Dù cánh đồng hoa tam giác mạch ở đèo Khau Phạ
không rộng như Hà Giang hay ở Si Ma Cai (Lào Cai) nhưng lại rất nổi bật
giữa núi rừng.
Mùa lúa chín tại Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đã qua nhưng nơi đây vẫn
đang là điểm đến thu hút các phượt thủ. Ngoài những thửa ruộng bậc thang
uốn lượn, tại đỉnh đèo Khau Phạ còn có một đồi hoa tam giác mạch đầy
cuốn hút.
Đồi hoa tam giác mạch được người dân địa phương trồng thử nghiệm vào năm nay. Vườn hoa này nằm tại vị trí rất đẹp trên đèo Khau Phạ (gần địa điểm nhảy dù). Tại đây bạn vừa có thể thoả sức ngắm hoa, vừa có thể ngắm đèo, ngắm ruộng bậc thang, những bản làng của người Thái, người Mông và hoà mình vào tiết trời se lạnh, mờ ảo trên một trong những con đèo đẹp nhất miền Bắc.
Tam giác mạch ở đây vừa nở, nên còn trắng. Chỉ những bông hoa sắp tàn mới mang màu hồng phấn. Cũng
là vùng đất đá nên hoa ở đây phát triển rất tốt. Vì vậy, người dân và
chính quyền địa phương cũng đang có ý định sẽ mở rộng các vùng trồng hoa
tam giác mạch.
Hoa được trồng tại một sườn đồi nhìn xuống một vùng trời đất rộng
lớn với những thửa ruộng bậc thang, đường đèo uốn lượn. Bạn có thể đứng
từ trên cao để ngắm nhìn toàn cảnh, lấy được cả một vùng hoa, cỏ cây,
đồi núi. Hoặc chụp từ phía dưới lên trên để ngắm nhìn bầu trời trong
xanh.
Du khách phải trả 15.000 đồng vào cánh đồng hoa này và thỏa sức chụp ảnh và có thể thuê đồ dân tộc có sẵn ngay cạnh đấy.
Ở giữa các luống có đường đất nhỏ rõ ràng nhằm tránh việc du khách giẫm gãy hoa.
Nếu đến đây vào buổi sáng sớm, nơi đây cũng là một điểm lý tưởng để
săn mây. Thời điểm đẹp để chụp ảnh giữa vườn hoa tam giác mạch là vào
khoảng 8 - 9 giờ sáng bởi lúc này trời không quá nắng gắt. Ánh mặt trời
chiếu xuống làm cả đồi hoa thêm rực rỡ.
Ngoài ra, đã hết mùa lúa chín, nhưng những thửa ruộng bậc thang nơi
đây vẫn còn có sức quyến rũ đối với du khách. Trên nhiều đoạn đường bạn
có thể ngắm nhìn đồi núi hiện lên màu vàng từ gốc lúa còn chưa cắt bỏ
với những căn nhà nhỏ của người dân tộc H-Mông, Tày. Bạn cũng không nên
bỏ qua những đặc sản của địa phương như bánh tam giác mạch, thịt lợn kẹp
cây rừng nướng, trứng kiến, táo mèo...
Đèo Khau Phạ là một trong tứ đại đỉnh đèo ở Việt Nam. Nếu
bạn có ý định chinh phục đèo vào mùa này thì nên chú ý thời tiết. Nếu
gặp mưa lớn thì trên đường có thể gặp sạt lở đất. Du khách nếu đi lần
đầu nên chọn đi xe ôtô đến thành phố Yên Bái hoặc thị trấn Văn Chấn rồi
thuê xe máy chinh phục đèo Khau Phạ.
Những cây nến đốt bằng ngọn lửa thiêng thắp sáng nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem vào tháng 4/2011, theo Live Science.
Nhà thờ được xây bên trên mộ Chúa Jesus. Công trình ở chính giữa nhà
thờ hình vòm là Edicule, có nghĩa là "căn phòng nhỏ" trong tiếng Latin,
được xây trùm quanh mộ. Từ năm 1555, các phiến đá cẩm
thạch được dựng lên bao quanh nền đá trong mộ, vị trí được cho là nơi
đặt thi hài của Chúa Jesus sau khi Ngài qua đời. Ảnh: Uriel Sinai/Stringer.
Nhóm bảo tồn do Đại học Công nghệ Quốc gia Athens, Hy Lạp, dẫn đầu kết
hợp với kênh National Geographic tiến hành dự án tôn tạo công trình. Ba
giáo hội quản lý nhà thờ chấp thuận yêu cầu tôn tạo năm 1958, nhưng mãi
gần nửa thế kỷ sau, các giáo hội mới thống nhất về đề án trùng tu và thu
thập đủ nguồn quỹ. Ảnh: Oded Balilty/National Geographic.
Một người phụ nữ làm dấu Thánh Giá trước nhà thờ Mộ thánh vào tháng
11/2014. Ngôi mộ được phát hiện bởi Helena, mẹ của hoàng đế La Mã đầu
tiên theo đạo Cơ Đốc giáo Constantine, vào năm 326. Công trình Edicule
cho phép những người hành hương nhìn xuống phiến đá từng đặt thi hài
Chúa Jesus. Edicule được xây lại vào khoảng năm 1808 - 1810 sau một trận
hỏa hoạn. Ảnh: Spencer Platt/Staff.
Các công nhân lật mở phiến đá cẩm thạch che bên trên "giường chôn", nơi
Chúa Jesus yên nghỉ sau khi bị hành hình. Phiến đá cẩm thạch bảo vệ
chiếc giường đá khỏi bị hư hỏng trước những kẻ phá hoại và vẽ bậy, theo
Robert Cargill, nhà khảo cổ học kiêm tác giả cuốn sách "Những thành phố
xây nên Kinh Thánh". Ảnh: Dusan Vranic/National Geographic.
