Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Văn Bia Chùa Hương

Khu chùa Hương có rất nhiều bia đá, chuông đồng.  Bia đá đa phần được khắc trực tiếp  vào  vách núi hoặc những phiến đá xanh được trạm khắc công phu. Những tấm bia này đều được nghi bằng chữ Hán – Nôm,  chỉ có hai tấm bia dựng ở chùa Thiên Trùchùa Bảo Đài Tuyết Sơn là được ghi bằng chữ quốc ngữ. Bia đá thường  ghi công việc  của nhà chùa, của thập phương công đức xây dựng Chùa hay ghi chép những bài thơ những lời hay ý đẹp ca ngợi cảnh sắc nơi đây.

Ở đây chúng tôi xin giới thiệu văn tự của một số tấm bia cổ, văn Chuông cổ có quan hệ với thời gian lịch sử xây dựng Chùa Hương để cùng du khách tham khảo và nghiên cứu.
THIÊN TRÙ TỰ THỦY TẠO THIẾT THỔ THẠCH PHÚC CƠ SÙNG KIẾN KIM DONG BẢO ĐIỆN BIA KÝ
Nhĩ thời thế tôn, giáo pháp lưu thông lịch quảng a tằng tỳ kiếp. cắng cổ cùng kim duyên khai phật đạo, như thị thiền chân bỉnh giáo, đặc thụ Như Lai vân tổ thiền thiên đạo Viên Quang Chân Nhân quốc phong Thượng lâm viện Tăng lục ty Hòa Thượng Viên Giác Tôn Giả .Đoan khiết nhất tâm linh chuyên tam bảo: Nội tu Hương Tích Bảo động, ngoại khai Phật cảnh thiên Trù, khuyến thập phương sùng tu công đức. Thiên đài cảnh huống vĩnh thùy liệt diệm thiền đăng, phật quả chu viên, miên tự hồng duyên đại đạo.

Quốc bảo nhi quốc thế tôn an, dân kỳ nhi dân an phú thọ, dĩ vĩ công đức phúc đẳng hà sa. Thế thế công chứng bồ đề, sinh sinh viên thanh phật đạo, vĩnh truyền thiên cổ dĩ hiểu hậu lai. Nhất hưng công hội chủ cập thập phương công đức quả mãn viên thành sở hữu tính danh khai tuần vu hậu.
BẢN DỊCH

CHÙA THIÊN TRÙ TỪ BUỔI ĐẦU ĐẮP NỀN ĐẤT ĐÁ DỰNG CHÙA VÀNG ĐIỆN BÁU, TẠC BIA GHI LẠI
Thời ấy giáo pháp của đức thế tôn đã lư truyền rộng khắp, nhiều a tăng kỳ kiếp các nơi biết. Từ đời xưa cho đến nay đậo phật mở mang rộng lớn, giáo pháp chân chính. Ơn đức Như Lai Vân Thủy thiền thiên Đạo Viên Quang Chân Nhân, được nhà vua ban Thượng Lâm Viện, Tăng lục tuy hòa thượng Viên Giác Tôn Giả. Hòa thượng thanh bạch một lòng chuyên lao việc tam bảo: trong tu sửa động Hương Tích, Ngoài thì xây dựng cảnh phật Thiên Trù, khuyến giáo thập phương cùng góp công đức, phúc trời lâu dài lưu mãi hương đăng ở chùa, việc phật được tròn quả phúc.

Do có được công đức như sông Nại Hà đời đời đều chứng lộc Bồ Đề, người người đều là tâm phật truyền mãi ngàn năm cũng biết công đức tròn quả phúc.
BỤT TẠO THẾ  TÔN BIA KÝ
Đại việt quốc, tả phủ Luân Quận Công, Quận phu nhân quán Thiệu Thiên phủ, Vĩnh Phúc huyện, Sóc Sơn xã hưng công hội chủ. Thần Trịnh Thị Ngọc Du hiệu Diệu Hương Viên Kim Chân Nhân; thân mẫu Trịnh Thị Liên hiệu Diệu Hồng Trưởng Thượng Chân Nhân .Dục sùng thắng tự hưng tạo kim dong trang châu tố hội, hoàn haỏ viên thành. Cung Thiên Trù Tam Tượng Thiên Tôn , phụng Hương Tích thập nhất hương tượng.

Vĩnh di hồng phúc , phúc diến ức liên , bia ký hậu lai , vạn tải vĩnh tăng .

Vĩnh thịnh nguyên niên. Ất dậu niên (1705) thập nhất nguyện cốc nhật.
BẢN DỊCH

HƯƠNG TÍCH ĐỘNG LINH QUANG VÔ CỰC LINH NHAM BẢO TƯỢNG KÝ.
Động núi Hương Tích, núi khe đều chứa khí thiêng, chim đến dâng vẻ đẹp, một bầu trời do tạo hóa đặt bày quả là kỳ quan trong vũ trụ.

Tương truyền Phật Tổ Quan Âm từ nước Mâu Trang sang nước Nam tu trì, nơi đó dấu thiêng đến nay dấu thơm vẫn còn như mới. Chuyện cũ mịt mờ khó bề khảo cứu, song cảnh trời động kỳ tú, sông núi vẫn còn khiến khách du quan tâm, tâm thần thần đều xúc động như tới kỳ viên, như lên đậu xuất, lâng lâng như có cảm giác dứt được khỏi chốn bụi trần, như vậy thì lời đánh giá nơi đây là bậc nhất của Trời Nam quả cũng không ngoa.

Tổ tiên của Nhật này là Đại Vương Bồ Tát Thiền Sư, nối đời sùng tín đạo phật, trước đây đã từng đúc một pho tượng đồng, dâng vào đặt ở trong động, ánh thiên lên xuống chứng giám lòng thành kể đã bao năm.

Năm bính ngọ ( 1786 ) gặp trận binh đao đồ đồng trong nhà mất hết. Những lúc thư nhàn Nhật này thường thăm cảnh tịnh, nhớ tới bậc tu hành ngày trước, thầm nguyện sẽ tạo lại pháp tướng, để nối trí người xưa. Mười bốn năm trước tức là năm quý sửu (1793), Nhật được may mắn về làm quan ở bốn thành vùng Thăng Long bèn quyên tiền mua đá, thuê thợ đục mài trạm khắc thành tượng báu đức Phật Tổ, rồi rước vào động dâng lên trên tòa.

