Y nghĩa của các con số dưới đáy chai, hộp nhựa
Nếu biết đọc những ký hiệu đặc biệt này, bạn hoàn toàn có thể lý giải cấu tạo của chai nhựa và bảo vệ sức khỏe của mình.
Mỗi khi uống xong một chai nước hay cà phê có khi nào bạn suy nghĩ:
"Chai nhựa này có thể tái sử dụng không?", "Ly cà phê này có thể cho
vào lò vi sóng đun nóng không?"
Các trang mạng của Trung Quốc từng lưu truyền nhau một câu chuyện
đáng sợ về một cô bé ở Ả Rập bị ung thư khi mới 12 tuổi. Nguyên nhân là
vì cô bé này sử dụng 1 chai nhựa để đựng nước uống trong suốt 16 tháng
liền. Người ta phát hiện trong bình nước có một hợp chất tổng hợp là
PET, dùng một lần an toàn nhưng nếu tái sử dụng quá nhiều lần sẽ có nguy
cơ mắc bệnh ung thư.
Đa phần mọi người đều biết dưới đáy chai nhựa đều có ký hiệu hình
tam giác với chữ số ở giữa. Nếu biết đọc những ký hiệu đặc biệt này, bạn
hoàn toàn có thể lý giải cấu tạo của chai nhựa và bảo vệ sức khỏe của
mình.
Nhựa PET: Polyethylene terephthalate (Số 1)
(Ảnh: Internet)
Chất này thường được sử dụng để đựng nước khoáng hay nước tinh khiết. Ở nhiệt độ trên 70 độ C sẽ bị biến dạng và sản sinh ra các loại hóa chất độc hại cho cơ thể. Một chai nước như thế này nếu sử dụng quá 10 tháng sẽ sản sinh ra một loại chất nguy hiểm là DEHP gây bệnh ung thư. Không nên đặt ở dưới ánh nắng mặt trời, không nên dùng để đựng rượu hay các loại dầu.
Nhựa HDPE: Hight Density Poli Etilen (Số 2)
Là những loại bình có màu trắng, thường dùng để đựng các chất tẩy
rửa, dược phẩm, mỹ phẩm... Không nên dùng những loại bình này để đựng đồ
uống hoặc chứa đựng những loại vật phẩm khác. Tốt nhất là không nên tái
sử dụng.
Nhựa PVC: Polyvinyl chloride (Số 3)
Thường dùng để sản xuất áo mưa, vật liệu xây dựng, màng bọc thực
phẩm, hộp nhựa... Vì loại nhựa này có tính dẻo tốt, giá rẻ nên cực kỳ
thông dụng trong cuộc sống hàng hàng. Nhựa PVC chỉ chịu được nhiệt độ
dưới 81 độ C. Ở nhiệt độ cao dễ sinh ra các chất độc hại, thường không
được sản xuất để đựng thực phẩm nóng. Loại nhựa này khó tẩy rửa nên
không cần tái sử dụng. Không nên dùng để đựng đồ uống.
Nhựa LDPE: Polyethylene mật độ thấp (Số 4)
Loại nhựa này thường dùng để làm hộp mì hay vỏ túi bánh snack,
thường không được làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao do sẽ
giải phóng hóa chất có hại cho sức khỏe.
Nhựa PP: Polypropylen (Số 5)
(Ảnh: Internet)
Loại nhựa này thường được sản xuất làm chai lọ đựng sữa đậu nành, sữa động vật, nước trái cây hay các loại hộp cơm. Nhiệt độ tan chảy lên đến 167 độ C, là loại nhựa duy nhất có thể dùng trong lò vi sóng. Tuy nhiên cần phải tẩy rửa và khử trùng sạch sẽ trước khi tái sử dụng.
Nhựa PS: Polystiren (Số 6)
Loại nhựa này thường được sản xuất để đựng thực phẩm, làm hộp đựng
các loại đồ ăn nhanh. Không nên dùng trong lò vi sóng để tránh việc sản
sinh ra các chất độc hại ở nhiệt độ cao. Nếu đựng các loại nước có tính
axit như chanh hay giấm sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Không nên đóng
gói thức ăn nóng bằng loại nhựa này.
Nhựa PC: Polycarbonate (Số 7)
Thường dùng để làm bình đựng nước uống, ly uống nước, bình sữa...
Các siêu thị lớn thường dùng ly chén được chế tạo từ loại nhựa này để
làm quà tặng. Loại nhựa này thường sản sinh ra các chất độc hại không
tốt cho sức khỏe. Không nên để nước nóng hay phơi dưới ánh mặt trời chói
chang.
Nhãn: Tri thức