Công tác bảo tồn bắt đầu từ cuối tháng 10/2016 đánh dấu lần đầu tiên
trong lịch sử tất cả phiến đá cẩm thạch được lật lên. Một lớp bụi dày
đóng bên dưới ngôi mộ. Các nhà khoa học rất bất ngờ khi cấu trúc hang
vẫn nguyên sơ như lúc ban đầu, nhà khảo cổ học Fredrik Hiebert của
National Geographic, thành viên nhóm khai quật kiêm người đầu tiên mở
mộ, cho biết.
Khi cố định phiến đá cẩm thạch trong quá trình trùng tu, nhóm bảo tồn
phát hiện chúng được tận dụng từ những phiến đá dùng vào năm 1400 và
1100. Các phiến đá sẽ được cố định bằng vữa để bảo vệ công trình vĩnh
viễn. Ảnh: Uriel Sinai/Stringer.
Bức ảnh chụp mái vòm nhà thờ Mộ Thánh ở thành phố cổ đại Jerusalem vào năm 1900. Ảnh: Hulton Archive/Stringer.
Ảnh chụp bệ thờ bên trong nhà thờ Mộ Thánh vào năm 1950, được cho là
nơi Chúa Jesus phục sinh theo Phúc âm Thánh Luke. Cargill cho biết không
có bằng chứng khảo cổ trực tiếp chỉ ra Chúa Jesus qua đời hoặc được
chôn cất tại đây, nhưng khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với
người theo đạo Cơ Đốc giáo. Ảnh: Three Lions.
Một người hành hương đặt tay lên Tảng đá xức dầu thánh trong nhà thờ Mộ
Thánh năm 2014. Tảng đá này được cho là nơi đặt xác Chúa Jesus để chuẩn
bị chôn cất. Ảnh: Spencer Platt.
Các cha xứ Cơ Đốc giáo theo dõi công nhân làm sạch nền đất hôm
23/5/2014 để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Giáo hoàng Francis. Ảnh:
Lior Mizrahi.
Chào các bạn ,Mình
thấy diễn đàn mình có nhiều người bị lỗi mở file .chm mà ngày trước
mình cũng đã bị hiện tượng này.Đây la 1 bài viết mình sưu tầm được rất
chi tiết để các bạn tham khảo
Thông thường khi chạy các file .chm lần đầu các bạn sẽ gặp thông báo sau:
Và nếu chúng ta cứ Open thì các bạn sẽ gặp hiện tượng báo lỗi như thế này phải k ạ?
Thật là lạ phải k? Vậy chẳng nhẽ các file .chm tự dưng lại hỏng hết sao? Thử Open 1, 2 rồi 3 rồi 4, 5, ... đều k được.
Chuyện gì xảy ra đây nhỉ
Nguyên nhân thực chất nằm ở tính năng bảo mật và bản chất của các file
.chm, các file .chm. 1 sồ file .chm có bản chất remote dữ liệu từ 1 số
server hay 1 số máy chủ online hoặc 1 Database nào đó trên chính PC của
bạn, và kể từ khi Windows XP chính thức đc Update hotfix KB896358 thì hiện tượng k thể xem đc file .chm đã bắt đầu xuất hiện
Đây là tính năng bảo mật đc Update đc cho là rất cần thiết, vì có 1 số
file .chm khi đc Open sẽ Remote tới Server nào đó, và có thể là hiểm họa
để kéo những Backdoor hoặc Trojan tới máy bạn - và điều gì sẽ xảy ra chắc các bạn cũng biết.
Tuy nhiên với hotfix này thì lại gây khó khăn cho ng dùng, và dẫn đến hiện tượng k thể đọc đc.
Để giải quyết vấn đề này có 2 cách như sau:
Cách 1: Tại Option thông báo đầu tiên khi mở file .chm các bạn bỏ tick như hình:
Sau đó Click Open và mở bình thường
Cách 2: Các bạn Click phải vào 1 file .chm bất kỳ chọn Properties và click vào Unblock sau đó Apply và OK.
Sau đó Open file đó bình thường, các bạn sẽ được như thế này:
Đây chính là điều các bạn muốn phải k ạ?
Cách 3: Ngoài ra có 1 số lỗi liên
quan đến mất file hệ thống và k thể tìm đc chương trình Open file
.chm, file chương trình Open .chm là hh.exe.
- Các bạn chỉ cần tìm file này từ 1 máy cài Windows cùng phiên bản Copy đè vào C:\Windows\
Rồi Open lại file .chm là đc.
- Hoặc bỏ đĩa DVD vào ổ, vào Search gõ: cmd rồi Click phải vào cmd.exe chọn Run as administrator
Trong Command Prompt gõ: sfc/scannow
Rồi Enter và chờ chương trình Scan xong, khởi động lại máy, Open thử 1 file .chm
Cách 4: Nếu thực hiện tất cả 3 cách trên k đc, các bạn vui lòng vào Search gõ: cmd
Hiện nay một số tài liệu về kế toán như: "Sổ tay thuế", "kế toán căn bản"... thường được để dưới định dạng có đuôi CHM.
Mình xin thống kê các lỗi thường gặp khi mở file và cách khắc phục
2. Lỗi chỉ hiển thị đề mục không hiển thị bài viết
Hiện tượng này do chế độ bảo vệ của Windows XP tự hoạt động để bảo đảm
an toàn cho máy tính của bạn mỗi khi bạn mở một file CHM được tạo bởi
một máy tính khác. Để xem được các file này, bạn làm theo 1 trong 2 cách
sau:
1 . Bấm kép chuột vào file .chm cần xem > trong hộp thoại Open
File-Security Warning, xóa dấu chọn mục Always ask before opening this
file rồi bấm Open.
2 . Bấm phím phải chuột vào file CHM rồi chọn Properties trong menu ngữ
cảnh > bấm nút Unblock để hủy bỏ chế độ bảo vệ cho file này. Sau đó,
bấm kép vào file để mở như bình thường
3. lỗi không mở được ebook do file hhctrl.ocx bị lỗi
do tập tin hhctrl.ocx ở thư mục System32 bị lỗi hoặc bị cài đè lên file
gốc của Windows bởi những phần mềm khác với phiên bản không tương thích.