Tượng này có chất bền vững chẳng nát chẳng diệt, có sắc sáng bóng không chướng không ngại, thường trụ trên đài sen và sẽ cùng với núi này sừng sững còn mãi với muôn đời.

Năm tháng trôi qua chưa kịp ghi lại sự thực, nay nhân lúc thư thả, xin lược thuật lại ghi vào bia đá để truyền lại lâu dài, ngõ hầu khiến cho du khách tới đây còn có bằng chứng để biết về sự kỳ tú của động, về gia quyến thiện duyên của Nhật này

Hoàng triều Gia Long năm thứ năm, bính dần tháng hai ngày lành.

Nguyễn Huy Nhật xã Đại Võ huyện Võ Giàng kính ghi.
HƯƠNG TÍCH ĐỘNG BIA KÝ
Khoái Châu phủ, kim động Huyện, Tiên Cầu xã cư tại kinh đô Phụng Thiên Phủ, Thọ Xương huyện, báo thiên phường, Thượng Môn Hạ Giáp……….phụng giao sai Tuyên Quang xứ …. Tả Đô Đốc thái phủ Liêu Quận công vũ Đình Trác, chính khổn phu nhân Nguyễn thị Tân.
Nhất hưng công hội chủ trú tạo thiên thủ thiên nhỡn tượng nhất tòa.

Nhất hưng công hội chủ tác kiều bạch nhị liên hậu phật.

Cảnh hứng nhị thập bát niên

Chính nguyệt nhị thập cốt nhật .
BẢN DỊCH
……Phụng  mệnh nhà vua lĩnh Tuyên Quang xứ ….Tả đô Đốc Thái phủ Liêu Quận Công Vũ Đình Trác, chính thất phu nhân Nguyễn Thị Tân. Nguyên quán xã Tiên Cầu, huyện Kim Động phủ Khoái Châu; trú quán ở kinh đô tại Giáp Thượng Môn Hạ, phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, phủ phụng thiên.
Nhất hưng công, công đức đúc một pho tượng nghìn mắt nghìn tay dâng lên tam bảo.

Nhất hưng công, công đức bắc hai cầu Bạch Liên hậu phật.

Niên hiệu Vua Lê Cảnh Hưng năm thứ hai mươi tám (1767). Tháng giêng ngày tốt .
TÀO KHÊ THỰC LỤC BIA KÝ (trích )
“….Tỵ tố nãi Chương đức An thái xã nhân, gia truyền phiệt duyệt công khanh tích phù: Đinh, Lê … sinh Phúc Chưởng: Phúc Trưởng sinh tử nam, trưởng nam phạm…. húy Vĩ cửu tuế xuất gia quy y Hương Tích tự Viên Công Hòa Thượng, gian thừa phó trúc kế trụ bản tự tạo tác Phật tự.

Thứ quý Nguyệt Đường Đại hòa thượng chân Lý Tổ sư; công tính cụ linh cơ tâm không pháp giới, giác lâm hữu hiệt ư. công phù hoàng trạch lụ mông; ư ban tứ tuần tư kỳ thụ lịch chế Lục Ty hòa. Thượng pháp tự Như Trí Giác Tuệ Tổ Sư. Công dĩ kỷ mùi niên, tứ nguyệt, thập tứ nhật thị tịch, kỳ tôn đồ kiến nhất tháp ư Thiên Trù tự dĩ phụng sự yên công.

“…. Trưởng nam Phạm Trần Đoàn tự Hải Viên sinh Giáp Thân (1764) niên; chỉ Bính Tuất (1766)niên thân phụ thị tịch . Hải Viên hưng trụ cố viện, tiên tòng nho học đạo, thập nhị tuế quy xuất gia ….

Kỷ Dậu (1789) niên, hồi viện trụ trì Chùa Hương TíchThiên Trù Tự.

Qúy Sửu (1793) niên, tân tạo Thiên Trù hậu đường ngõa chuyên, hựu trú chung Hương Tích.

Mậu Ngọ (1798) niên, Hải Viên thiết niệm gia viện quy mô.

Canh Thân (1800) niên, cấu tác Hương Tích Lam Viện, hựu cung phụng thần miếu hựu thánh tạo; hựu trú chung bản viện.

Nhâm tuất (1982) niên, mậnh xuân sáng tạo Thiên Trù tiền đường ngũ gian tinh bổ lý phật tự ban ban; hưng khởi công đức trang nghiêm, thượng dĩ tiên tổ tông. Hạ dĩ thùy hậu diễm, giai do cổ chỉ Tào khê tú khí linh chung, dĩ vi phát phúc, chi căn cơ dã khả vô minh hồ nhưng dụng ngũ ngôn nhị thập nhị liên dĩ thọ kỳ truyền vận.
Gia Long nhị liên tuế tại Qúy Hợi (1803) nhị nguyệt cát nhật .
BẢN DỊCH
 
… Tiền tổ nguyên người Chương Đức xã An Thái, gia truyền nối nghiệp công khanh, tích xưa phù nhà Đinh, nhà Lê.
Qua nhiều đời, đến đời ông Phúc Chưởng sinh được tứ nam. Trưởng nam Phạm … húy Vỹ, lên chín tuổi xuất gia quy y Hương Tích tự Viên Công hòa thượng; thừa theo lời xưa kế trụ ở chùa xây dựng cảnh phật.

Thứ quý Nguyệt Đường đại hòa thượng Chân Lý Tổ Sư. Tổ tinh thông pháp gới kỳ tài uyên bác kinh luật. Năm bốn mươi tuổi ơn vua phong Hòa Thượng trong ty tăng lục phá tự Như Trí Giác Tuệ Tổ Sư.

Năm kỷ mùi tháng tư ngày mười bốn Tổ viên tịch, đệ tử xây ở chùa Thiên Trù một ngọn tháp thờ phụng tổ …

…..Trưởng nam Phạm Trần Đòan tự Hải Viên sinh năm Giáp Thân (1764) đến năm Bính Tuất (1766) lên ba tuổ thì bố mất. Hải Viên theo nếp nhà vững đạo tâm tìm thầy học đạo, năm 12 tuổi (1775) xuất gia.

Năm kỷ Dậu (1789) hồi viện và được dân xã bầu làm chủ chùa Thiên Trù – động Hương Tích.

