất nhiều động tác được
dùng chung qua lại giữa các bài quyền khiến cho người ta rất khó phân
biệt.
Còn
bài Thiệu Việt Nam thì rất đa dạng có cả chữ Hán, chữ Việt hay kết hợp
cả hai, khi thì dùng ngũ ngôn, khi thì thơ lục bát, khi thì thất ngôn…
thể hiện nội hàm và sự đa dạng văn hóa của dân ta. Nhưng cái hại của
việc này chính là khi chuyển từ chữ Hán sang dùng chữ Latinh thì chỉ cần
vài chữ trong bài Thảo viết sai chính tả thì nghĩa hoàn toàn sai lệch
so với nguyên gốc và chiêu thức.
(Còn nữa)
Tĩnh Thủy
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