Để khắc phục, bạn làm theo các bước sau:
tải về tập tin hhctrl.ocx tại trang Web: http://freeware.it-mate.co.uk/?Cat=OCX_Files.
- Sao chép tập tin này vào thư mục C:\windows\system32.
Trong hộp thoại Run, bạn gõ dòng lệnh “regsvr32
c:\windows\system32\hhctrl.ocx” rồi nhấn OK, bạn phải thấy được bản
thông báo đăng ký thành công, nếu không thành công, bạn cần phải tìm
phiên bản khác. Sau đó khởi động lại máy tính.
4.lỗi do thiếu chương trình đọc
vì một lí do nào đó , máy của bạn bị mất chương trình đọc file CHM mặc định của window hay do phiên bản quá cũ.
bạn nên down load chương trình về từ ms :
Microsoft HTML HELP Workshop (compiler for .CHM files)
This is the download file on Microsoft.com for the MS HTML Help
Workshop. It contains HCP.EXE - the actual HTML HELP compiler, the HTML
HELP runtime and the HTML HELP runtime deploy package.
HTML HELP Workshop download
Microsoft Winhelp compiler (compiler for .HLP files)
This is a self extracting archive which installs the MS Help Workshop.
It contains HCW.EXE and HCRTF.EXE - the actual 32 bit help compiler as
well as the hot spot image editor SHED.EXE.
5. lỗi không mở được ebook có tiêu đề tiếng việt do chưa thiết lập tiếng viêt cho máy tính
1/ Thiết lập tiếng Việt trên môi trường Windows XP:
- Có thể nói, Windows XP là HĐH hỗ trợ TV tốt nhất từ trước đến nay (chỉ
thua mỗi thằng em của nó là Windows 2003 & Vista sắp ra đời). Với
bảng mã Unicode, bạn có thể làm được rất nhiều thứ mà trước đây tưởng
chừng như không thể làm được.
- Tuy nhiên, nói là WinXP hỗ trợ tốt tiếng Việt, nhưng mặc định, XP vẫn
chỉ hỗ trợ “cật lực” cho tiếng Anh mà thôi => bạn phải “bật” tính
năng hỗ trợ tiếng Việt trong WinXP lên mức hết cỡ.
+ Vào Control Panel -> Regional & Language Tab Options
+ Tab Languages => đánh dấu chọn Install file for complex script => OK
+ Tab Regional Options => chọn Vietnam/Vietnamese
+ Tab Advanced: chọn Vietnamese
+ Tab Languages => Details
# Tab Settings: bổ sung “kiểu nhập” Vietnamese => chọn làm mặc định
# Tab Advanced: chọn extend support
+ Lưu ý: bạn nên thường xuyên kiểm tra tùy chọn Extend support, nếu tính
năng này bị disable => việc thể hiện tiếng Việt sẽ gặp khó khăn
(thấy 1 đằng nhưng lại hiện 1 nẻo !!!).
Sacsayhuaman là một trong những tàn tích Inca tuyệt vời nhất nằm ở vùng
ngoại ô phía bắc của thành phố cổ Cusco (Peru), cố đô của đế chế Inca.
Sacsayhuaman được xây dựng như một pháo
đài, khu liên hợp bao phủ cả một khu vực rộng lớn, nhưng có lẽ những gì
còn sót lại mà chúng ta được nhìn thấy hiện nay chỉ chiếm 1/4 khu liên
hợp ban đầu, một nơi mà có thể chứa hơn 10.000 người.
Những bức tường bên ngoài được xây dựng một cách đáng kinh ngạc, trong một mô hình ngoằn ngoèo nằm ở ba cấp bậc khác nhau.
Giống như nhiều công trình xây dựng của
Inca, các bức tường nơi đây được xây dựng rất lớn. Những tảng đá có hình
dạng không đồng đều, nhưng khi đặt chúng lại với nhau thì phù hợp, vừa
vặn trông giống như một trò chơi ghép hình, mà nét độc đáo của những
công trình xây dựng Inca là không cần sự trợ giúp của vữa.
Những tảng đá được ghép lại với nhau chặt
chẽ một cách đáng kinh ngạc, ngay cả một mảnh giấy cũng không có khe hở
để mà có thể chèn vào ranh giới giữa các tảng đá.
Con đường cỏ chạy giữa các bức tường và bị
ngắt đoạn tại không gian xen giữa của cửa tháp đá cao chót vót. Ở phía
bên trên các bức tường đá là một nền móng tròn, nơi mà ba tòa tháp sừng
sững từng mọc lên ở đây. Rất dễ dàng để người ta nhận thấy rằng nền móng
này là thấp bé hơn khi đứng cạnh những bức tường đá.
Tảng đá đặt làm nền lớn nhất là cao 8,5 m. Một trong ba bức tường dài nhất là khoảng 400m và cao nhất là 6m.
Một tảng đá đơn lẻ được dùng để xây dựng bức tường nơi đây có trọng lượng được ước tính từ 120 - 200 tấn.
Những tàn tích của bức tường đá
Sacsayhuaman có từ tiền Inca, được cho là pháo đài được xây dựng từ thế
kỷ 12 bởi nền văn hóa Killke (văn hóa Killke chiếm đóng ở Nam Mỹ, đặc
biệt phát triển rực rỡ nhất xung quanh khu vực Cusco của Peru từ năm 900
đến 1200 sau công nguyên, trước khi có sự chiếm của người Inca vào thế
kỷ 13).
Tàn tích Sacsayhuaman thường được mô tả như
một pháo đài bởi vì nó được bao bọc bởi ba sườn dốc và được xây dựng
như một khu vực cấm với những bức tường giống như của lâu đài.
