Tinh hoa võ thuật Việt Nam (P.4): Học võ chân chính nghĩa là làm một người Việt chân chính
05:43, 21/12/2017
Có bài thơ rằng:
Đoái xem văn võ cả hai hàng
Bên văn sang bên võ cũng sang
Dù tía võng xanh văn đủng đỉnh
Gươm vàng thẻ bạc võ nghênh ngang
Văn dìu cánh phượng yên trăm họ
Võ thét oai hùm dẹp bốn phương
Gặp hội thái bình văn trước võ
Võ đâu dám sánh khách văn chương
Bên văn sang bên võ cũng sang
Dù tía võng xanh văn đủng đỉnh
Gươm vàng thẻ bạc võ nghênh ngang
Văn dìu cánh phượng yên trăm họ
Võ thét oai hùm dẹp bốn phương
Gặp hội thái bình văn trước võ
Võ đâu dám sánh khách văn chương
(Nguyễn Công Trứ)
Trước
đây, tại một buổi diễn võ thuật cổ truyền đã từng có một vị trí thức
khả kính tuyên bố rằng dân Việt Nam chúng ta chỉ “Trọng Văn” mà “Khinh
Võ”. Câu này thực sự cũng là lối nghĩ của rất nhiều người Việt cả bình
dân cho đến trí thức. Vì thế mà nhà nhà đua nhau cho con đi học hết đại
học này đến cao học kia mà chẳng còn ai đi theo nghề võ một cách chân
chính nữa.
Vậy
thực chất có phải dân ta luôn “Trọng văn khinh võ” hay đằng sau đó còn
có uẩn khúc nào khác? Câu phát ngôn này nếu giải thích một cách nông cạn
vô hình trung sẽ làm tổn thương đến giá trị to lớn của võ học trong khi
lưu truyền ngoài xã hội, cũng có thể làm nước Việt mất đi rất nhiều tài
năng võ thuật. Vì thế người viết xin mạn phép dùng kiến thức của mình
để bàn bạc thêm một chút.
Văn
và Võ là gì? Triết lý cổ khởi nguồn từ cặp phạm trù đối xứng là Âm và
Dương, sau đó Kinh Dịch miêu tả sự biến hóa của Âm Dương mà thành vũ
trụ. Nó cho rằng vũ trụ này mọi việc, mọi vật đều có hai mặt đối lập.
Nên có Võ tất phải có Văn, là hai mặt của một vấn đề, chính là văn minh,
văn hóa. Vì Âm và Dương lại là hai mặt đối lập nhưng đồng thời là một
và bổ sung cho nhau, nó tồn tại không thể tách rời và quan trọng hơn là
nó có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Tức là tùy thời mà Âm có thể
chuyển thành Dương và ngược lại bởi vì trong Âm luôn có phần Dương và
trong Dương luôn có phần Âm. Đây là cái lý “Âm trưởng Dương tiêu” hay
“Dương trưởng Âm tiêu”.
Vậy
nên, điều đầu tiên chúng ta cần nhớ là Văn và Võ là một và không thể
tách rời. Nếu tách ra theo đặc tính thì có thể phân ra như sau: Võ
là tranh đấu, sát phạt mang theo sát khí lạnh lẽo từ binh khí hay chân
tay nên tạm thời coi là Âm. Văn chương đem lại văn hóa, văn minh khai
sáng cho xã hội nên tạm thời coi là Dương.
Dùng
nguyên lý trên mà xét thì khi cái Âm phát triển đến tận cùng thì sẽ
sinh ra hay bắt đầu chuyển thành cái Dương, tức là “Âm cực Dương sinh”.
Nghĩa là người luyện võ khi luyện đến tận cùng, đỉnh cao võ học thì sẽ
không còn sát khí tranh đấu nữa mà lại mang một phong thái văn cách nho
nhã và hòa bình, lời nói nhẹ nhàng và phong cách siêu phàm thoát tục.
Chúng
ta có thể thấy ví dụ sinh động nhất là các vị vua và võ tướng nhà Trần
như vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Thượng tướng Thái sư Trần Quang
Khải, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đều là những cao thủ hàng đầu nhưng
phong cách lại văn nhã, thanh thoát siêu phàm. Sử cũ còn chép khi sứ
thần nhà Nguyên đến dự lễ đăng quang của vua Trần Minh Tông, đã khen ông
có thần thái nhẹ nhàng như Thần tiên.