Năm Qúy Sửu (1793) làm tam bảo chùa Thiên Trù bằng nhà ngói và đúc chuông động Hương Tích.

Năm Mậu Ngọ (1798) tổ Hải viên tu sửa, xây dựng quy mô Tào Khê Viện.

Năm Canh Thân (1800) xây dựng lan viện động Hương Tích và sửa sang thần miếu, đúc tượng thánh, đúc chuông Tào Khê Viện.

Năm Nhâm Tuất (1802), tháng giêng làm tiền đường chùa Thiên Trù năm gian bằng ngói và sửa sang trong chùa thờ phật.

Mọi việc trùng tu kiến thiết được khang trang trên là để phụng sự phật tổ trang nghiêm, dưới là để lưu lại cho đời sau, cũng là nhờ từ nền móng khí thiêng Tào Khê Phát phúc.

Vậy viết bài kệ ngũ ngôn hai mươi hai câu để lưu lại.

Năm Gia Long thứ hai. Qúi Hợi (1803), tháng hai ngày tốt .
BÀI MINH
HƯƠNG TÍCH ĐỘNG CHUNG (dịch )
Động Hương Tích thuộc thượng thôn xã Yến Vỹ huyện Hoài An phủ Ứng Thiên.

…… Thiết nghĩ chùa này trời tạc vẻ kỳ, đất gom khí tốt, chợ trời buồng tămg đã lạ lại càng lạ, trống đồng nhũ đá vẻ kỳ thêm kỳ quả là cảnh đẹp nhất nước Nam ta vậy.

Song hiềm chuông chùa bị thất lạc, sơn tăng hải viên nhờ được kế tập tiên tổ, đã dựa vào cơ nghiệp cũ mà trụ trì, một lòng thanh tịnh tinh trụ tam bảo: trong thì động Hương Tích, ngoài thì chùa Thiên Trù.

…..Hải Viên khuyến giáo thập phương ở trợ Đông Lao xã Bạch sam huyện Sơn Minh rồi đúc chuông này một lần cùng với chuông chùa Gia Khánh vào một ngày lành tháng chạp năm Qúy Sửu (1793).

Hải Viên cho thợ đúc chuông nhóm lửa trời đất, quạt than âm dương nên chẳng bao lâu đã đúc xong.

Tác thần của chuông này sẽ ở ngoài chỗ không tiếng, không hỏi và sẽ là vô cùng vô tận, chứ đâu phải chỉ ở tiếng chuông mà thôi nên viết bài minh để chuông này này được lưu truyền mãi mãi.
Động chủ Hương Tích

Rừng thiền cảnh thanh

Trời tạo hình thế

Đất gom khí thiêng

Núi đá mở động

Nhũ đá rủ tinh

Phong quang tuyệt diệu

Cảnh sắc hữu tình

Cầu thông cảm ứng

Nhờ tiếng anh linh

… một thời công đức

Muôn thủa thơm danh
Hoàng triều Cảnh Thịnh năm thứ hai (Giáp Dần 1794)

Trần đòan kính để. Nguyễn Ngọc Lân Đúc.
Nguồn: lehoichuahuong.vn
http://vietsensetravel.com/van-bia-chua-huong-n.html

Nhãn: ,

Chùa Láng Và Những Bức Hoành Phi Câu Đối

Chùa Láng có tên chữ là Chiêu Thiền tự và được giải thích trong văn bia tạo dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) hiện còn được bảo quản ở chùa như sau: Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư đại thánh nên gọi là Thiền. Chùa ở cuối phố chùa Láng.