Tuy nhiên, những kết quả điều tra gần đây
nhất của các nhà khảo cổ cho thấy rằng tàn tích Sacsayhuaman có thể là
một ngôi đền dành cho việc thờ phượng mặt trời.
Khi người Tây Ban Nha chinh phục thành phố
Cusco trong những năm 1500, họ bắt đầu phá bỏ cấu trúc đền đài này và
mang những tảng đá nơi đây đi xây dựng thành phố mới, cũng như xây dựng
những ngôi nhà cho người Tây Ban Nha giàu có nhất.
Bí ẩn phong thủy: Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế không quá 10 m2?
Ngày nay, rất nhiều người mơ ước
được sở hữu một ngôi nhà cao to và sang trọng. Nhà cao, cửa rộng, và
ngay cả phòng ngủ cũng phải thật hoành tráng. Thế nhưng phòng ngủ của
Hoàng đế thuở xưa lại không quá 10 m2. Thấu hiểu lý do phía sau, có lẽ
bạn cũng sẽ ngưỡng mộ đạo lý và trí huệ của người xưa.
Thuyết
Phong Thủy cổ xưa có câu: “Nhà to người ít là nhà ma.” Vì sao lại như
vậy? Mua được một ngôi nhà lớn là mơ ước của biết bao người. Xung quanh
vấn đề này đã sinh ra bao nhiêu chuyện buồn, vui, ly, hợp. Vậy vì sao
nhà quá to lại không tốt?
Và nhìn
lại, vì sao phòng ngủ của Hoàng đế chỉ nhỏ hơn 10 m2? Cổ nhân có câu:
“Nhà to người ít là nhà hoang.” Mua nhà to là phấn đấu của bao người,
nhưng người xưa lại cho rằng nhà quá to sẽ mang đến điềm chẳng lành.
Trước
hết, hãy lấy nguyên lý của máy điều hòa nhiệt độ làm ví dụ: với
những ngôi nhà 10 m2, thì chỉ nửa giờ đồng hồ khởi động là phòng đã mát,
thậm chí sau khi tắt điều hòa thì căn phòng vẫn mát trong một khoảng
thời gian. Bởi vì không gian nhỏ, năng lượng sẽ rất nhanh chóng bão hòa.
Cũng có nghĩa là, không gian càng nhỏ thì năng lượng cần thiết lại càng
ít. Nhưng khi bạn đặt một chiếc điều hòa vào trong ngôi nhà rộng 100 m2
thì nó sẽ bất lực.
Không
gian càng lớn thì năng lượng cần thiết lại càng nhiều. Do đó, chúng ta
cần một lượng lớn máy điều hòa để đáp ứng nhu cầu của ngôi nhà lớn. Điều
này cũng tương tự như với thân thể người. Ngôi nhà càng lớn, tất nhiên
sẽ tiêu hao nhiều năng lượng của thân thể người. Vì thế ngôi nhà to nhỏ
như thế nào thì số lượng người sống trong ngôi nhà đó cũng phải tỉ lệ
thuận với nó. Cũng nói, nhà càng lớn càng cần nhiều người ở, nhân khí
phải vượng, phải lớn. Nhà càng to thì càng “hút” nhân khí. Đây là xét từ
góc độ phong thủy.
Nhận xét
này hoàn toàn có cơ sở. Bởi năng lượng phát ra từ cơ thể người là thứ
mà chúng ta gọi là “nhân khí”. Khi một người dùng quá nhiều năng lượng
để lấp đầy không gian rộng lớn của ngôi nhà thì thân thể bị tổn hại rất
lớn. Khi cơ thể tiêu thụ năng lượng càng nhiều, thể chất cũng tự nhiên
yếu đi. Biểu hiện bên ngoài có thể là thờ ơ trong công việc, khó tránh
khỏi mắc sai lầm, sự phán đoán bị suy giảm, từ đó chuyện xui xẻo cũng
theo nhau mà đến…
Nếu nói
như vậy, thì diện tích nhà bao nhiêu mới được coi là tốt? Trong thực tế,
chúng tôi thấy rằng: phòng ngủ 15 m2 và lớn nhất không quá 20 m2 là
tốt; nếu lớn hơn 20 m2 thì theo phong thủy sẽ rất khó có con. Có lẽ đây
cũng không phải là chân lý tuyệt đối, nhưng trong một phương diện nào đó
thì lại là đúng. Cũng như vậy, đất không màu mỡ thì cây trồng sẽ không
phát triển được.
Phòng
ngủ của Hoàng đế thường nhỏ hơn 10 m2. Chúng ta hãy đến Tử Cấm Thành ở
Bắc Kinh để xem cung điện Hoàng đế thời xưa như thế nào. Khi bước vào
cung điện của Hoàng đế Ung Chính, đi tham quan thư phòng và phòng ngủ
của ngài, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy rằng phòng nghỉ của
Hoàng đế không hề lớn hơn phòng của thường dân, cũng chỉ vẻn vẹn trong
khoảng 10 m2. Chiếc giường rồng cũng không lớn hơn so với giường của
những người bình thường là bao nhiêu. Trong khi ngủ còn thả hai song rèm
nên không gian trở nên hẹp hơn, có lẽ còn không đến 10 m2. Điều quan
trọng không phải là phòng ốc rộng mà là có một thân thể khỏe mạnh. Tử
Cấm Thành là cung điện lớn nhất thế giới, diện tích bao gồm 720.000 m2,
tổng cộng có 9.000 gian. Nhưng tại sao hoàng đế lại sống trong một không
gian nhỏ hẹp như vậy? Bởi trên thực tế, thể chất của hoàng đế cũng
không khác gì so với những người bình thường khác, nhằm giữ gìn thể lực,
đạt được mục đích về sức khỏe và tuổi thọ, ngài chỉ có thể sống trong
một không gian nhỏ như vậy.