Còn
người văn nhân chân chính tuy mảnh dẻ thư sinh, tay trói gà không chặt
nhưng khi đạt đến đỉnh cao của văn chương thì văn phong hùng tráng, lời
lời sắc bén như đao, chí khí nhiếp phục tam quân, chính là có được cái
“dũng” của võ tướng vậy. Ví dụ này thì có rất nhiều, từ Trần Khắc Chung
chỉ dùng lời nói mà đường hoàng trấn áp tướng lĩnh Mông Cổ ngay trong
trại giặc, đến Nguyễn Trãi viết thư dụ hàng tướng nhà Minh, những ví dụ
trên nhiều không kể xiết.
Một
nguyên lý quan trọng nữa của Dịch lý là: “chúng dĩ quả vi chủ, đa dĩ
thiểu vi tôn” (đám đông do số ít dẫn dắt, số nhiều tôn trọng số ít). Khi
nhìn vào đồ hình Âm Dương, chúng ta thấy trong phần Âm luôn có một chấm
nhỏ thuộc Dương và ngược lại đối với phần Dương. Chiểu theo nguyên lý
bên trên thì như vậy cũng có nghĩa là phần quan trọng nhất và dẫn động
cái Âm chính là cái Dương và ngược lại. Hay nói cách khác thì Âm là cốt
lõi của Dương và ngược lại.
Điều
này mang hàm nghĩa là đối với người luyện võ thì phải rèn luyện sao cho
đạt được “Văn trong Võ” vì Văn chính là cốt lõi và trình độ cao nhất
của Võ. Ngược lại đối với Người học Văn cũng thế, phải làm sao cho đạt
được cái “Võ trong Văn” vì Võ và tinh thần dũng cảm cứng rắn của nó là
điều một văn nhân phải có. Vậy suy ra người luyện võ chân chính cũng
phải đạt đến một trình độ văn học cao thì mới được công nhận là cao thủ
chân chính. Vậy thì hóa ra Văn là cái đích phải đạt đến của người luyện
Võ. Dân ta nói “Trọng văn khinh võ” chẳng phải là rất đúng hay sao?
Ngoài
ra thì võ học chính là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa cổ Việt,
một nền văn minh nhiều nghìn năm. Nên chữ “Văn” còn có nghĩa là nền văn
minh, là văn hóa. Dân ta nói “Trọng văn” nghĩa là người dù học Võ hay
học Văn đều phải ra sức vun đắp và bảo vệ cho nền văn minh này thoát
khỏi những kẻ dã man và tạo ra thời thịnh trị. Hay nói cách khác Văn của
văn minh chính là lý do chính mà Võ ra đời, vì để bảo vệ cho văn minh
truyền lưu ngàn đời mà luyện võ công vậy. Đó là chữ Văn trong “văn trị”
mà chúng ta hay nghe nói đến trong lịch sử. Nên những triều đại toàn
thịnh đều là những thời mà võ công đệ nhất và văn hóa đỉnh cao, các danh
tướng triều đại đó đều cũng là những văn nhân nổi tiếng, đâu có ai dám
chê bai Võ lời nào?
Vậy
hàm nghĩa chân chính của câu “Trọng văn khinh võ” ở đây chính là yêu
cầu đối với người Luyện Võ hay Học Văn đều phải Văn Võ Toàn Tài.Và cái
thứ Võ bị khinh ở đây chính là Võ Biền, thứ Võ thô lỗ và không có văn
hóa hay thứ sức mạnh dã man của những tộc người du mục chưa có văn minh
và chỉ thích hủy diệt vì thứ Võ đó của họ không có nội hàm Văn ở bên
trong. Người viết cho rằng những dân tộc đó không xứng để dùng chữ Võ,
vốn mang hàm nghĩa quý trọng hòa bình và nhân cách. Có chăng chỉ gọi là
phương pháp chiến đấu.
