Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Quán bar làm thay đổi cả một con phố ở Milan

Thứ sáu, 24/6/2016

Hầu hết người dân địa phương đều không biết rằng ông già bán bia trong một quán nhỏ chính là một huyền thoại không được viết thành văn chương ở Milan (Italy).
Đi bộ trên những con phố trong quận Ticinese ở Milan, bạn sẽ nhìn thấy những người trẻ đang ngồi uống tự do trong một không gian mở ở công viên Basiliche hay quảng trường Piazza della Vetra.
Tuy nhiên, đây không phải hoàn toàn là "bản chất" của Milan. Hầu hết người dân địa phương sẽ giải thích với bạn rằng, sự thoải mái này chỉ bắt nguồn từ những năm 60 của thập kỷ trước, khơi mào cho nó là ở quán bar Rattazzo. Chủ sở hữu quán bar này là Pietro Rattazzo.
quan-bar-lam-thay-doi-ca-mot-con-pho-o-milan
Pietro bên quán bar nhỏ của mình. Ảnh: BBC.
Ngày nay, dù ở độ tuổi 70, Pietro vẫn đứng sau quầy Rattazzo, hai bên là hai chai Chartreuse - Aperol và đón khách bằng cái nhìn tinh nhanh, nụ cười nở sẵn trên môi. Pietro rất tự hào về quán nhỏ của mình, bởi nơi đây từng phục vụ cho hầu hết nhân vật nổi tiếng ở Milan trong hơn 50 năm.
"Khi tôi mở quán bar này cùng vợ năm 1961, nó chỉ là một Enoteca (quán rượu). Chúng tôi phục vụ rượu vang giá rẻ mà tôi lấy từ các trang trại ở Piedmont - nơi gia đình tôi làm việc", người chủ quán kể lại.
Cha của ông cũng điều hành một quán rượu nhỏ, do đó Pietro làm chủ quán như một phần tiếp nối truyền thống kinh doanh của gia đình. Ông cũng không ngờ rằng cơ sở của mình lại ăn nên làm ra và khấm khá đến vậy.
Vào giữa thập niên 60, Milan bắt đầu tràn ngập sinh viên bởi nơi đây có nhiểu trường đại học tốt nhất Italy. Khi đó, nhu cầu về nhà ở giá rẻ bắt đầu tăng và khu Ticinese đầy các căn hộ, ký túc xá để cho sinh viên thuê. Tầng lớp người trẻ nhiều hơn người lớn tuổi, trong khi đó tầng lớp trung lưu mới là khách hàng chính của Rattazzo.
quan-bar-lam-thay-doi-ca-mot-con-pho-o-milan-1
Mọi người thường tụ tập cùng nhau tại công viên Basiliche và nhâm nhi vài ly bia mát lạnh. Ảnh: BBC.
Trước tình hình đó, ông chủ quán bia quyết định bán bia lạnh giá rẻ - thứ bia bạn có thể mang về hay thưởng thức bên ngoài quán rượu trong suốt những tháng hè nóng. Ngày nay, điều này khá bình thường nhưng lại là một ý tưởng mới lạ vào thời điểm đó.
Do vị trí gần công viên Basiliche, Pietro nảy sinh ra ý tưởng bán bia giá rẻ cùng thức ăn để mọi người có thể ăn uống trong công viên hay quảng trường. Do vậy, ông quyết định cho thêm thịt viên vào thực đơn của mình. Các nghệ sĩ, nhà báo sống trong Ticinese cũng bắt đầu kéo tới ăn và thảo luận về các vấn đề hộ quan tâm.