Chùa Láng có tên chữ là Chiêu Thiền tự và được giải thích trong văn bia tạo dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) hiện còn được bảo quản ở chùa như sau: Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư đại thánh nên gọi là Thiền (Cái nguyên hữu chiêu hiển gia tường, cố dĩ Chiêu danh. Đĩnh sinh Thiền sư đại thánh, cố dĩ Thiền danh). Chùa ở cuối phố chùa Láng, một đường phố đẹp mới được hoàn thành vào năm 2004 thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Về cảnh đẹp của chùa, bài văn bia đã mô tả: Thật là danh lam bậc nhất, thế gian không có chùa nào sánh kịp. Khí tốt Phượng thành bên hữu toả khắp, dòng sông Tô Lịch bên tả lượn vòng, Nhị Hà nghìn dặm quanh Kinh đô uốn khúc, như rồng xanh lớp lớp chầu về, Tản Viên dãy núi đầy khí đẹp hướng vào, như hổ trắng đàn đàn đến họp.
Chùa nằm trong một khuôn viên rộng và đẹp, có nhiều cây cổ thụ, có một quần thể kiến trúc nhịp nhàng cân đối hoà quyện với không gian và cảnh quan thiên nhiên. Cổng tam quan dẫn vào sân chùa có đôi câu đối viết theo lối Khải thư rất đẹp ghép bằng những mảnh sứ màu xanh làm tăng thêm vẻ trang nghiêm cổ kính và hoành tráng của ngôi chùa. Giữa sân chùa là một kiến trúc độc đáo - nhà Bát giác, nơi đặt kiệu thánh vào đêm trước ngày khai hội. Mái nhà lợp theo kiểu mái chồng, hai tầng, 16 mái trông rất thanh thoát và hài hòa. Phía sau sân chùa là tiền đường, trung đường, nhà thiêu hương, thượng điện, tả hữu hành lang, nhà tổ, nhà mẫu và vườn tháp. Thượng điện được bố trí theo kiểu “tiền Thánh hậu Phật”, với tượng đức thánh Láng đặt ở phía trước, phía sau là các lớp tượng Phật.
Để có được kiến trúc như hiện nay chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và chắc chắn cũng có nhiều thay đổi so với ban đầu, nhưng điều quan trọng là những nét cổ kính về di tích và địa điểm của chùa vẫn giữ nguyên như cũ. Tuy nhiên, nay sát cạnh khuôn viên của chùa lại có thêm một công trình mới là, đài tưởng niệm liệt sĩ của Phường mà nhiều người cho là không phù hợp với cảnh quan chung.
Theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam thì Chùa Láng được xây dựng từ đời Lý Thần Tông (1128-1138)(1) để thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Tương truyền Từ Đạo Hạnh quê làng Láng (nay là phường Láng Thượng, quận Đống Đa) tu hành đắc đạo ở đây và hóa kiếp ở chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Tây) đầu thai làm con Sùng Hiền hầu (em vua Lý Nhân Tông). Câu chuyện về Thiền sư Từ Đạo Hạnh mang nhiều màu sắc truyền kỳ. Theo các nguồn tư liệu còn lại đến hôm nay thì câu chuyện đại khái như sau: Từ Đạo Hạnh có tên là Từ Lộ con ông bà Từ Vinh và Tằng Thị Loan, học giỏi, đỗ đầu khoa Bạch Liên nhưng không ra làm quan, mà tìm đường sang Tây Trúc học đạo để trả thù cho cha. Nguyên Từ Vinh có hiềm khích với Diên Thành hầu, bị Diên Thành hầu nhờ pháp sư Đại Điên giết chết rồi vứt xác xuống sông Tô Lịch. Sau khi đắc đạo và trả thù được cho cha Từ Đạo Hạnh đến trụ trì ở Chùa Phật Tích trên núi Sài Sơn (chùa Thầy). Bấy giờ vua Lý Nhân Tông không có con trai bèn xuống chiếu tìm con cháu tôn thất để nối ngôi. Em vua Lý Nhân Tông là Sùng Hiền hầu gặp Từ Đạo Hạnh nói chuyện cầu tự và Thiền sư hứa sẽ giúp đỡ vợ chồng Sùng Hiền hầu sắp sinh, Từ Đạo Hạnh tắm rửa và vào hang núi hóa thân. Sau đó vợ Sùng Hiền hầu sinh con trai đặt tên là Dương Hoán và được lập làm hoàng thái từ nối ngôi hoàng đế tức là Lý Thần Tông, kiếp sau của Từ Đạo Hạnh.
Hiện nay trong chùa có pho tượng Từ Đạo Hạnh bằng mây đan phủ sơn mặc áo cà sa và tượng Lý Thần Tông bằng gỗ ngồi trên ngai vàng. Dưới mái hành lang còn có hai dãy thập điện và 18 vị La Hán cùng nhiều tượng thờ có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX trải dài từ đời Lê đến triều Nguyễn được bàn tay tài hoa của các nghệ nhân tạo tác rất sinh động mang tính nghệ thuật cao. Theo lời kể của nhiều người ở địa phương thì trước đây trong chùa còn có một quyển kinh bằng đồng lá, tương truyền mỗi lần vua Lý lên chùa vẫn dùng để tụng. Sau này quyển kinh bị thất lạc. Ngoài những hiện vật quí như đồ thờ cổ, sắc phong, bia đá, chuông, án văn chạm rồng thế kỷ thứ XVII, kiệu rước thế kỷ thứ XVIII, trong chùa còn có một số lượng lớn đại tự, hoành phi, câu đối ca ngợi công đức Thiền sư cũng như triết lý của đạo Phật. Chùa đã được chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm vào năm 1946 và đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa đợt đầu trong cả nước năm 1962.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số câu đối và hoành phi tiêu biểu để bạn đọc tham khảo. Vì chưa có điều kiện lập sơ đồ để xác định vị trí cụ thể của từng câu đối và hoành phi, chúng tôi sẽ không theo thứ tự bố trí ở từng khu vực trong chùa.
1. “Thiền thiên khải thánh (Trời thiền sinh thánh)
2. “Chiêu Thiền tự” (Chùa Chiêu Thiền)
3. “Tuệ nhật” (Ánh tuệ - Mặt trời trí tuệ)
Trí tuệ Phật có thể chiếu sáng những chỗ tăm tối ở thế gian. Bởi vậy trí tuệ đó như mặt trời.
4. “Từ vân” (Mây lành)
Lòng từ bi quảng đại của đức Phật như đám mây lành che chở cho chúng sinh.
5. “Long Hoa hội” (Hội Long Hoa)
Khi đức Di lặc thành Phật, ngài ngồi ở dưới gốc cây long hoa, cánh hoa như đầu rồng nên gọi là long hoa. Ngày 8 tháng tư các chùa thiết trai lấy nước ngũ hương tắm Phật, tổ chức hội Long Hoa tượng trưng cho việc đức Di lặc hạ sinh.
6. “Nguyệt chi hằng” (Trăng vĩnh cửu - Nguyệt tròn đầy)
7. “Vi chi hiển” (Màu nhiệm rõ ràng)
8. “Kỷ sinh tu đáo” (Mấy kiếp tu nên)
9. “Chí tai khôn nguyên” (Lớn thay đức mẹ)