Câu
“Trọng văn khinh võ” chính là nêu lên sự trân trọng đối với những người
luyện võ chân chính để đạt đến một trình độ văn hóa cao. Ngược lại cũng
không hiếm những ví dụ cho thấy dân ta rất chán ghét những văn nhân
không có cốt khí, mềm yếu bạc nhược trong lịch sử. Những văn gia nổi
tiếng trong sử Việt đều là các anh hùng dân tộc hay những con người rắn
rỏi đạo đức cao thượng 1 đời vì dân vì nước. Ví dụ như Nguyễn Trãi,
Nguyễn Công Trứ, Tô Hiến Thành… Đây cũng là chuẩn mực cao mà các võ giả
hay văn nhân luôn mong muốn đạt được.
Đọc
đến đây thì chắc các bạn cũng hiểu vì sao chúng tôi không nói đến khái
niệm Võ đạo của các nền võ thuật phương Tây hay Âu Mỹ. Đó là nền võ
thuật kinh doanh sức mạnh phô trương của cơ bắp, của tính sát phạt hơn
thua mà không thể hiện sự chân chính của giá trị nhân văn. Nó nên được
gọi là nền thể thao chiến đấu chứ thậm chí không xứng được dùng chữ Võ
nữa.
Trần
Hưng Đạo, các vua Trần và các tướng lĩnh nhà Trần như Phạm Ngũ Lão,
Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những người văn võ song toàn. Họ
vừa có tài cầm binh với võ công siêu phàm, cũng là những nhà thơ, nhà
văn với những áng văn thơ bất hủ như “Hịch tướng sĩ”, “Thuật hoài”,
“Tụng giá hoàn kinh sư”. Trong khi
đó quân Nguyên Mông với cái Võ không có văn hóa đang giày xéo khắp thế
giới khi đối địch với Võ đạo Đại Việt kết hợp giữa văn hóa và võ công đã
thua 3 lần tâm phục khẩu phục.
Đệ nhất Kiếm Thánh Nhật Bản mọi thời đại Miyamoto Mushashi có viết: “Người
đời truyền tụng rằng, đạo của binh gia là sự kết hợp kỳ diệu của Bút
đạo và Kiếm đạo, và kẻ là võ sĩ nên tinh thông văn võ. Ngay cả khi một
người không có tư chất thiên bẩm, anh ta vẫn có thể trở thành binh gia
bằng cách kiên tâm theo đuổi cả hai lĩnh vực đó” (Trích “Ngũ Luân Thư”).
Vậy
nói tóm lại, câu thành ngữ “Trọng văn khinh võ” của ông cha ta hàm ý
chân chính là để người tu luyện võ công hay người học văn đều phải cố
gắng rèn luyện để đạt đến trình độ cao nhất là văn võ toàn tài, góp sức
bảo vệ cho nền văn minh khỏi bị ngoại bang xâm lấn. Nhìn lại lịch sử,
dân tộc ta vào những thời toàn thịnh của mình đã đạt được điều tưởng như
bất khả này và đã tạo nên những võ công hiển hách nhất thế giới xưa
nay. Những người nào cố ý bóp méo ý nghĩa câu nói này nhằm mục đích hạ
thấp vị trí của võ học chính là mang tội muôn đời với di sản của dân tộc
vậy.
Học võ chân chính tức là làm người Việt chân chính
Như
đã bàn luận bên trên, Võ cũng chính là Văn và là một bộ phận quan trọng
của nền văn minh. Mà nền văn minh thì còn có nhiều giá trị khác rất
quan trọng và mang tính căn bản. Vậy nên học Võ cũng chính là học về văn
minh, văn hóa chính thống của cha ông. Vậy nên người viết mới mạnh dạn
mà nói rằng, học võ chính là làm người Việt chân chính. Bởi vì Võ học
cũng bao hàm trong nó tất cả những tinh hoa cổ về văn hóa mà một người
Việt chân chính cần phải có.