Đến những năm 70 tới cuối thập niên 80, công viên và quảng trưởng gần quán bar bắt đầu trở thành nơi nguy hiểm, khi nó là địa điểm để "làm ăn" bởi các băng nhóm cướp giật. Do đó, quán bar của ông cũng bắt đầu làm ăn khó hơn. Mọi thứ chỉ lắng xuống khi chính quyền thành phố đóng cửa công viên khi mặt trời lặn và chấm dứt hẳn vào những năm đầu của thập niên 90. Tình hình tội phạm được kiểm soát và nơi đặt quán bar của Pietro lại tấp nập như xưa.
quan-bar-lam-thay-doi-ca-mot-con-pho-o-milan-2
Quán bar của Pietro Rattazzo có tuổi đời hơn 50 năm. Ảnh: BBC.
Đầu những năm 2000, các thương hiệu Italy đình đám như Armani, D&G thấy Ticinese như là một nơi để tiếp thị cho những người trẻ. Họ quyết định biến con phố chính ở Ticinese thành một điểm đến thời trang. Cả hai từng tiếp cận với Pietro để mua lại cửa hàng của ông, nhưng bị từ chối. Sau đó, Pietro mủi lòng và bán cửa hàng mình cho một hãng ít danh tiếng hơn và chuyển cửa hàng sang một con hẻm Via Vetere. Nơi đây đến công viên khá gần.

"Tôi không bao giờ có kế hoạch đóng cửa hoặc nghỉ hưu. Những người xung quanh đây khiến tôi trẻ hơn. Đó là lý do tôi vẫn còn ở đây", Pietro cho biết.
Các gia đình dần chuyển về sinh sống quanh quán bar của Pietro. Nó trở nên sầm uất hơn và những người nhập cư đến từ Trung Quốc đã hồi sinh toàn bộ khu vực với các nhà hàng và quán bar. Ngày nay, nơi đây là một điểm đến nhộn nhịp, luôn tấp nập du khách. Hầu hết người dân nơi đây đều không biết rằng người đàn ông bán bia từ quán bar nhỏ trong hẻm mà họ gặp thường ngày, chính là một huyền thoại sống - người đã nuôi dưỡng bầu không khí tự do mà ngày nay, họ đang rất hứng thú để thưởng thức.
Anh Minh
 http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/dau-chan/quan-bar-lam-thay-doi-ca-mot-con-pho-o-milan-3425242.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking

Nhãn: , ,

Những thành phố du khách không thể phát âm

Thứ bảy, 25/6/2016
Wroclaw, Łódź, Rzeszów là những địa danh mà nhiều du khách cho biết không biết đọc như thế nào, dù cảnh đẹp nơi đây khiến họ rất thích thú.
Những thành phố du khách không thể phát âm  
Wroclaw, Ba Lan (cách đọc: Vrot-swaff)
Wroclaw là thành phố lớn thứ 4 của Ba Lan với lịch sử thăng trầm, phong cảnh xinh đẹp và được nhiều du khách xếp vào danh sách những điểm đến được yêu thích nhất trời Âu. Ảnh: Telegraph.
 
Những thành phố du khách không thể phát âm  
Łódź, Ba Lan (Cách đọc: Woodge)
Trang Telegraph bình luận về thành phố này: "Khi nói đến một thành phố điển hình trong các câu chuyện cổ tích, Łódź là một sự so sánh hoàn hảo".
Łódź là một trong những thành phố lớn của Ba Lan, trong khu vực Wzniesieniach Łódzkich, gần sông Ner. Đây là tỉnh lỵ của tỉnh Łódź, cách Warsaw khoảng 135 km về phía tây nam. Biểu tượng của thành phố là một chiếc thuyền, tên của thành phố theo tiếng Ba Lan cũng là "con thuyền". Ảnh: Telegraph.
 
Những thành phố du khách không thể phát âm  
Rzeszów, Ba Lan (Cách đọc: Jeh-shuff)
Mặc dù khó để phát âm và cũng chưa được nhiều du khách quốc tế biết tới, Rzeszów vẫn là một điểm đến đáng để ghé thăm khi bạn có dịp thăm châu Âu. Nơi đây được biết đến như là cửa ngõ vào vùng Podkarpackie hoang dã của Ba Lan - một địa điểm lý tưởng cho đi bộ đường dài, leo núi, cưỡi ngựa, trượt tuyết... Rzeszów có khu chợ quảng trường xinh đẹp, những tòa lâu đài cổ kính và người dân thân thiện. Ảnh: Daveandmagda.
 
Những thành phố du khách không thể phát âm  
Skopje, Macedonia (Cách đọc: Skop-e-yay)
Skopje là thủ đô của nước cộng hòa Macedonia, nổi tiếng với những con đường rải sỏi hay lát đá, không khí trong lành. Ảnh: Travelmagma.
 
