Nấm
mốc, bụi có lẽ là kẻ thù lớn nhất của ống kính máy ảnh. Trường hợp nhẹ
thì trong quá trình sử dụng ống kính sẽ bị bụi xâm nhập vào bên trong
thân ống kính (các bạn có thể thấy rõ điều này khi soi ống kính lên các
nguồn sáng như đèn, mặt trời…). Đây không phải là vấn đề quá lớn và với
số lượng ít thì chúng hầu như không làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh
chụp ra. Tuy nhiên, nếu số lượng bụi quá nhiều thì không những làm ảnh
hưởng tới việc chụp, mà chúng khi kết hợp với môi trường ẩm mốc còn tạo
môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển. Giống như kiểu cây cần đất
để sống vậy (!?)
Soi ống kính qua đèn hay ánh mặt trời để phát hiện bụi và nấm mốc
Bụi
thì không thể tránh khỏi trong quá trình sử dụng ống kính nên việc
chống ẩm cho ống kính máy ảnh trở nên quan trọng, sau đây là một số cách
cách bảo quản và chống ẩm cho ống kính máy ảnh mà các bạn có thể tham
khảo.
Môi trường với độ ẩm thấp
Việc bạn để ống kính nói
riêng cũng như các thiết bị ảnh của mình ở môi trường có độ ẩm thấp sẽ
làm tăng khả năng chống nấm mốc phát sinh.
Với nhiệt độ và độ ẩm này thì nấm mốc nào sống nổi ?
- Ưu điểm : không tôn chi phí
-
Nhược điểm : Bạn khó có thể kiểm soát được độ ẩm xunh quanh nếu ko có
đồng hồ đo, cũng như lúc di chuyển thiết bị của mình đi nơi khác
- Gợi ý : Nếu bạn chụp ở các vùng như sa mạc, trời nắng nóng … có độ ẩm thấp thì hẵng an tâm về thiết bị ảnh của mình
Dùng hộp chống ẩm và hạt hút ẩm
Đây
là cách tôi thấy nhiều anh em trong nghề sử dụng để bảo quản thiết bị
của mình. Với chỉ một hộp nhựa chuyên dùng và các gói hút ẩm cùng đồng
hồ đo độ ẩm là bạn đã có thể tạo một môi trường chống ẩm khá tốt rồi. Độ
ẩm tốt nhất cho thiết bị ảnh là 20-40.
Phương pháp chống ẩm chuyên dụng và rẻ tiền
- Ưu điểm : Chi phí thấp, tiện lợi cho việc đi lại (với các hộp nhựa có quai xách)
- Nhược
điểm : Phải thay hoặc làm khô các gọi hạt hút ẩm thường xuyên. Hộp nhựa
trong quá trình sử dụng sẽ có thể bị hở viền nhựa ở nắp làm giảm tác
dụng
- Gợi ý : Bạn có thể mua các hộp nhựa chuyên dùng cho việc đựng
thức ăn ở các siêu thị và chợ. Tất nhiên, chúng phải kín hơi để tăng
hiệu quả. Hạt hút ẩm hãy dùng loại có thể tái sử dụng bằng cách rang khô
để tiết kiệm chi phí mua hạt mới.
Dùng tủ chống ẩm
Cũng
tương tự như cách dùng hộp chống ẩm bằng nhựa ở trên. Với thiết bị tủ
chống ẩm này, bạn có thể tùy chỉnh độ ẩm chính xác theo ý mình và an tâm
về những thứ đựng bên trong.
Giá thành tủ chống ẩm tỉ lệ thuận với kích thước
- Ưu điểm : Tùy chỉnh được độ ẩm an toàn và chính xác
- Nhược điểm : Giá thành và chi phí bỏ ra cao cho việc mua tủ và điện năng duy trì
-
Gợi ý : Với số tiền bỏ ra cho tủ chống ẩm, bạn nên cân nhắc kỹ kích
thước của tủ làm sao cho phù hợp nhất với chi phí và nhu cầu của mình.
Nếu không có ý định tăng số lượng ống kính và máy ảnh thì bạn nên mua
một tủ kích thước vừa đủ thôi vì kích thước tủ là yếu tố chính quyết
định giá thành.
Phơi nắng ống kính
Thông thường, các anh em
chụp ảnh ở công viên, đời thường hay người mẫu ngoài trời nắng thì ống
kính sẽ rất ít khi nào bị mốc rễ (tuy bụi không ít). Đơn giản vì việc
cho ống kính tiếp xức trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ làm các tia UV
loại trừ các bào tử nấm mốc để chúng không thể sinh ra hay phát triển.
