Bạn nghĩ rằng những cảnh thiên nhiên kì vĩ, lạ lùng và có phần ma quái chỉ có ở trên phim ư? Sự thật là trên chính trái đất của chúng ta có tồn tài những nơi chốn như vậy đấy.

1, Tia chớp trên miệng núi lửa



Núi lửa Eyjafjallajokull, Ai-len bắt đầu tỉnh giấc từ tháng 3 năm 2010, phun ra bụi, dung nham và khí nóng khiến cả thế giới lo ngại. Một nhiếp ảnh gia người Anh đã liều lĩnh bay gần hơn miệng núi lửa để chụp được những cảnh tượng chưa từng thấy này. Có vẻ như khi ngọn núi lửa bùng nổ, nó đã giải phóng một năng lượng vô cùng lớn vào khí quyển và gây ra phản ứng là những tia chớp như ta thấy trong hình.

2, Hòn đá sống



Với bề ngoài xù xì, thô ráp nên đã có nhiều người lầm tưởng những sinh vật biển Pyura Chilensis này là những hòn đá nằm rải rác trên bờ biển. Đặc biệt là khi cắt chúng ra, ta còn thấy lòng trong đỏ như máu của “hòn đá”. Thực chất đây là một sinh vật biển có vỏ sống trên các mỏm đá dọc bờ biển Chile và Peru. Hòn đá sống nuôi dưỡng cơ thể bằng cách hút nước biển qua vòi hút sau đó tinh lọc những sinh vật tảo để lấy dinh dưỡng.

3, Hiện tượng cực quang



Cực quang là một hiện tượng quang học thường xảy ra ở Bắc Cực, gồm nhiều màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm. Chúng được tạo ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên. Hiện tượng thiên nhiên này vô cùng đẹp và ảo diệu.


4, Dòng sông dưới đáy biển Caribbean




Anatoly Beloshchin, một nhiếp ảnh gia dưới nước, đã ghi lại được những hình ảnh thơ mộng của hang động Cenote Angelita ở bán đảo Yucatan của Mexico. Trong Cenote Angelita, càng xuống sâu hơn, nước dần chuyển từ tinh khiết sang nước mặn. Cách đáy hang động khoảng vài mét, sẽ thấy một dòng sông bên dưới với cây và lá trôi nổi trên dòng chất lỏng. Thực ra đây là một lớp khí hydro sunfua (H2S) được sản sinh ra bởi sự phân hủy các chất hữu cơ do vi khuẩn ở đáy biển.


5, Bờ biển phát sáng




Những con sóng dạt vào bờ mang theo những đốm sáng li ti nhữ hàng triệu con đom đóm dưới nước, có nhiều tên gọi cho cảnh quan này như: sóng lân tinh, nước ngời… và chúng thật sự làm người xem cảm thấy lạc vào thế giới thần tiên. Nguyên nhân được cho là sự phát quang sinh học của vô số sinh vật phù du, các loại tảo biển khi chúng bị xáo trộn bởi những con sóng; hay do hàng triệu con mực đom đóm – loài sinh vật có khả năng phát sáng màu xanh dương khi chúng đẻ trứng gần bờ.

Hiện tượng này từng xảy ra ở bờ biển Đà Nẵng hồi tháng 4 năm nay.

6, Dải mây hình ống kì lạ




Đám mây hình ống này dài 1.000km, cao từ 1 đến 2km và có lúc di chuyển đến 60 km/h, xuất hiện ở vịnh Carpentaria, miền Bắc Australia. Các chuyên gia khí tượng cho biết đây là một hiện tượng rất hiếm.


7, Thiên đường cua đỏ




Đó chính là đảo Christmas, Úc . Cứ đến tháng 10, 11 hàng năm là hòn đảo này ngập tràn sắc đỏ do cua di cư.


8, Cánh cửa địa ngục




Nếu bạn tự hỏi có con đường nào dẫn xuống địa ngục không, thì lỗ thông khí tự nhiên ở Turkmenistan sẽ là hình ảnh minh họa rõ ràng nhất cho trí tưởng tượng của bạn.

9, Cây bạch đàn có 7 sắc màu ở Hawaii





Bạch đàn cầu vồng là một trong những loài cây cao nhất thế giới. Chúng cao hơn 75 m khi trưởng thành. Thậm chí, cây sinh trưởng ở môi trường thuận lợn có thể cao tới 100 m. Sau mỗi trận mưa, các màu sắc trên thân cây lại đẹp hơn. Từng gam màu lại sắc nét và láng bóng của cây giống như ai đó vừa phết lên chúng một lớp sơn dầu mới. Bí ẩn về những gam màu trên thân bạch đàn cầu vồng đã được lý giải. Đó là kết quả của quá trình thay vỏ nhiều lần trong năm. Tuy nhiên, việc thay vỏ giữa các mảng lại không diễn ra cùng một thời điểm.

10, Cây màng nhện




Những cây phủ đầy mạng nhện mọc sát bờ hồ gần một làng có tên Sindh tại Pakistan. Khi trận lũ đến, tất cả cây và bụi rậm nhô lên mặt nước đều trở thành nơi trú ẩn của nhện. Mạng nhện làm giảm lượng ánh sáng mà lá nhận được khiến cây chết dần. Nhưng bù lại, một lượng muỗi lớn mắc vào mạng nhện, nhờ đó mà nguy cơ mắc bệnh sốt rét của người dân giảm.

11, Dãy núi cầu vồng




Trên thế giới có một nơi tồn tại những dãy núi mang sắc màu như những thanh kẹo Giáng Sinh ở tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc. Những ngọn núi này được hình thành từ sự kiến tạo của quặng đá, các loại khoáng sản trong suốt 24 triệu năm qua.

12, Hồ chết choc Natron





Tiếp cận bờ hồ Natron ở Tanzania, nhiếp ảnh gia Nick Brandt đã chứng kiến một cảnh tượng rất kì lạ. Ở đó, có những động vật cứng khô như tượng, là những xác chết bị vôi hóa của rất nhiều loài chim và dơi ở vùng nước chết chóc này. Không ai biết chính xác chúng đã chết như thế nào nhưng có vẻ như tính chất phản xạ cực của bề mặt hồ khiến chúng choáng váng, và lao vào lòng hồ. Đồng thời do natri cacbonat và muối là nguyên nhân khiến những sinh vật này bị vôi hóa.
(Theo Sfglobe)