Những thành phố du khách không thể phát âm  
Basel, Thụy Sĩ (Cách đọc: Barl)
Nằm cạnh sông Rhine nổi tiếng về phía tây bắc của Thụy Sĩ, Basel đang trở thành điểm đến thu hút khách bậc nhất của châu Âu nhờ phong cảnh đẹp và nền tảng văn hóa, lịch sử phong phú. Thành phố này nằm cạnh Đức và Pháp. Ảnh: Planetware.
 
Những thành phố du khách không thể phát âm  
Osijek, Croatia (Cách đọc: Oss-ee-yek)
Đây là thành phố lớn nhất, trung tâm kinh tế và văn hóa của khu vực phía đông Croatia, cũng như trung tâm hành chính của hạt Osijek-Baranja. Nó nằm trên bờ phải của sông Drava và thu hút du khách bởi những tòa nhà được xây dựng cách đây vài trăm năm mang phong cách gothic lộng lẫy. Ảnh: Telegraph
 
Những thành phố du khách không thể phát âm  
Aarhus, Đan Mạch (Cách đọc: Arr-hoose)
Là thành phố lớn thứ hai ở Đan Mạch, Aarhus được đánh giá là sự cân bằng hoàn hảo giữa lịch sử và hiện đại. Ảnh: Telegraph.
 
Những thành phố du khách không thể phát âm  
Stavanger, Na Uy (Cách đọc: Stav-ang-yeh)
Nằm ở phía tây nam của Na Uy, Stavanger hấp dẫn du khách một cách mãnh liệt nhờ sự yên tĩnh và bình yên của nó. Gamle Stavanger, thị trấn cũ của nó là nơi có những con đường nhỏ hẹp cùng các căn nhà gỗ nhỏ xinh. Nơi đây còn gây ấn tượng bởi 23 bức tượng gang ma quái của Antony Gormley, đứng rải rác xung quanh trung tâm. Ảnh: Stavanger-forum.
 
Những thành phố du khách không thể phát âm  
Jerez, Tây Ban Nha (Cách đọc: Hair-ess)
Nhiều du khách cho biết, khi đến với thành phố thanh lịch này bạn sẽ có cảm tưởng rằng: không bao giờ có điều gì tồi tệ xảy ra ở đây. Ảnh: Centauro.
 
Trang Telegraph vừa liệt kê 10 thành phố du lịch hút khách trên thế giới nhưng theo bình luận của nhiều du khách, đây là những nơi mà họ không thể phát âm vì cách đọc quá khó.
Anh Minh
http://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/nhung-thanh-pho-du-khach-khong-the-phat-am-3424211.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking

Nhãn: ,

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Được biết dinh thự có tuổi đời gần 100 năm do vua Mèo Vương Chính Đức thuê thợ giỏi và hàng vạn nhân công xây dựng trong 9 năm, tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng hiện nay. Nếu so với các tòa lâu đài hay biệt thự thì các đại gia hiện nay thua xa về độ đầu tư, gần 100 năm trước mà đã chi gần 150 tỷ để xây rồi, ăn chơi quá.

Vua Mèo Vương Chính Đức là một vị thủ lĩnh của người dân tộc Mông ở vùng Đồng Văn, Hà Giang. Dinh thự vua Mèo được xây dựng trên một khu đất đẹp, với diện tích 1.120m2 tại thung lũng Sà Phìn, huyện Đồng Văn. Toàn bộ dinh thự có hình mai rùa vững chắc, bao gồm những tòa nhà ngang, dãy dọc quy mô, bề thế với nhiều công trình phụ trợ khác.

Dinh thự được xây dựng liên tục, ròng rã trong 9 năm trời và tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc hoa xòe thời bấy giờ (1919-1928). Dinh thự được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1993.

>> Xem thêm những bí mật về dinh thự 150 tỷ của vua Mèo

>> Xem chi tiết kiến trúc độc đáo của dinh thự vua Mèo có 3 cung Tiền, Trung, Hậu với 64 phòng dành cho 100 người ở.