Ánh nắng mặt trời vừa có tác dụng nhiệt và chứa tia UV giúp giảm độ ẩm bên trong ống kính, diệt mầm nấm mốc
Nếu
không có điều kiện chụp thường xuyên ngoài trời nắng, bạn có thể bỏ
chút thời gian để phơi nắng ống kính của mình.Để ống kính (mở hết khẩu
với ống MF) hứng theo hướng mặt trời sao cho ánh sáng đi hoàn toàn từ
kính trước tới kính sau. Điều này sẽ rất tốt cho ống kính của bạn trong
việc phòng chống nấm mốc.
Lưu ý : Đây chỉ là cách dành riêng cho
ống kính máy ảnh và không được áp dụng với thân máy vì nếu bạn phơi thân
máy cùng sensor ngoài nắng sẽ gây hư hỏng.
Hãy chú ý và cẩn thận khi mang phơi các thiết bị ảnh của bạn
- Ưu điểm : Không tốn chi phí, hiệu quả tốt
-
Nhược điểm : Do tiếp xúc thường xuyên với nguồn nhiệt trực tiếp từ mặt
trời nên có ảnh hưởng đến bộ phận vòng cao su trên bộ phận ống kính, nếu
bạn phơi trong thời gian dài mỗi lần sẽ có thể gây dãn hay bong lớp cao
su này ra. Ngoài ra, việc bị bụi bặm và mưa gió nếu bạn … để quên ống
kính của mình ngoài trời là điều có thể xảy ra. Hãy cẩn thận !
- Gợi
ý : Bạn nên phơi nắng ống kính của mình cứ 1-2 lần / tuần, mỗi lần
khoảng 20-30 phút đối với ánh sáng lúc 10-11h sáng (Với các ống kính AF
đời mới, nên giảm thời gian phơi xuống do nhiệt độ cao trong thời gian
lâu có thể ảnh hưởng đến các mạch điện tử). Trong quá trình phơi, nên
lựa chọn nơi cố định để đặt ống kính phòng việc di chuyển làm rơi rớt,
dùng vải sáng màu quấn quanh ống kính để giảm việc hư vỏng vòng cao su
hoặc nếu có thể dùng thêm một hồ kiếng đậy lên để phòng mưa và bụi xâm
nhập trong quá trình phơi.
Dùng nguồn sáng có tác dụng nhiệt hay tia UV
Việc
dùng một nguồn sáng có tác dụng nhiệt như đèn trái ớt (loại hay dùng
trên bàn thờ) thắp trực tiếp vào nơi đặt ống kính, máy ảnh sẽ làm giảm
độ ẩm tương đương với việc làm giảm sử phát sinh nấm mốc. Đây là cách mà
các bác thợ lâu năm (từ thời chụp máy phim) hay dùng để bảo quản thiết
bị của mình.
Tia UV có thể diệt nấm mốc nhưng hãy cẩn thận, chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
Ngoài
ra, các đèn chiếu tia UV cũng là một lựa chọn tốt nhằm diệt trừ luôn
nguồn phát sinh nấm mốc. Các bạn có thể kiếm loại đèn này tại các cửa
hàng điện tử, máy lọc nước …
- Ưu điểm : Cách dùng đèn trái ớt đã
được các bác chụp ảnh lâu năm “kiểm nghiệm”, đèn tia UV theo lý thuyết
thì có tác dụng loại bỏ bào tử nấm mốc.
– Nhược điểm : Khó kiểm soát
được độ ẩm, điều kiện cho nấm mốc phát triển. Việc dùng đèn gây tốn điện
năng duy trì, đèn UV có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
-
Gợi ý : Với các dùng đèn trái ớt thì bạn vẫn nên dùng hộp chống ẩm hoặc
một nơi kín để bỏ thiết bị của mình vào khi chiếu vì hiệu quả của đèn
chỉ trong phạm vi nhỏ. Tìm hiểu kỹ các thông số an toàn khi dùng đèn UV.
Trên
đây là các phương pháp giúp bạn bảo quản và phòng chống nấm mốc cho
thiết bị ảnh của mình. Tất nhiên, bài viết sẽ không tránh khỏi việc
thiếu xót cũng như sơ xuất, nên nếu các bạn ai có bổ sung và nhận xét
hãy thoải mái góp ý ở bên dưới này nhé.