10. “Tổ ấn trùng quang” (Nếp tổ lại sáng ngời)
11. “Lý triều thánh đế” (Thánh đế Lý triều)
12. “Thánh cung vạn tuế” (Chúc thánh muôn năm)
13. “Hiển đế hóa thân” (Vĩnh hiển làm vua, biến hóa nên thần)
14. “Thánh đức nan tư” (Đức độ của thánh khôn lường)
15. “Thần công mạc trắc” (Công lao của thần khó mà tính được)
16. “Khâm phúc tứ dân” (Ban phúc cho dân)
17. “Túc ung” (Nghiêm túc hài hòa)
18. “Tĩnh khiết” (Tĩnh lặng, trong sạch)
19. “Thiền quynh nhật lệ” (Cửa thiền ngày đẹp)
20. “Phật tức tâm” (Phật là tâm)
21. “Tục lữ tiêu” (An niềm tục lụy)
22. “Không thị sắc” (Không là sắc)
Không và sắc là thuật ngữ của Phật giáo. Không có nghĩa là trống không, không có thật. Tất cả các sự vật trong tam giới đều không phải là thật. Nhận ra điều đó tức là Không. Phật giáo cho hết thảy cái gì có hình có tướng đều gọi là Sắc.
23. “Tĩnh tâm trần” (Lắng bụi lòng)
24. “Thất tịnh hoa” (Bảy hoa sen thanh tịnh)
25. “Khai kim thế giới” (Cõi vàng rộng mở)
26. “Diệu sắc thân” (Diệu sắc (Surùpa) phiên âm theo tiếng Phạn là Tô lâu ba. Sắc tướng báo thân báo độ của Phật tuyệt diệu không thể nghĩ bàn).
27. “Vô dữ đẳng” (Không gì sánh kịp)
28. “Kim ngọc lâu đài” (Lâu đài vàng ngọc)
29. “Diệu giác khế thiền tâm, Lý đại Bạch Liên tiêu đặc tuyển,
Xuân dương khai thắng hội, Sài nham Bích động đối linh quang”
(Diệu giác hợp lòng thiền, triều Lý Bạch Liên ngôi sáng tỏ,
Xuân dương mừng hội lớn, núi Thầy Bích Động ánh linh thiêng).
Diệc giác: Sự giác ngộ kỳ diệu. Thuật ngữ Phật giáo để chỉ tự mình giác ngộ (tự giác) và giác ngộ cho người khác (giác tha).
Xuân dương: chỉ mùa xuân.
30. “Nghĩa đại tiêm cừu, Tô Lịch trường lưu thiên thủy bích,
Cơ thần diệu hóa, Sài nham di tích thạch đài hương.”
(Nghĩa lớn báo thù, Tô Lịch chảy xuôi dòng nước biếc,
Mưu thần kỳ diệu, núi Sài lưu mãi đá rêu hương).
31. “Sài Lĩnh hưởng truyền kim cổ độc,
Tô Giang phái dẫn thủy thiên trường”
(Tiếng vọng núi Thầy xưa nay có một
Nước xuôi sông Tô chảy mãi không cùng).
32. “Tự hữu huy hoàng nghiêm thánh tượng
Phật tiền thí xả độ quần sinh.”
(Trước Phật chúng sinh ơn tế độ
Bên chùa tượng Phật dáng uy nghi).
33. “Sài Sơn thanh hóa, đế trụ tiền thân, Lạc Việt thiên thu tồn hiển tích.
Thiên tự linh quang, thiền môn thắng cảnh, Long Thành vạn cổ thử danh lam”
(Sài Sơn hóa thánh, kiếp trước của vua, Lạc Việt nghìn thu lưu tích cũ;
Chùa trời linh ứng, thắng cảnh thiền môn, Long Thành muôn thuở đất danh lam).
34. “Đống vụ nguy nguy hiển ứng trường chiêu thần diệu thuật,
Môn quynh đăng đãng ngưỡng chiêm như kiến Phật chân kinh.”
(Lầu điện nguy nga, phép diệu thần thông soi tỏ mãi
Cửa thiền lồng lộng ngước nhìn như thấy Phật chân kinh).
35. Không không sắc sắc thiên thu Phật
Hóa hóa sinh sinh thượng đẳng Thần
(Không không sắc sắc ngàn thu Phật
Hóa hóa sinh sinh thượng đẳng Thần.)
36. “Bát diệp sơn hà thanh hạc mộng
Thiên thu phàn tử ấp long môn”
(Tám lá non sông trong mộng hạc
Ngàn thu thôn ấp hướng long môn).
Bát diệp: Chỉ tám đời vua triều Lý.
37. “Sinh hóa hà niên tiên thị đế
Anh linh thử địa thánh nhi thần”
(Sinh hóa năm nào tiên hóa đế
Anh linh cõi ấy thánh bên thần).
38. “Học đạo Tây thiên, Sài Lĩnh thiên thu truyền Phật tích,
An dân Nam địa, Lý triều tái thế hiện Vương thân.”
(Học đạo Tây thiên, Sài lĩnh ngàn thu truyền Phật tích,
An dân đất Việt, Lý triều tái thế hiện Vương thân).
39. “Không không sắc sắc đoàn tuệ quả ư bát đan, An Lãng tự di dung vạn kỷ thanh linh chiêm giả kính,
Hóa hóa sinh sinh thoát nạp y nhi cổn miện, Phật Tích sơn cổ động thiên thu truyền ký ngưỡng di cao.”
(Không không sắc sắc, tròn quả phúc ở bát đan, chùa An Lãng di tích nơi đây, tiếng linh thiêng muôn đời chiêm bái,
Hóa hóa sinh sinh, cởi cà sa thay cổn miện, núi Phật Tích động xưa còn đó, chuyện thần kỳ ngàn thuở lưu danh).
Bát đan: Vật để đỡ lót ở dưới bát đựng thức ăn của các nhà sư.
Nạp y: Áo cà sa.
Cổn miện: Lễ phục nhà vua.
40. “Nhàn thú thị Tiên, bất tất Bồng Lai, Hải đảo,
Tâm thành tức Phật, hà tu Tây Trúc, Thiên Thai.”
(Nhàn thú là tiên, chẳng cứ Bồng Lai, Hải đảo;
Tâm thành tức Phật, cần chi Tây Trúc, Thiên Thai).
41. “Ngũ giới chân truyền khải địch hậu nhân thâm tự hải,
Nhất thành trai bạt kiều chiêm Bắc đẩu trọng như sơn).
(Ngũ giới còn truyền răn bảo người sau sâu tựa biển,
Nhất thành trai bạt ngẩng xem Bắc đẩu nặng nhường non).
Ngũ giới: chỉ năm điều cấm của những người theo đạo Phật: không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói càn, uống rượu.
42. “Khởi thị thuyết hoang đường, thần thánh đản sinh giai thực lục,
Hà tiêu khấu linh dị, quần phương đính đới tức danh lam.”
(Đâu phải chuyện hoang đường, thần thánh sinh ra đều chép thực,
Cần chi tìm linh dị, khắp nơi thờ phụng ấy danh lam).
Linh dị: chuyện linh thiêng khác thường.
T.A
CHÚ THÍCH
(1) Theo Hà nội - di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, Doãn Đoan Trinh chủ biên - Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, H. 2000) thì Lý Anh Tông (1138-1175) cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha là Lý Thần Tông (kiếp sau của Từ Đạo Hạnh).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Từ điển di tích văn hóa Việt Nam , Ngô Đức Thọ chủ biên, Nxb. Văn học, 2003.
- Tuyển tập văn bia Hà Nội. Quyển 1, Nxb. KHXH, H. 1978.
- Hà Nội di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, Trung tâm UNESCO... H. 2000.
- Hà Nội danh lam cổ tự, T1, Nxb. VH - TT, 2003.
- Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb. KHXH, 2004.
- Việt điện U linh (bản chữ Hán của miền Nam.
- Một số tư liệu của Ban quản lý di tích chùa Láng.