>> Xem thêm nhiều hình ảnh đẹp về kiến trúc độc đáo của dinh thự vua Mèo

Cận cảnh khu dinh thự hàng nghìn mét vuông của Vua Mèo:

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Dinh thự của Vùa Mèo tọa lại trên thế đất hình mai rùa

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành


Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành



Cổng vào bằng đá khối kết hợp với gỗ chạm khắc rất tinh xảo
Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành


Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành


Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Các dãy nhà ngang dọc bằng gỗ khối, cho tới giờ đã gần 100 năm vẫn còn gần như nguyên vẹn
Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành


http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/di...n-canh-dinh-thu-hang-ngan-m2-cua-vua-meo.html

------------------------------------------------------
Dinh thự có tuổi đời gần 100 năm, từng được vua Mèo Vương Chính Đức thuê thợ giỏi từ Trung Quốc sang thiết kế phối hợp cùng hàng vạn nhân công xây dựng trong 9 năm với số tiền 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương của Pháp, tương đương với 150 tỷ đồng tiền Việt Nam lúc bấy giờ.

Lối dẫn vào dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức là hai hàng sa mộc đứng uy nghiêm, rắn chắc như những người lính gác bảo vệ sự an toàn cho vua.

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Lối vào Dinh họ Vương.

Vương Chính Đức (1865 – 1947) là người duy nhất được đồng bào người Mông nơi đây suy tôn là vua Mèo và chính thức cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn.
Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích gần 3000m2, bắt đầu được xây dựng vào năm 1919, hoàn thành vào năm 1928.

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Dinh họ Vương có diện tích gần 3000m2 nằm giữa thung lũng Sà Phìn. Ảnh: Vân Ảnh

Trước khi bắt tay vào xây dựng dinh thự đồ sộ này, cụ Vương Chính Đức sang Trung Quốc nhờ thầy phong thủy sang Việt Nam đi qua khu vực 4 huyện cụ đang cai quản để chọn địa thế đất. Cuối cùng, cụ Đức và thầy quyết định dừng chân tại thôn Sà Phìn. Lúc đó, thầy phong thủy nhắn nhủ với vua Mèo rằng đây là địa thế đất nằm giữa thung lũng Sà Phìn. Ở đây có một khối đất nổi lên cao như hình mui con rùa, tượng trưng cho thần kim quy. Nếu xây dựng dinh thự tại đây thì sự nghiệp của cụ Vương Chính Đức sẽ thành về sau.

Thời điểm xây dựng dinh thự, nơi đây chưa hề có máy móc, đường sá thì hiểm trở vô cùng. Do đó, dinh thực hoàn toàn do sức lực đồng bào người Mông ở đây làm thủ công. Tất cả các vật liệu đá của dinh thự do chính người dân nơi đây đục đẽo bằng tay rồi vận chuyển những tảng đá cách thôn Sà Phìn 7km để xây nhà.
Số tiền cụ Vương Chính Đức thuê nhà thiết kế về đây mất rất nhiều, 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương của Pháp, tương đương với 150 tỷ đồng tiền Việt Nam lúc bấy giờ.

Bao quanh khu dinh thự là một dải núi cao, tạo nên địa thế hình vòng cung ôm lấy toàn bộ ngôi nhà. Một địa thế phòng thủ rất tuyệt vời. Những năm Pháp bắt đầu xâm chiếm đất Đồng Văn, ở trên các đỉnh núi này, Cụ Đức cũng cho xây dựng lô cốt có lính canh bảo vệ, mục đích chính là để bảo vệ nhà của cụ. Rất may thời đó, người Pháp cũng chưa bao giờ xâm nhập tới đây mà chỉ mới chiếm khu Đồng Văn, Quản Bạ.

Dinh thự chỉ ảnh hưởng bởi chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979. Trung Quốc đã bắn pháo từ phía sau vào dinh thự. Tuy nhiên, phía sau dinh thự có một quả núi rất cao do đó nếu Trung Quốc bắn cao hơn, pháo sẽ tiến xa phía trước, bắn thấp xuống thì bị vướng ở phía sau núi.

Chính vì thế mà dù Trung Quốc bắn cháy cả ngọn núi phía sau nhưng tòa dinh thự không bị ảnh hưởng. Nhận thấy đây là một địa điểm phòng thủ an toàn, bộ đội ta cũng chính thức đóng quân tại ngôi nhà sau đó. Tuy nhiên, sau chiến tranh 1979, tất cả đồ dùng trong gia đình họ Vương đã bị thất lạc, hư hỏng.