Tôi cũng
đã đến khảo sát 10 viên lâm lớn nhất tại Tô Châu và 4 khu vườn nổi
tiếng nhất tại Quảng Đông, Trung Quốc. Tôi phát hiện rằng, tuy những đại
gia ở đây rất giàu có nhưng phòng ngủ lại nhỏ hẹp, chỉ khoảng 10 m2.
Ngược lại, những người giàu có mới nổi lên hiện nay lại trang trí phòng
ngủ vô cùng ấn tượng, cũng rất rộng lớn, có khi tới hơn 50 m2. Kết quả
cơ thể không mắc bệnh này thì lại mắc bệnh khác, cả ngày ướp mình trong
thuốc, kết quả là cơ thể bị hủy hoại, kinh doanh cũng vì thế mà suy
giảm.
Trí huệ
của người xưa quả thực rất uyên thâm, thuận theo phong thủy của Đất và
phù hợp với nguyên lý của Trời. Vì sao nói như vậy? Bởi vì số mệnh của
một người đã được an bài từ trước (trừ khi bạn làm việc đại thiện,
có công đức vô lượng, hoặc khi làm những điều quá xấu xa, phúc đức bị
hao tổn). Nếu bạn chỉ tận hưởng giàu sang phú quý mà không lo hành thiện
tích đức, tới khi dùng hết phúc báo đã định từ trước, thì điều chờ đợi
phía trước sẽ là tai ương, như đoản mệnh hoặc thiên tai dịch bệnh. Cho
dù là cơm áo gạo tiền hay lớn hơn nữa là an ninh và hòa bình cũng đều từ
phúc báo mà ra! Chúng ta muốn có cuộc sống thuận lợi, chỉ có một cách
là luôn làm việc thiện, tiết kiệm trong mọi lúc mọi nơi, như vậy mới có
thể càng ngày càng thuận lợi.
Tào Tháo cả đời quyết ‘phụ người’ nhưng rốt cuộc chịu để một người ‘phụ mình’
Tào Tháo (155 – 220), tự Mạnh
Đức, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch
sử Trung Quốc. Trong cuộc đời cầm quân của mình, ông từng lập nên nhiều
chiến công hiển hách, vang danh thiên hạ. Kể về ông có hàng trăm, hàng
nghìn giai thoại. Câu chuyện của ông và Quan Vũ là một trong những đoạn
được nhiều người ghi nhớ nhất.
“Ta thà phụ người chứ quyết không để người phụ mình”
Đó là những gì Tào Thào
nói với Trần Cung khi bị chất vấn về việc giết cả nhà Lã Bá Sa dù biết
gia đình ông lão tội nghiệp chỉ định mài dao, mổ lợn, bày tiệc chiêu đãi
chứ không hề có ý định hãm hại mình. Quan điểm này của Tào Tháo hoàn
toàn trái ngược với Lưu Bị: “Thà người thiên hạ phụ ta chứ ta quyết không phụ người trong thiên hạ”.
Đó chính là điểm đối lập của hai kỳ hùng trong thiên hạ: một người “vì
mình” và một người “vì người”, một người “gian hùng” và một người “nhân
nghĩa”.
Một câu chuyện nổi tiếng
khác để minh chứng cho câu nói này của Tào Tháo, đó chính là việc Thần y
Hoa Đà chữa bệnh cho ông. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung kể
lại rằng: Tào Tháo mắc bệnh đau đầu, mời danh y là Hòa Đà đến chữa trị.
Hòa Đà nói với Tào Tháo rằng căn nguyên của bệnh đau đầu của ngài chính
là do “phong diên”, nó lớn dần lên trong não. Chỉ còn cách là dùng “ma
phí tán” sau đó dùng rìu bổ đầu ra mới có thể lấy “phong diên” ra ngoài
mới có thể trị triệt để căn bệnh đau đầu của ngài được.
Thế nhưng Tào Tháo vốn
đa nghi, vừa nghe qua phương án trị bệnh của Hoa Đà lập tức nổi giận.
Ông ta cho rằng Hoa Đà mượn cớ dùng đao phẫu thuật lấy mạng mình. Trong
cơn thịnh nộ, Tào Tháo lập tức sai nhốt Hoa Đà vào ngục tối rồi giết Hoa
Đà. Sự kiện này được ghi chép rất rõ ràng trong Tam Quốc diễn nghĩa và
hàng loạt những sách bình luận, điện ảnh, phim truyền hình. Thậm chí câu
chuyện ấy còn trở thành một điển tích nổi tiếng, không ai là không biết
tới.
Thế nhưng, có một người
khiến Tào Tháo chấp nhận để người ta ‘phụ mình’, chấp nhận cho đi mà
không mong nhận lại, chấp nhận như là một trong những hối tiếc lớn nhất
trong cuộc đời. Người đó chính là Quan Vũ, tự Vân Trường.
Quan vũ vì nghĩa mà phụ lòng Tào Tháo
Chuyện kể rằng, đầu năm
200, Tào Tháo dẫn quân bản bộ kéo xuống Từ châu để báo thù cho cha là
Tào Tung. Lưu Bị biết mình thế yếu bèn sai người đi cầu cứu Viên Thiệu
nhưng Thiệu chần chừ không ra quân. Tào Tháo gấp rút tiến đánh Từ châu.
Vài ngàn quân của Lưu Bị không chống nổi, thua chạy tan tác.
Lưu Bị bỏ chạy sang Hà
Bắc theo Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam, gia quyến Lưu Bị đều bị
bắt. Quan Vũ cùng đường, buộc phải đầu hàng Tào Tháo, theo về Hứa
Xương. Để bảo vệ hai phu nhân vợ Lưu Bị, Quan Vũ buộc phải ra điều kiện
với Tào Tháo, sau này gọi “ước pháp tam chương” (giao hẹn 3 điều).
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, việc Quan Công
“hàng Hán không hàng Tào” thể hiện sự trung nghĩa của ông, đồng thời mô
tả Quan Vũ không hề động lòng trước mỹ nữ và tiền bạc mua chuộc của Tào
Tháo.