http://www.daitangkinhvietnam.org/node/1917

Nhãn: ,

44. Những hoành phi, câu đối ở chùa Hàm Long (TBHNH 2009)

44. Những hoành phi, câu đối ở chùa Hàm Long (TBHNH 2009)
Cập nhật lúc 19h57, ngày 04/11/2011
NHỮNG HOÀNH PHI, CÂU ĐỐI
Ở CHÙA HÀM LONG
NGUYỄN QUANG KHẢI
Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh
Chùa Hàm Long (tên chữ là Long Hạm tự) tọa lạc trên thế núi rất đắc địa tại thôn Thái Bảo xã Nam Sơn TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, được kiến tạo từ thời Lý, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa tại Quyết định số 28/BVH. Trải qua nhiều năm tháng, nhiều hạng mục công trình kiến trúc, nhiều bức hoành phi câu đối có giá trị lịch sử giá trị văn hóa đã không còn nữa, nhưng đến nay, những di sản văn tự Hán - Nôm này đã được khôi phục, góp phần làm cho cảnh chùa thêm khang trang, tố hảo. Trong những lần về thăm chùa, chúng tôi có ghi chép nguồn tư liệu quí được thể bằng văn tự Hán, phản ánh tâm thức Phật giáo của người dân vùng Bắc Ninh, mà nếu được đọc, chúng ta sẽ thấy có nhiều điều lý thú, bổ ích.
I.Những hoành phi, câu đối ở nhà tiền đường
A.Những câu đối được khắc trên các cột hiên bằng đá xanh và các cột xây gạch nhà tiền đường
1.Những câu đối được khắc trên các cột hiên bằng đá xanh
+ Hai cột giữa:
壹切眾生皆有佛性
自猶信仰自在人心
Tạm dịch:
Tất thảy chúng sinh đều có Phật tính,
Tự do tín ngưỡng ở tại nhân tâm.
+ Hai cột bên:
蓮花臺上雲來集
法雨塵中色即空
Tạm dịch:
Vân hoa đài thượng nơi nơi đến,
Pháp vũ trong đời sắc tức không.
+ Hai cột ngoài:
四海風光隨處好
滿天雨露應時辛
Tạm dịch:
Bốn biển phong quang đều cảnh đẹp,
Đầy trời mưa móc ứng điềm lành.
2.Những câu đối được đắp nổi trên các cột xây gạch
+ Hai mặt cột hướng vào nhau:
保嶺奇觀龍鳳龜麟鍾秀氣
含談曆史東西南北說名藍
Tạm dịch:
Núi quí kỳ quan Long, Phượng, Qui, Lân làm nên tú khí,
Bàn trong lịch sử Đông, Tây, Nam, Bắc nổi tiếng danh lam.
+ Hai mặt cột hướng ra sân chùa:
黃水青山浩蕩幡臺辛棟宇
璧沙紅樹玲窿太嶺別乾坤
Tạm dịch:
Sông vàng, núi biếc, sa sát phan đài, xà cột mới,
Sỏi xanh, cây cỏ, long lanh núi lớn nhất càn khôn.
+ Hai mặt cột hướng ra hai bên:
寶折名熱香燈誠透達
金鍾宣妙倡蓮座瑶聞
Tạm dịch:
Giữ gìn sự sáng suốt, chăm việc hương đăng, lòng thành thấu đạt,
Chuông vàng truyền lời xướng xuất từ tòa sen vọng mãi tiếng ngài.
3.Trên trán cổng chùa phía Đông, ở chính giữa có hai chữ 東來 “Đông lai”, bên phải có hai chữ 明新 “Minh tâm”; ở giữa bức cánh phong bên phải có chữ “Phúc” rất lớn. Theo cánh bố cục đối xứng, có lẽ bên trái có chữ 祿 “Lộc” và đối với “Minh tâm” trên trán cổng bên trái có thể là có hai chữ 建性“Kiến tính”, nhưng các chữ này đã bị bong mất từ lâu, hiện tại chỉ còn đôi câu đối:
頷山素慍如如在
龍地風光處處來
Tạm dịch:
Núi Hàm huyền ảo muôn năm có,
Rồng lớn phong quang mọi nẻo về.
Chếch về phía Đông một chút là cổng trường Trung cấp Phật học, trên đó có đôi câu đối:
路入菩提求妙道
門開方便利群生
Tạm dịch:
Đường đến Bồ đề cầu đạo sáng,
Cửa khai phương tiện dẫn muôn người.
4.Tại cửa phía Tây, trên chính giữa trán cổng có hai chữ 西來“Tây lai”, hai bên có chữ 開示“Khai thị” và 悟入“Ngộ nhập”. Hai bức cánh phong ở hai bên có chức “viên” và “minh” rất lớn và đôi câu đối ở hai bên:
世有慈悲登覺岸
人能善遇入禪關
Tạm dịch:
Đời có từ bi lên bến Giác,
Người hay giác ngộ đến cửa Thiền.
A.Trong nhà tiền đường và tam bảo
1Các bức hoành phi ở gian giữa:
-Gian giữa: 大雄寶殿“Đại hùng bảo điện”
-Gian bên phải: 心珠顯現“Tâm châu hiển hiện”
-Gian bên trái: 智創圓明“Trí sáng viên minh”
-Gian cuối bên phải: 神功莫側“Thần công mạc trắc”
-Gian cuối bên trái: 聖德難量“Thánh đức nan lượng”
1Các đôi câu đối tại gian giữa:
苦海慈航閽拘置濁
迷津保筏覺路金繩
Và:
心憶念佛法僧見性搖詹三寶地
數棹真香界定慧至誠透九蓮臺
Tạm dịch:
Lòng muôn nhớ niệm Phật, Pháp, Tăng kiến tính ngước lên ngôi Tam bảo,
Nhiều lần hương khói Giới, Định, Tuệ tâm thành sẽ thấu đến đài sen.
1Các hoành phi và câu đối ở tam bảo
+ Hoành phi: 三戒大師 “Tam giới đại sư”, 佛日復忠 “Phật nhật phục trung”, 摘降神嶽“Trích giáng thần nhạc”, 轉法輪“Chuyển pháp luân”.