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Nơi thờ cúng tổ tiên của dòng họ Vương. Ảnh: Vân Ảnh

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Khu vực Trung Cung. Ảnh: Vân Ảnh
--------------------------------------------------
Dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp.

Toàn dinh thự có 3 cung Tiền, Trung, Hậu với 64 phòng dành cho 100 người ở.
Khu Tiền cung là nơi ở của lính bảo vệ, gia nhân. Trung cung và Hậu cung là nơi ở, làm việc của con cháu dòng họ Vương. Toàn bộ gỗ của ngôi nhà trước đây đều được làm từ gỗ thông đá. Kể từ khi trở thành tài sản của Nhà nước, tất cả các vật liệu gỗ của ngôi nhà đã bị thay đổi khoảng 60% bằng gỗ lim và gỗ nghiến.

Khi quan sát, thấy hai viên đá ở khu tiền có độ bóng nhất định, đó là do đồng bạc trắng Đông Dương mài vào đá mà thành. Để đánh được một chân cột đá như thế, cụ Vương Chính Đức đã phải bỏ ra 900 đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 1 tỷ đồng tiền Việt Nam. Đó chỉ mới là tiền đánh bóng, chưa kể tiền đục đẽo, vận chuyển hai chân cột đá từ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) về Đồng Văn.

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành


Sàn gỗ tại gian nhà này là nơi xét xử của vua Mèo. Ảnh: Vân Ảnh.

Ở giữa khu Tiền và Trung có một sàn gỗ, chính là khu vực xét xử của cụ Đức. Hồi đó, mỗi lần lên triều, cụ Đức sẽ mặc mũ áo xử án như quan bao công, lúc bấy giờ là quan chi huyện, ngồi ở giữa sàn, có bàn ghế xử án còn kẻ phạm tội sẽ phải quỳ ở dưới sân.

Khu Trung cung còn lưu giữ rất nhiều bức ảnh của gia tộc họ Vương, cũng là nơi thờ cúng tổ tiên. Cụ Vương Chính Đức từng có 3 bà vợ nhưng trong những bức ảnh chỉ có bà cả và bà ba, bà vợ hai không có mặt trong bức ảnh gia tộc họ Vương vì không sinh được con trai nên không được gia đình nhắc đến trong dòng họ.
Người vợ thứ nhất của cụ Đức sinh được hai người con trai là Vương Chính Tinh và Vương Chính Sình. Bà vợ ba có con trai là Vương Chính Trư.

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Phòng làm việc và tiếp khách của vua Mèo. Ảnh: Vân Ảnh

Tầng 2 khu Hậu cung là phòng ở của cụ Đức, phía đối diện là phòng ở của con trai Vương Chính Sình. Kèm theo hai góc trong cùng là hai lô cốt, được xây ở vị trí cao nhất của tòa nhà dành cho lính canh gác bảo vệ ở hai bên.


Hai kho ở dưới tầng là hai kho cất giữ tài sản gồm thuốc phiện, vàng bạc. Vương Chính Sình giao cho bà cả trông giữ kho thuốc phiện, bà hai trông giữ kho tiền, bà ba quản lý chi tiêu cũng như xuất kho bán ra nước ngoài do bà ba quản lý.