Sẵn ngưỡng mộ từ trước, Tào Tháo đối xử
với Quan Vũ rất trọng vọng, phong làm thiên tướng quân – Hán Thọ Đình
Hầu. Nhưng Tào Tháo cũng biết Quan Vũ không có ý ở lại lâu dài với mình,
bèn sai Trương Liêu đến thăm dò ông. Quan Vũ thẳng thắn nói với Trương
Liêu: “Tào Công đối với tôi rất tốt, trong lòng tôi biết rõ. Nhưng
tôi chịu ơn trời cao đất dày của Lưu tướng quân, từng thề là cùng sống
cùng chết, không thể phản bội được. Tôi không thể lưu lại nơi này, chỉ
có điều phải đợi lập được công, báo đáp Tào Công thì tôi mới đi“. Trương Liêu trở về nói lại với Tào Tháo. Tào Tháo không những không tức giận mà càng thêm kính trọng ông.
Lại nói, Viên Thiệu theo lời khẩn cầu
của Lưu Bị, bèn dẫn quân đi đánh Tào Tháo. Thiệu chia quân, một mặt đánh
thành Bạch Mã, mặt khác đóng ở bến Diên Tân. Tháng 4 năm 200, Tào Tháo
dẫn Quan Vũ và Trương Liêu đi cứu Bạch Mã, mặt khác lại chia quân ra
Diên Tân để phân tán sự chú ý của Thiệu. Quả nhiên Thiệu tăng cường thêm
quân cho Diên Tân mà không chú ý Bạch Mã. Tào Tháo nhân đó đột ngột
thúc quân đánh mạnh ở Bạch Mã. Quan Vũ ra trận, giết chết mãnh tướng của
Viên Thiệu là Nhan Lương, giải vây cho thành Bạch Mã.
Tháng 5 năm 200, Quan Vũ cùng Trương
Liêu lại theo Tào Tháo đi men theo sông Hoàng Hà về phía tây đến cứu
Diên Tân. Viên Thiệu cùng Lưu Bị và Văn Sú mang quân đuổi theo. Quan Vũ
giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu một trận nữa tại đây, giết chết được
Văn Sú. Vì lực lượng ít hơn địch nên sau đó Tào Tháo hạ lệnh lui quân về
phía nam Tế Thủy, tức là bến Quan Độ đóng đồn, còn Viên Thiệu đóng lại ở
Diên Tân.
Sau trận Diên Tân, hai bên tạm hưu
chiến. Tào Tháo càng khâm phục Quan Vũ, ban thưởng cho ông rất nhiều.
Còn Quan Vũ đã được trời ban cho cơ hội báo đáp trọng tình của Tào Tháo,
không còn khúc mắc ở trong tâm nữa.
Lưu Bị thấy Viên Thiệu không đủ tài năng
để chống chọi lại Tào Tháo nên bỏ đi. Trong khi đó, ở bản doanh của Tào
Tháo, Quan Vũ cũng gói ghém toàn bộ tặng phẩm của Tào Tháo để lại, viết
một lá thư cáo biệt và lẳng lặng ra đi. Thủ hạ của Tào Tháo muốn truy
kích ông nhưng Tào Tháo ngăn lại không cho đuổi theo. Trong Tam Quốc
Diễn Nghĩa, La Quán Trung mô tả rất kĩ sự kiện này. Theo đó, Quan Vũ từ
biệt Tào Tháo ngay sau trận Diên Tân. Tào Tháo còn kịp ra tiễn Quan Vũ ở
Hứa Xương.
“Qua năm ải Quan Vũ chém sáu tướng” vẫn
luôn là một trong những điển tích đáng nhớ nhất về Quan Vũ được lưu
truyền rộng rãi nhất. Điển tích này kể chuyện Quan Vũ sau khi treo ấn từ
quan, cáo biệt Tào Tháo, mang hai phu nhân Cam, Mi đi về Hà Bắc (phía
Bắc Hoàng Hà) với Lưu Bị, lần lượt phải trải qua đủ 5 ải. Vì không xin
Tào Tháo giấy thông hành nên dọc đường bị ngăn trở, bất đắc dĩ phải chém
6 viên tướng giữ ải để thoát thân.
Có thơ khen Quan Vũ qua 5 ải, chém 6 tướng như sau:
“Treo ấn phong vàng trả tướng Tào,
Dặm đường lững thững dạ xôn xao.
Nghìn đường Xích thố bon chân ngựa,
Năm ải Thanh long ngả lưỡi đao.
Bờ cõi chứa chan lòng tiết nghĩa,
Núi non lừng lẫy tiếng anh hào.
Một mình chém tướng ai đương nổi,
Đề vịnh xưa nay để biết bao”.
Lời bàn:
Tào Tháo thầm ngưỡng mộ Quan Vũ kể từ
lúc ông chém danh tướng Hoa Hùng của Đổng Trác. Vốn là người quý trọng
anh hùng, Tào Tháo chỉ mong có được Quan Vũ trong tay để dẹp yên thiên
hạ. Và thực tế cũng chứng minh dù chỉ gắn bó với Tào Tháo không lâu
nhưng Quan Vũ đã thể hiện bản lĩnh cao cường của mình.
Nhưng điều mà Tào Tháo kính phục Quan Vũ
không phải là sức mạnh, không phải là Thanh Long Yển Nguyệt đao mà là
nghĩa khí của ông. Tào Tháo đãi Quan Vũ vào hàng thượng khách, theo lời
kể trong “Tam Quốc diễn nghĩa” thì Tào Tháo khoản đãi ông theo lệ cứ 3
hôm một tiệc nhỏ, 5 hôm một tiệc lớn, tặng mỹ nữ, vàng bạc, châu báu,
phong hầu, vinh hoa phú quý đến thế là cực điểm.
