Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khác nhau như nào? Liệu trong
thực tế hiện nay có bài thuốc nào chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm?
Đây chính là câu hỏi của nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.
Phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng
mà dùng quá nhiều sản phẩm nhưng không mang lại giá trị. Nhiều bệnh nhân
đã cảm thấy mất lòng tin vào việc chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên ,nếu ngày hôm nay bạn đọc hết bài viết này bạn sẽ có 1 con đường mới mang lại hiệu quả cao trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
Hình ảnh cột sống bị thoát vị đĩa đệm
Chức năng của đĩa đệm cột sống
Hệ thống cột sống về cơ bản được cấu tạo
bởi hai phần là đốt sống và đĩa đệm. Hệ thống cột sống có chức năng
nâng đỡ cơ thể, hỗ trợ các động tác cử động và bảo vệ tủy sống thần
kinh... Khi áp lực đè nén xuống cột sống thì bộ phận hấp thụ áp lực
chính là đĩa đệm.
Cơ chế hấp thụ trọng lực của đĩa đệm cột sống
Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm được cấu tạo bởi 2 phần: Phần
ngoài là bao xơ, bao bọc lấy phần nhân nhầy ở phía trong. Có thể bạn
chưa được nhìn hoặc thấy bao xơ của đĩa đệm nhưng bạn đã quá biết về
phần da của gót chân.
Bao xơ đĩa đệm cấu tạo giống như phần da gót chân
Bao xơ của đĩa đệm có cấu tạo giống như
vậy: Dai và chắc, có tính đàn hồi cao. Phần nhân nhầy bên trong có dạng
như lòng trắng trứng gà có đặc tính hấp thụ trọng lực khi có lực đè nén.
Bản chất sâu xa của quá trình thoát vị đĩa đệm là do thoái hóa. Khi quá
trình thoái hóa xảy ra làm bao xơ không còn đặc tính dai và chắc nữa,
lúc này nó trở nên khô, cứng và có biểu hiện nứt rách. Dưới áp lực đè
nén vào cột sống, vòng bao xơ vốn đã nứt rách sẽ mở đường cho nhân nhầy
phía trong thoát ra, khối thoát vị này nếu chèn ép vào vùng tủy sống gây
ra hội chứng tủy sống, chèn vào rễ thần kinh thì gây ra hội chứng chèn
ép rễ thần kinh.
Hình ảnh thực tế nhân nhầy chèn ép vào ống tủy sống
Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không “của riêng” ai.
Dựa trên số liệu nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp ở Hoa Kỳ thì: Có hơn 70% dân số
ở tuổi trường thành đều mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Có lẽ rất nhiều
người sẽ cảm thấy khó tin với con số này??? Thoát vị đĩa đệm là gì? Tại
sao ở một đất nước phát triển hàng đầu thế giới từ kinh tế cho đến y học
lại có tỷ lệ người mắc bệnh thoát vị nhiều đến thế?
Có một điều may mắn, tất cả hình ảnh phim chụp MRI cho thấy bệnh nhân đều bị thoát vị nhưng không phải ai cũng chuyển thành bệnh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra thực sự với số ít người trong đó mà thôi.
Điều này được lý giải bởi hình ảnh của ống sống. Dưới đây là hình dạng
của ống sống thắt lưng.
Ống sống là khoảng không gian được tạo
ra từ hình dạng của đốt sống. Ống sống chứa toàn bộ hệ thống tủy sống và
rễ thần kinh. Ống sống có 3 dạng: Ống sống dạng tròn, dạng trứng và
dạng lá.
Với những bệnh nhân khi chụp hình đã có
hình ảnh của khối thoát vị. Tuy nhiên bệnh nhân không có các hội chứng
chèn ép tủy sống hay rễ thần kinh bởi lẽ họ có ống sống dạng tròn. Đối
với các trường hợp này, mặc dù bị đĩa đệm khi thoát vị chèn ép nhưng
khoảng không gian còn rất rộng, đủ chỗ “thoải mái” cho: Tủy sống, rễ
thần kinh, phần đĩa đệm bị thoát vị chung sống “yên bình” cùng nhau. Tuy
nhiên nếu bạn là người có ống sống dạng lá thì khi bị thoát vị sẽ dễ
dàng chuyển thành bệnh lý và có đầy đủ biểu hiện của chèn ép.
Điều may mắn là: Hầu hết chúng ta đều có cấu tạo ống sống dạng tròn!
Nguyên nhân gây bệnh là như nhau nhưng tùy theo vị trí bị mà có những tên gọi và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nguy hiểm
hơn nhiều so với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, vì ở vùng này ống
sống chứa nhiều tổ chức thần kinh điều khiển trung tâm quan trọng.
Tùy theo dạng chèn ép mà triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng khác nhau.
-
Nhóm bệnh lý chèn ép rễ thần kinh: Biểu hiện rõ ràng nhất là đau và tê,
đau vùng cổ gáy thường đau lan ra bả vai và cánh tay làm hạn chế các cử
động như: Vòng tay ra sau lưng để gãi hoặc chải đầu vuốt tóc... Thường
bệnh nhân có biểu hiện đau dữ dội nhưng cũng có lúc lại có biểu hiện tê
và yếu cơ. Biểu hiện tê thường thấy ở vùng cánh tay, ngón tay hoặc bàn
tay. Biểu hiện yếu cơ thì khó cảm nhận hơn vì chỉ khi bệnh nhân bị chèn
ép mạnh và lâu ngày làm cho một số cơ điều khiển bị teo và liệt, bệnh
nhân sẽ mất khả năng cầm nắm khi đó mới nhìn rõ biểu hiện.
-
Nhóm bệnh lý tủy: Biểu hiện rõ ràng nhất là tê và yếu. Tê thường bắt
gặp ở cả vùng thân mình của người bệnh, đặc biệt vùng bụng trước rồi đến
hai chân, hai tay. Biểu hiện tê chân làm cho người bệnh mất khả năng
điều khiển vận động của chi chân: Đi lại hay bị vấp ngã, hay bị rơi
dép...
Hoàn toàn tương tự với trường hợp thoát
vị đĩa đệm cột sống cổ nhưng lúc này vị trí xảy ra nằm ở vùng lưng,
gây chèn ép đau nhức dữ dội vùng thắt lưng (Thường xảy ra ở vị trí
L4-L5 hoặc L5-S1). Thậm chí có những bệnh nhân ngoài đau lưng bị đau lan dọc mông xuống dưới bụng chân, làm căng, đau nhức và tê bì vùng chân.
http://www.ancotnam.com/Bat-mi-bai-thuoc-chua-khoi-han-benh-thoat-vi-dia-dem-138.html
Nhãn: Y học