Trong năm bà vợ, Vương Chính Sình quý nhất bà ba, đó cũng là người phụ nữ được đồng bào Mông nhắc tới nhiều nhất khi thâu tóm tất cả quyền lực tại Đồng Văn, kiêm thư ký cho Vương Chính Sình, phiên dịch tiếng Trung, tiếng Pháp. Bà vợ này có bố là người Quảng Đông (Trung Quốc), mẹ là người Hà Đông, Hà Nội. Một người vợ rất giỏi. Bà ba được Vương Chính Sình tặng hẳn một dinh thự để sống và làm việc tại thị trấn Phó Bản. Ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc của Nhật, nhỏ hơn khu này một chút. Tuy nhiên, dinh thự thứ 2 của dòng họ Vương đến thời điểm hiện tại không còn nữa do bị Trung Quốc bắn phá tan tành vào năm 1979.
Hiện, dinh thự vua Mèo về cơ bản vẫn giữ được nét những nét xưa cũ, chỉ có điều hệ thống sàn nhà gỗ đã bị cạy phá, chỉ còn trơ nền đất do thời điểm chiến tranh, nhà cụ Đức bị nghi chôn cất tài sản dưới nền nhà.
Khu dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993. Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định cống hiến dinh thự này cho Nhà nước bảo tồn. Dinh họ Vương trở thành địa điểm tham quan cho khách du lịch kể từ thời điểm đó. Người bán vé, kiêm đảm nhận vai trò giới thiệu về dinh thự cho du khách là một người cháu gái họ xa của vua Mèo tên là Vương Thị Chở. Toàn bộ con cháu nhà họ Vương chuyển ra sống tại dãy nhà mới xây trước cổng chợ. Đây là chi con cháu thứ 3, tức là chi của bà vợ ba, là chi duy nhất nhà họ Vương sống tại đây. Còn hai nhánh của bà cả có một nhánh sống ở Canada, Mỹ, một nhánh sống ở Hà Nội, Sài Gòn.
Đứng ở trên đỉnh đèo nhìn xuống, Dinh họ Vương nổi bật, bề thế giữa một thung lũng heo hút. Đến Hà Giang, du khách sẽ không thể bỏ qua điểm tham quan thú vị này, khám phá dinh thự, thăm chợ phiên trước dinh thự rồi từ điểm dừng chân này, du khách có cơ hội đi tiếp để chinh phục Cột cờ Lũng Cú.

------------------------------
Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Dinh Nhà Vương là điểm dừng chân thú vị khi ghé thăm cao nguyên đá. Diện tích dinh thự là 1.120 m2 xây dựng trên thung lũng Sà Phìn (Đồng Văn, Hà Giang). Hai bên con đường dẫn vào khu nhà Vương là hàng cây sa mộc thẳng đứng, xanh mướt quanh năm. Các cây sa mộc này được mang từ Trung Quốc về, trồng bên ngoài tường thành.

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Xung quanh nhà Vương được bao bọc bởi 2 vòng tường thành đá, cao khoảng 3 m, có những lỗ châu mai.

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Tường thành gồm những phiến đá khít nhau, xếp thành vòng tròn bao quanh khuôn viên nhà. Những bức tường đá là nét đặc trưng trong văn hóa người H'Mông ở Hà Giang.

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Cổng nhà cong, uốn lượn với những cánh dơi - biểu tượng cho chữ "phúc". Mái cổng bằng gỗ được trạm khắc tinh xảo, với nhiều kiểu hoa văn. Trải qua gần 100 năm, những chi tiết được đục đẽo thanh mảnh vẫn chưa hề mục nát.

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Nhà Vương được xây dựng bằng nguyên liệu đá xanh, gỗ thông và ngói đất nung. Ngôi nhà được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh với 4 nhà ngang, 6 nhà dọc. Tất cả đều được dựng 2 tầng, với tổng cộng 64 buồng.

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Ngay từ khi xây nhà này, cụ Vương Chính Đức đã tính toán nó là pháo đài, có khả năng phòng vệ và chiến đấu, chịu được thời gian, thiên nhiên. Ngôi nhà xây bằng đá xanh vĩnh cửu, gỗ thông núi đá rất cứng và chống mối mọt tốt. Ngói máng âm dương màu ghi xanh có thể chống được mưa đá to - kiểu thời tiết khắc nghiệt ở đây

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Nhà Vương có mái lợp ngói máng, hiên nhà lợp ngói ống trang trí hoa văn hình chữ "thọ".

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Những chân cột nhà bằng quả cầu đá, hình quả anh túc. Tương truyền, những thợ giỏi nhất ở Vân Nam thời đó chạm khắc rồi dùng bạc trắng mài cho bóng chân cột nhà, thành màu đồng thau cho giống quả anh túc khô. Có thể thấy trong ngôi nhà có nhiều kiểu kiến trúc, hoa văn hình loài hoa anh túc.