+ Câu đối:
法力弘深積貞祥於是戒
慈心廣大敷吉慶於人間
Tạm dịch:
Pháp lực thâm sâu chứa sự tốt lành nơi trần thế,
Từ tâm quảng đại huy hoàng khắp cả chốn nhân gian.
玉質現桃枝噴水九龍沐欲
金身來雪嶺含花眾鳥迎歡
(本鄉沐恩弟子丙午科秀材號花岩阮鼎梅拜撰. 住持龍頷寺弟子字含煇阮玉蘊拜書)
Tạm dịch:
Ngọc chất hiện cành đào, tắm rửa có chín rồng phun nước,
Thân vàng đến núi Tuyết, hoa cười chim múa cảnh hân hoan.
(Tú tài khoa Bính Ngọ hiệu Hoa Nham Nguyễn Đỉnh Mai soạn; trụ trì chùa Hàm Long Nguyễn Ngọc Uẩn viết chữ).
五分真香信敬一心通三界
十方賢聖垂慈保守度萬民
Tạm dịch:
Giữ giới, hương thơm, tín kính nhất tâm thông ba cõi,
Mười phương hiển thánh, từ tâm bảo hộ cõi nhân gian.
王質降皇宮九龍噴水齊沐浴
金親煇色相白鳥含花共朝參
Tạm dịch:
Khí chất đế vương giáng xuống hoàng cung, tắm gội có chín rồng phun nước,
Sắc tướng sáng ánh hoàng kim chói lọi, ngàn hoa, bách điểu cùng bái chào.
II.Tại nhà khách
Ở gian chính giữa và sâu vào phần chuôi vồ có các bức hoành phi: 依正莊嚴 “Y chính trang nghiêm”, 慈般普渡 “Từ ban phổ độ”, 觀世音“Quan thế âm” và các đôi câu đối (từ ngoài vào):
1- 九品蓮臺金相端嚴垂接引
七重寶樹玉豪燦爛放光明
Tạm dịch:
Cửu phẩm đài sen, kim tướng đoan nghiêm, cùng tiếp dẫn,
Thất trùng bảo thụ, ngọc lành xán lạn phóng quang minh.
2- 妙相端居金色界
神通大放玉豪光
Tạm dịch:
Tướng tốt tựa ánh vàng nơi trần thế,
Thần thông như ngọc sáng phòng hào quang.
3- 六知運神通普濟群生百億
三乘開聖教色含世界三千
Tạm dịch:
Lục trí chuyển thần thông, rộng cứu chúng sinh muôn vạn,
Tam thừa mở thánh giáo, hiện thân thế giới ba nghìn.
4. 掌印護持廣度群生開覺路
眼心照見多方應現救迷津
Phiên âm:
Chưởng ấn hộ trì, quảng độ quần sinh khai giác lộ,
Nhãn tâm chiếu kiến, đa phương ứng hiện cứu bến bờ mê.
III. Tại Ly trần viện
1Phía tường ngoài
Có chữ 睪葉留芳 “dịch diệp lưu phương”
Trên bức tường hoa chắn mái, tại gian giữa có đề ba chữ 玲瓏洞 “Linh long động”, bên phải có chữ 蓮花 “Liên hoa”, bên trái có chữ 寶樹“Bảo thụ” và các đôi câu đối được viết (hoặc đắp nổi) trên các cột trụ:
1-Hai cột gian giữa:
群感經亦警醒鍾棒謁睡覺迷夢魂胥相覺悟
救生扶是超度筏普濟墮鬼沈輪劫隨即超昇
Phiên âm:
Quần cảm kinh, diệc cảnh tỉnh chung bổng yết thụy giác, mê mộng hồn tư tương giác ngộ,
Cứu sinh phù trị siêu độ phiệt phổ tế, đọa quỷ trầm luân kiếp tùy tức siêu thăng.
2-Mặt hai cột trụ hướng vào nhau:
阮國师修真伊然佛迹
鄭覺祖救劫自在神孚
Tạm dịch:
Phù khả đảo, thành khả cầu, thánh thần linh tích,
Sơn chỉ cao, thủy chi nhiễu, kim cổ kỳ quan.
3- Hai mặt cột trụ hướng ra sân
符可禱誠可求聖神靈跡
山之高水之繞今古奇觀
Tạm dịch:
Bùa có thể cầu cúng, thành tâm có thể cầu xin thánh thần linh hiển,
Sự cao tâm của núi, sự uốn lượn của sông là cảnh dẹp xưa nay.
B.Bên trong Ly trần viện
Tại phía trước và trên cao có các bức hoành phi: 琉璃院“Lưu ly viện”, 屋光明玉“Ốc quang minh ngọc”, 山海重留“Sơn hải trùng lưu”; ở gian chính giữa, có bức 祖印重光 “Tổ ấn trùng quang”; hai tấm biển gỗ 高禪圓覺 “Cao thiền Viên Giác” và 色賜和尚 “Sắc tứ Hòa thượng” dựng trên giá bát bửu và các đôi câu đối:
海不苦川不迷極樂世界
衣有傳燈有繼成大山門
(本邑沐恩弟子丙午科秀材號花岩字透靈阮鼎梅奉提; 璃塵院鑑院字含煇阮玉蘊拜書)
Tạm dịch:
Không bể khổ, chẳng sông mê, đó là cực lạc thế giới,
Có truyền thừa, có kế đăng, thực là thành đại sơn môn.
(Tú tài khoa Bính Ngọ người ấp Mộc Ân đệ tử Tú tài khoa Bính Ngọ hiệu Hoa Nham Nguyễn Đỉnh Mai đề; Giám viện Ly Trần viện tự Hàm Huy Nguyễn Ngọc Uẩn viết chữ).
C. Tại hậu cung: có các bức hoành phi, câu đối, cuốn thư gỗ. Tại gian giữa có bức hoành phi 銀湟演派“Ngân, Hoàng diễn phái (pháp phái truyền dài như sông Ngân, sông Hoàng); hai bên có hai bức cuốn thư 石點“Thạch điểm”, 花生“Hoa sinh”. Đôi câu đối:
始開山於龍頷柱持鍾遇孔路國师之心法界當春而神接並域
初化盈於蓮派之禪中受戒珠安子之宗封繼措下於佛迹名篮
(男子冬 ; 孝靈九年造 , 本邑茂材撰)
Phiên âm:
Thủy khai sơn ư Long Hạm trụ trì chung ngộ Khổng Lộ quốc sư chi tâm pháp giới đương xuân nhi thần tiếp tịnh vực,
Sơ hóa doanh ư Liên Phái chi thiền trung thụ giới, Châu An Tử chi tông phong kế thố ư Phật Tích danh lam.
(Giáp Tý đông, Hiếu Linh cửu niên tạo; bản ấp Mậu Tài soạn).
III.Nhà mẫu
Nhà mẫu có các bức hoành phi: 聖中王“Thánh trung vương”, 母儀天下“Mẫu nghi thiên hạ”, 東阿顯聖“Đông A hiển thánh”, 山嶽龍神“Sơn nhạc long thần” và các câu đối (từ ngoài vào):