Nhưng trong lòng Quan Vũ chưa từng quên
chủ cũ, ngày đêm mong ngóng Lưu Bị. Ngay cả lúc được đích thân Tào Tháo
tặng con ngựa Xích Thố vô địch thiên hạ, Quan Vũ cũng nghĩ ngay rằng có
con Xích Thố ngày đi ngàn dặm thì chẳng mấy mà tìm được huynh trưởng Lưu
Bị của mình!
Bởi thế nên, khi từ tạ, Quan Vũ qua 5
cửa ải, chém 6 tướng mà Tào Tháo vẫn bỏ qua cho ông, không sai quân truy
kích. Đó không giống với tính cách của thông thường của Tào Tháo. Thực
tế, Tào Tháo là một minh chủ, rất trọng đãi hiền tài, hoàn toàn không
ích kỷ, xấu xa như người ta tưởng.
Tào Tháo đặc biệt quý trọng những nghĩa sĩ trung liệt, phải là “trung
liệt” như Quan Vũ thì mới có được kết cục “ngoại lệ” như vậy. Hãy nhớ
lại chuyện của Lã Bố. Cũng là một mãnh tướng, cũng hàng Tào, thậm chí
còn hàng với thái độ thành khẩn, ngoan ngoãn hơn nhưng cuối cùng vẫn bị
Tào Tháo lấy mạng vì sự bất nghĩa của mình.
Cái nghĩa của Quan Vũ là quá lớn, không
vì tiền bạc, công danh mà quên tình nghĩa năm xưa với Lưu Bị. Chính vì
sự “trung nghĩa” này của Quan Vũ mà Tào Tháo cực kỳ nể trọng ông, nên
quyết định “phá lệ” duy nhất một lần. Đó có thể coi là lần duy nhất Tào
Tháo để người “phụ mình” trong lịch sử.
Giới khoa học và khảo cổ đang đau đầu
nhức óc tìm cách hiểu được làm cách nào các công trình cổ đại đáng kinh
ngạc ở Peru, ví như Sacsayhuamán, được dựng lập.
Kiến
trúc kỳ vĩ này được cấu tạo từ các tảng đá lớn, đồ sộ đến nỗi máy móc
hiện đại cũng khó có thể di chuyển và sắp đặt vào vị trí thích hợp.
Liệu
chìa khóa cho ẩn đố này nằm ở một loài thực vật đặc thù có khả năng làm
mềm đá theo nghĩa đen hay một loại công nghệ nung chảy đá tiên tiến thời
cổ đại?
Toàn cảnh di chỉ Sacsayhuamán ở Peru. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Di
chỉ Sacsayhuamán ở Peru. Làm thế nào người Peru cổ đại xây dựng được
một công trình “méo mó”, nhưng ăn khớp đến vậy? (Ảnh: Internet)
Theo ba
nhà nghiên cứu Jan Peter de Jong, Christopher Jordan và Jesus Gamarra,
dãy tường đá granit ở thành phố Cuzco (Peru) cho thấy dấu tích được nung
nóng đến một mức nhiệt rất cao và thủy tinh hóa, khiến lớp bề mặt bên
ngoài biến đổi thành thủy tinh rất nhẵn mịn.
Dựa trên
quan sát này, họ đi đến kết luận rằng “một loại thiết bị công nghệ cao
đã được dùng để nung chảy các khối đá, sau đó chúng được đặt cạnh các
khối đa giác cưa xoi đã được đặt sẵn tại vị trí để tự nguội dần.
Di chỉ Sacsayhuamán ở Peru. (Ảnh: Internet)
Khối đá
mới sẽ nằm áp sát cố định, với độ chính xác gần như hoàn hảo, vào những
tảng đá này-nhưng nó là một khối đá granit riêng biệt, tách rời. Cứ tiếp
tục như vậy, nhiều khối đá khác sẽ “được nung chảy” rồi cài vào các vị
trí ăn khớp nhau xung quanh khối đá granit trước đó, từ đó tạo nên bức
tường.
Hai nhà
nghiên cứu Jong và Jordan cho rằng một số nền văn minh cổ đại trên thế
giới đã biết đến công nghệ nung chảy đá. Họ cũng cho biết “các khối đá
trên một số con phố cổ ở Cuzco đã được thủy tinh hóa bằng nhiệt độ cao
để tạo cho chúng kết cấu thủy tinh bề mặt rất đặc thù.
Một dãy tường tại di chỉ Sacsayhuamán ở Peru. (Ảnh: Internet)
Jordon,
de Jong và Gamarra cho biết mức nhiệt cần phải cán mốc 1.100 độ C, và
rằng vô số di chỉ khảo cổ xung quanh Cuzco, bao gồm Sacsayhuaman và
Qenko, đều cho thấy vết tích của quá trình thủy tinh hóa”.
Cũng có
dấu hiệu cho thấy người Peru cổ đại đã tìm được một loài thực vật, với
nước nhựa có khả năng biến đá cứng thành mềm như đất sét để tùy ý nhào
nặn.
Một dãy tường tại di chỉ Sacsayhuamán ở Peru. (Ảnh: Internet)
Mức
độ ăn khớp giữa các tảng đá quả rất đáng kinh ngạc. Với công nghệ hiện
đại ngày nay, chúng ta cũng không thể tái dựng một công trình kỳ tích
như vậy. (Ảnh: Internet)
Brian
Fawcett, người biên tập cuốn sách của cha ông, kể lại câu chuyện sau đây
trong phần chú thích cuối trang: Một người bạn của ông, làm việc ở một
khu mỏ cao hơn 4.000 m tại thị trấn Cerro di Pasco ở miền trung Peru, đã
tìm thấy một cái lọ trong một ngôi mộ thời Inca hoặc tiền Inca. Ông đập
vỡ dấu sáp niêm phong cổ đại còn nguyên vẹn để mở nắp lọ, đinh ninh
rằng đây là chicha, một thức uống có cồn. Sau đó, cái lọ này đã tình cờ
va phải một tảng đá.