Cận cảnh dinh thự hàng ngàn m2 của 'Vua Mèo' Vương Chính Đức mất 9 năm ròng rã mới hoàn thành

Những chân cột khác cũng bằng đá xanh và được vẽ hoa văn hình con hổ, rồng phượng...

http://giadinh.vnexpress.net/photo/...ruc-doc-dao-cua-dinh-thu-vua-meo-3000606.html
 

Nhãn: , ,

[Infographics] Những lỗi dừng, đỗ ôtô bị xử phạt từ ngày 1/8/2016

Thứ hai, 13/6/2016

Dừng xe cách lề quá 25cm, trái chiều đi hay ở điểm đón xe buýt, tại miệng cống thoát nước... sẽ bị phạt từ 300.000 đến 800.000 đồng theo Nghị định 46 xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/8.
Những lỗi dừng, đỗ ôtô bị xử phạt từ ngày 1/8
Tiến Thành - Bá Đô
http://vnexpress.net/infographics/tu-van/nhung-loi-dung-do-oto-bi-xu-phat-tu-ngay-1-8-3417688.html

Nhãn:

Những điều thú vị về các nước trong Liên minh châu Âu

Chủ nhật, 26/6/2016

Bảo tàng tình tan vỡ, sở hữu những thành phố nhỏ xinh nhất thế giới hay pizza có nguồn gốc từ quê hương của mafia là những điều thú vị về các quốc gia nằm ở liên minh châu Âu.
nhung-dieu-thu-vi-ve-cac-nuoc-trong-lien-minh-chau-au
Zagreb - bảo tàng Tình tan vỡ - là bảo tàng được nhiều du khách đánh giá là kỳ lạ nhất châu Âu. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng mọi đồ vật liên quan đến kỷ niệm êm đẹp của các cặp đôi mà khi chia tay nhau họ đã tặng lại cho bảo tàng. Ảnh: Archinect.
nhung-dieu-thu-vi-ve-cac-nuoc-trong-lien-minh-chau-au-1
Người Thụy Điển thân thiện nhất châu Âu. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới giới thiệu số điện thoại riêng của mình (The Swedish Number). Chỉ cần gọi  +46 771 793 336, du khách sẽ được kết nối với một người Thụy Điển ngẫu nhiên, ở bất kỳ nơi nào ở nước này và bạn có thể nói với họ về bất kỳ điều gì bạn muốn.
nhung-dieu-thu-vi-ve-cac-nuoc-trong-lien-minh-chau-au-2
Nếu muốn ăn món tráng miệng ngon nhất, hãy tới Hà Lan, đặc biệt là Den Bosch. Tại đây, du khách hãy gọi món Bossche Bol (bánh xu kem cỡ lớn phủ chocolate), chắc chắn bạn sẽ không hối hận vì quyết định này. Ảnh: Eetsmakelijk.
nhung-dieu-thu-vi-ve-cac-nuoc-trong-lien-minh-chau-au-3
Châu Âu là "nhà" của nhiều thành phố nhỏ nhất thế giới. Durbuy của Bỉ là một ví dụ điển hình. Ảnh: Visitbelgium.
nhung-dieu-thu-vi-ve-cac-nuoc-trong-lien-minh-chau-au-4
Pizza không phải xuất xứ ở Naples, nó có nguồn gốc từ Sicily, Italy. Ảnh: Magic4walls.
nhung-dieu-thu-vi-ve-cac-nuoc-trong-lien-minh-chau-au-5
Bordeaux là thủ đô rượu vang của thế giới, có khoảng 8.000 nhà sản xuất rượu vang tập trung ở nơi đây.
nhung-dieu-thu-vi-ve-cac-nuoc-trong-lien-minh-chau-au-6
Bạn có thể trải nghiệm cuộc sống hoàng gia ở Vienna bởi cung điện mùa hè Hapsburg đã mở cửa và du khách có thể thuê căn phòng The Schönbrunn. Theo lời giới thiệu của hướng dẫn viên, giường ngủ và bữa sáng ở đây không khác gì tại điện Buckingham.


http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/anh-video/nhung-dieu-thu-vi-ve-cac-nuoc-trong-lien-minh-chau-au-3425836.html?utm_source=home&utm_medium=box_dulich_home&utm_campaign=boxtracking

Nhãn: ,