Gốc
rễ của văn hóa chính là nền tảng đạo đức của nền văn hóa ấy. Đạo đức
của dân tộc ta gồm rất nhiều tính cách, nhưng cũng không ra ngoài Ngũ
hành, vì Ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ này. Từ Ngũ
hành tương ứng mà sinh ra Ngũ thường, 5 đức tính lớn mà một dân tộc văn
minh phải có là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Vì
để bảo vệ 5 đức tính ấy không bị giặc giã man di làm mất đi mà võ công
chính thống của Việt Nam thông thường có 5 hình thái lớn về quyền pháp
nội công là Ngũ Hình Quyền ( Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc) để tương ứng với
Ngũ Hành và các chiêu thức biến hóa lấy từ Bát Quái và Kinh Dịch. Dĩ
nhiên có 1 số võ phái không công nhận điều này vì họ có cách phân chia
khác, nhưng dù có chia thế nào đi nữa thì đặc tính các phần đó cũng
không ra ngoài Ngũ Hành và Âm Dương Bát Quái. Nó lại cũng là một yêu cầu
dành cho các võ sinh muốn đạt được trình độ cao từ sư phụ phải có đầy
đủ đức hạnh để không dùng năng lực của võ vào việc xằng bậy, sống một
cách chân chính quân tử.
Ngoài
ra còn đặc tính Âm Dương của vũ trụ cũng thể hiện rõ trong cách đối
nhân xử thế của tổ tiên Việt tộc. Đó chính là thuận theo tự nhiên mà lúc
cứng rắn, lúc mềm mỏng ôn hòa. Hai mặt phối hợp với nhau mà tạo ra một
tính cách thích nghi vô địch với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt từ chiến
tranh cho đến thiên tai mà ông cha ta đã có thể giữ gìn quốc gia và bản
sắc dân tộc cho mấy nghìn năm biến động. Cũng là lý do mà các chiêu thức
của võ Việt luôn coi trọng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu
nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong chiến đấu.
Đặc
tính Âm Dương này thể hiện ở cá nhân thì là cách xử thế, thể hiện ở
chiến tranh thì là sự phối hợp giữa đoản binh và trường trận để giành
thắng lợi tối hậu với chi phí thấp nhất. Thể hiện ở bang giao chính là
chính sách dùng Đức trị vỗ về các dân tộc thiểu số, lúc cần thiết thì
cứng rắn dùng vũ lực đập tan xâm lược, chiến tranh, sau đó thì ngoại
giao mềm mỏng chủ động “xưng thần” để khỏi phải làm mất mặt nước lớn mà
vẫn giữ được độc lập.
Thể
hiện ở võ công chính là cương nhu phối hợp, giữa quyền và cước, giữa
nội công và ngoại kình, giữa cơ và cân nhằm đạt đến cảnh giới cao hơn
của Võ học. Người luyện võ gồm cả cương nhu sẽ thể hiện ra ngoài là một
người đạo đức cao nhưng vẫn rất uyển chuyển khéo léo, lịch thiệp trong
giao tiếp trong khi vẫn có cái uy đủ để chấn nhiếp đối thủ mà không phải
động võ.
Ngày
nay nền học thuật hiện đại chỉ chú trọng nào là máy bay tàu hỏa, súng
đạn mà ít khi quan tâm đến sự phát triển của tinh thần con người nên mới
có chiến tranh, mới có những kẻ võ biền ức hiếp kẻ khác, mới có mâu
thuẫn giàu nghèo. Trong khi đó võ học vừa đúng đi con đường ngược lại,
chính là từ trong việc rèn luyện thân thể với một yêu cầu khắt khe về
tâm tính mà tạo ra một thế hệ võ nhân (không phải võ sĩ, chúng tôi muốn
dùng chữ này để nói về người luyện võ chân chính chứ không phải dùng võ
mà kiếm sống đơn thuần) có năng lực trùm đời trong khi vẫn có trình độ
văn hóa cao và đạo đức khiêm tốn.
Chính
những người này mới là những người thực sự có thể bảo vệ nước Việt khỏi
họa xâm lăng cả về súng đạn và văn hóa. Họ mới là người có thể lưu giữ
nét đẹp cổ phác của Việt tộc, người giúp cho con cháu chúng ta sau này
còn nói được tiếng Việt và biết tôn trọng lễ nghĩa, thờ cúng tổ tiên.
Mất đi những thứ đó, sẽ không còn cái gọi là dân Việt, nước Việt. Vậy
nên nói học võ Việt một cách chân chính mới đúng là cách trở thành một
người Việt chân chính là vậy.
(Còn nữa)
Tĩnh Thủy
Tĩnh Thủy
Nhãn: Võ thuật
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