德拜九天母座樓臺金紫閣
恩霑四海仙宮殿玉乾坤
Tạm dịch:
Lễ đức chín tầng trời, tòa mẫu lầu son gác tía,
Ơn nhuần bốn biển Tiên cung điện ngọc càn khôn.
玉魁方藤燦爛花度和大地
鸟初正玲瓏璧漢耀當天
Phiên âm:
Ngọc khôi phương đằng xán lạn hoa độ hòa đại địa,
Điểu sơ chính linh lung bích hán diệu đương thiên.
IV.Nhà hành lang
Tại nhà hành lang bên hữu (nay là nơi viết sớ), phía tường ngoài có hai đôi câu đối đắp nổi. Một đôi, vế đầu chỉ còn hai chữ 月照“nguyệt chiếu”, vế thứ hai còn đủ 鐘高動理石成聲“Chung cao động lý thạch thành thanh”. Một đôi còn đủ:
宇宙眼窮滄海外
議曇身在地靈中
Tạm dịch:
Nhìn khắp đất trời, ngoài đó chỉ là biển biếc,
Bàn về cõi Phật, thân này ở chốn linh thiêng.
Tại nhà hành lang bên tả (nay là nơi ni sinh ở) có hai đôi câu đối đắp nổi trên cột tường bên ngoài, nhưng đã rời mất cả, chỉ còn vài nét, không thể đọc được.
V.Lầu Quan âm: có hai đôi câu đối.
1-Đôi hướng ra cổng:
普濟生靈周浦厄
隨時變化現真身
Tạm dịch:
Cứu khắp sinh linh, diệt trừ khốn khổ,
Theo thời biến hóa, hiện rõ chân thân.
2- Đôi câu đối hướng vào nhau:
芙容花面春風暖
楊柳枝頭日露香
Tạm dịch:
Mặt đẹp như hoa, đầu xuân khoe sắc,
Móc thơm cành liễu, ngày ngày phát ban.
VI.Nhà tăng
Tại tầng dưới, trên cột tường phía ngoài, có các đôi câu đối:
皇圖拱固歌法力
佛日煇煌祝聖宮
Tạm dịch:
Đất vua bền vững, ca pháp lực,
Ánh sáng huy hoàng, chúc thánh cung.
宇宙內均霑聖教
天地間靈在春風
Tạm dịch:
Ở trong vũ trụ ở đâu cũng có thánh giáo tưới nhuần,
Giữa khoảng trời đất linh thiêng đều có gió xuân chứng kiến.
山深寺古人非俗
水繞花宸景亦仙
Tạm dịch:
Núi thẳm, chùa xưa, người không tục,
Nước chảy, hoa cười, cảnh cũng Tiên.
VII.Nhà ni
1.Bên ngoài cửa có hoành phi 應禮臺 “Ứng lễ đài” và đôi câu đối:
客堂獻禮隨心願
咸寺功文自意求
Tạm dịch:
Khách vào hiến lễ tùy tâm nguyện,
Ẩn tại câu văn thuận ý cầu.
2.Bên trong có bức hoành phi 假德基“Giả đức cư” và các câu đối:
修不二門席上對談追素客
求無上道塵中應接古今人
Tạm dịch:
Tu chẳng nhị môn, trên chiếu luận đàm tìm khách quí,
Cầu thầy cao đạo, trong đời ứng tiếp mọi lớp người.
不憚艱難地換灰行極樂
莫慊青淡天久勝景正修
Tạm dịch:
Chẳng sợ gian nan, đất thường biến thành nơi cực lạc,
Không hiềm thanh đạm, cảnh đẹp xưa chính pháp tu.
1-Câu đối chữ quốc ngữ:
Quý hóa thay phong cảnh Hàm Long, bầu thế giới vang lừng ba cõi,
Vui thú nhỉ, Việt Nam độc lập, cuộc đấu tranh khét tiếng năm châu.
*
Tìm hiểu nội dung các hoành phi, câu đối hiện có ở chùa Hàm Long, chúng tôi có một số nhận biết như sau:
Một là, cũng như hoành phi, câu đối ở nhiều ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh, những hoành phi câu đối ở chùa Hàm Long (thuộc tỉnh Bắc Ninh) phần lớn có nội dung tuyên dương và ca ngợi công đức Phật Thích ca Mâu ni, các vị Bồ tát, thánh mẫu, các vị cao tăng đã từng hành đạo tại chùa có nhiều cống hiến đối với Giáo hội và xã hội. Đặc biệt, một số đôi câu đối ở đây có đề cập đến các vị tổ khai sơn và các vị cao tăng nổi tiếng đã từng trụ trì chùa, như: Nguyễn Minh Không, Trịnh Hòa thượng và sự tồn tại của Ly trần viện với hai biển ngạch “Sắc tứ Hòa thượng” và “Cao thiền Vân Giác”,... đã làm cho chùa Hàm Long có đặc điểm riêng mà không ngôi chùa nào ở Bắc Ninh có được.
Hai là, nhiều đôi câu đối có nội dung ca ngợi cảnh đẹp hiếm có của ngôi cổ tự từng tồn tại hàng ngàn năm nay. Điều này có thể giúp người đọc hình dung quy mô của các công trình kiến trúc và sự sầm uất linh thiêng của chùa Hàm Long thời cổ.
Ba là, đọc các đôi câu đối và tìm hiểu cách thờ tự của chùa Hàm Long, chúng ta thấy rằng cách thờ tự ở đây có nét rất riêng. Đó là việc thờ Ma za phu nhân, Ca Diếp, Thích ca Mâu ni ở tư thế đứng mà không theo mô thức thờ tự truyền thống của Phật giáo Đại thừa (tượng đồng, cao hơn người thật). Phải chăng, đây là sự thử nghiệm một cách thờ tự mới của người xưa./.
(Thông báo Hán Nôm học 2009, tr.533-545)
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1858&Catid=789

Nhãn: ,