Thành phố thất lạc Z và sự mất
tích bí ẩn của Đại tá Percy Fawcett đã trở thành một trong những tin tức
thời sự nóng hổi nhất vào những năm 1925. Kể từ khi người Châu Âu bắt đầu
đặt chân lên Tân Thế giới, đã có nhiều câu chuyện về một thành phố vàng
huyền thoại trong rừng rậm, đôi lúc được đề cập đến là El Dorado. Vào
năm 1925, ở tuổi 58, nhà thám hiểm Percy Fawcett đã tiến vào vùng rừng
rậm của Brazil để tìm kiếm một thành phố thất lạc bí ẩn được ông gọi là
“Z”. Ông và đội thám hiểm của mình đã biến mất không còn dấu tích, và
câu chuyện này đã trở thành một trong những tin tức thời sự nóng hổi
nhất vào thời của ông. Bất chấp đã tiến hành vô số chiến dịch giải cứu,
người ta vẫn không thể tìm được tung tích của ông Fawcett. Liệu ông có
bị những thổ dân bộ lạc sát hại? Và liệu có bất kỳ căn cứ thực tế nào
cho sự tồn tại của Thành phố thất lạc Z? Xem thêm
Đại tá
Fawcett nói “Khoảng 10 phút sau tôi cúi xuống tảng đá để xem thử vũng
chất lỏng bị tràn. Không có vũng chất lỏng nào ở đó. Không chỉ vậy, tảng
đá bên dưới vũng chất lỏng “biến mất tăm”, đã đột ngột trở nên mềm như
xi măng ướt! Như thể tảng đá đã tan chảy, như sáp dưới ảnh hưởng của
nhiệt độ”. Ông cho rằng dường như loài thực vật này có thể được tìm thấy
trên sông Pyrene ở Peru, và miêu tả nó có lá màu đỏ đậm và cao khoảng
30cm.
Theo một
câu chuyện khác, một nhà sinh học đang quan sát một con chim kỳ lạ ở
Amazon. Ông quan sát nó làm tổ trên mặt đá bằng cách chà xát đá với một
cành cây non. Nhựa cây rỉ ra khiến tảng đá phân hủy, tạo nên một chỗ lõm
mà con chim có thể dùng làm tổ”.
Đối với
một số người, đây có thể là một ý tưởng xa vời khi cho rằng nhựa từ một
loài cây có thể giúp người Peru cổ đại dựng nên những công trình đáng
kinh ngạc như di chỉ Sacsayhuamán.
Một bức tường “méo xiên méo lệch”, nhưng ăn khớp đến kinh ngạc tại di chỉ Sacsayhuamán ở Peru. (Ảnh: Internet)
Tuy
nhiên, vì các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể giải thích được cách thức
các công trình cự thạch (cấu thành từ các tảng đá lớn) ở Peru cũng như
nhiều nơi khác trên thế giới được xây dựng, do đó chúng ta không nên phủ
nhận bất kỳ ý tưởng nào.
Jean-Pierre
Protzen, một nhà nghiên cứu người Pháp đã nhiều lần thử tái dựng “công
trình Sacsayhuaman và Ollantaytambo. Ông đã dành nhiều tháng xung quanh
Cuzco, thử nghiệm các phương pháp khác nhau để tạo hình và ghép khớp
cùng loại đá được sử dụng bởi người Inca (hoặc tiền nhân cự thạch của
họ).
Ông nhận
thấy rằng, để khai thác và tạo hình đá, có thể sử dụng loại búa đá được
tìm thấy rất nhiều trong khu vực. Việc ghép khớp chính xác các tảng đá
là một vấn đề tương đối đơn giản, ông cho hay. Ông nện búa để tạo các
chỗ lõm, rồi mò mẫm ghép thử các tảng đá mới cho tới khi tìm được một
tảng đá ghép tương đối vừa. Sau đó ông liên tục nâng nhấc và ghép các
tảng đá lại với nhau, rồi đẽo gọt chỗ mặt tiếp giáp giữa chúng từng chút
từng chút một, cho tới khi chúng hoàn toàn ăn khớp. Quá trình này rất
tốn thời gian, nhưng nó đơn giản, và thật sự có hiệu quả”.
Một dãy tường tại di
chỉ Sacsayhuamán ở Peru. Ngoài mức độ ăn khớp đến kinh ngạc, những khối
đá tạo nên dãy tường này cũng rất lớn, gấp nhiều lần cơ thể một người
trưởng thành. Không có cần cẩu, xe xúc,… làm sao người Peru cổ đại di
chuyển và sắp đặt các khối đá khổng lồ này?(Ảnh: Internet)
Ông kết
luận rằng vẫn còn rất nhiều ẩn đố chưa có lời giải. Ví như, ông vẫn chưa
thể hiểu được cách thức những thợ xây di chuyển và sắp đặt các khối đá
lớn hơn, vốn có kích thước vượt quá một người trưởng thành bình thường.
Nỗ lực
của ông phản ánh một quá trình nghiên cứu tốt, và rằng khoa học hiện đại
vẫn không thể giải thích hay tái lập các công trình kỳ tích được phát
hiện tại hai di chỉ Sacsayhuaman và Ollantaytambo.
Ông cũng
phát hiện thấy các vết cắt trên một số tảng đá là rất tương đồng với
phần chóp tháp của di chỉ đài tưởng niệm chưa hoàn thiện tại Aswan, Ai
Cập.
Toàn cảnh di chỉ đài tưởng niệm chưa hoàn thiện tại Aswan, Ai Cập. (Ảnh: Internet)
Phương
thức xây dựng một số công trình cự thạch vẫn còn là một bí ẩn cổ đại
chưa có lời giải. Chính vì vậy chúng ta không nên vội bác bỏ các giả
thuyết phi truyền thống.
Tác giả: Message to Eagle. Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây. Quý Khải biên dịch