Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Đền Hai Bà Trưng - Đền Đồng Nhân, Hà Nội



[​IMG]
Đền Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Địa chỉ: Đền thờ Hai Bà Trưng nằm ở số 12 phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đền thờ Hai Bà Trưng, còn gọi là Đền Đồng Nhân vốn dựng từ năm 1160 đời vua Lý Anh Tông ở phường Bố Cái, tức là bãi Đồng Nhân, bên bờ sông Hồng. Năm 1819, vì bãi bị lở, dân dời đền vào khu vực trường Giảng Võ cũ của thời Lê, thuộc đất thôn Hương Viên, tổng Thanh Nhàn huyện Thọ Xương tức địa điểm hiện nay.

[​IMG]
Đền Hai Bà Trưng


I. Lịch Sử đền thờ Hai Bà Trưng

Tương truyền sau khi Hai Bà Trưng tử tiết ở sông Hát đã hóa thành tượng đá, trôi đến Thăng Long thì rẽ nước nhô lên. Nhân dân xã Đồng Nhân đưa về lập đền thờ. Hàng năm mở hội đền vào ngày 6 tháng 2 âm lịch để ghi nhớ ngày đón tượng từ sông lên. Lễ hội có rước kiệu Hai Bà và múa đèn.

Đền được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá từ năm 1962.

[​IMG]
Cổng đền thờ Hai Bà Trưng

II. Kiến Trúc đền thờ Hai Bà Trưng

Trước mặt đền có hồ bán nguyệt, đường vào qua bốn cột trụ gạch đồ sộ, cây cối sum sê, bên trái là khoảng sân rộng, dưới bóng đa cổ thụ có tấm bia đá đặt trên lưng rùa. Văn bia do Dương Duy Thanh (1804-1861), đốc học Hà Nội soạn năm 1848.

Trong đền có tượng Hai Bà, bà chị Trưng Trắc mặc áo vàng, bà em Trưng Nhị mặc áo đỏ, đầu đội mũ phù dung, tượng to hơn người thật, tay giơ cao trước mặt như đang hiệu triệu quần chúng. Hai bên là tượng 12 nữ tướng đã theo Hai Bà khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, rửa nhục nước, trả thù chồng, thu lại 65 thành trì ở Lĩnh Nam vào mùa xuân năm 40.

Bên trái đền có ngôi chùa Viên Minh thờ Phật, cũng là ngôi chùa cổ.

Ngày 4 tháng 4 năm 1926, nhân dân Hà Nội đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh, kích động tinh thần đoàn kết chống Pháp tại sân đền Đồng Nhân này.
ThanhThan.Vn

http://thanhthan.vn/threads/den-hai-ba-trung-den-dong-nhan-ha-noi.694/
-----------------------------------------------

Vẻ huyền hoặc của đền thờ Hai Bà Trưng một ngày mưa

Bài và ảnh: Hồ Hạ
12-10-2017 13:24
Kinhtedothi - Đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội thờ hai vị liệt nữ - anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị là nơi lý tưởng để tĩnh tâm và bồi đắp lòng tự hào, tự tôn của dòng giống Lạc Hồng.
ó dịp đến thăm ngôi đền Hai Bà Trưng vào một ngày mưa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp u tịch và huyền hoặc hiếm nơi nào có được.
Theo chính sử, Hai Bà Trưng quê ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Để tưởng nhớ công đức của Hai Bà, nhân dân đã lập đền thờ tại thôn Hạ Lôi , xã Mê linh, Huyện Mê Linh, hàng năm tổ chức lễ hội tưởng nhớ công đức của Hai Bà và các tướng lĩnh từ ngày mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng.
Nằm trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra đê sông Hồng, với diện tích 129.824.0m2, đền gồm các hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh...
Cổng đền được xây 2 tầng, tầng dưới tạo 3 cửa vòm cuốn. Nghi môn ngoại xây kiểu cột đồng trụ hay còn gọi là tứ trụ. Nghi môn nội gồm một gian, hai dĩ, với bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hai đầu rồng.
Gác trống - gác chiêng đều được làm theo kiểu bốn mái uốn cong, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù, tầng trên mở bốn cánh cửa quay về bốn hướng...
Đền thờ Hai Bà Trưng gồm tòa tiền tế gồm 7 gian, 2 dĩ, phía trước có đôi voi đá trong tư thế quỳ chầu vào nhau. Hai cổng nhỏ với mái làm theo kiểu “chồng diêm”, mái uốn cong. Nối hai cổng nhỏ là hai bức “cánh phong”. Nhà trung tế gồm 5 gian, 2 dĩ, phía trước có lư hương đá... Nối với gian giữa trung tế là hậu cung, hợp với trung tế tạo thành một kiến trúc tổng thể dạng chữ Đinh.
Đền thờ thân phụ, thân mẫu Hai Bà Trưng có mặt bằng dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. Đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách tọa lạc về phía bên trái đền thờ Hai Bà Trưng có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh. Đền thờ các Nữ tướng thời Hai Bà Trưng có mặt bằng dạng chữ nhất.
Đền thờ các tướng Nam thời Hai Bà Trưng quay hướng Đông Bắc. Nhà tả, hữu mạc đều xây 7 gian.
Phía trước hiên dãy nhà bên phải đền bài trí 8 con voi, ngựa, sư tử, bên trong trưng bày một số di vật khai quật tại thành cổ Mê Linh.
Đặc biệt, Thành cổ Mê Linh hiện vẫn còn dấu vết thành cổ đắp đất, hình “con rắn uốn mình”, dài 1.750m, đắp bằng đất luyện. 
Mắt voi, vòi voi, hồ tắm voi, hồ bán nguyệt hiện nay được kè đá, gạch, xung quanh trang trí hoa sen bằng đá xanh tạo cảnh quan cho khu di tích.
Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý, đa dạng, phong phú về cả chủng loại và chất liệu như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy,… trong đó di vật gỗ chiếm đa số. Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc,....
Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc, sự cố kết cộng đồng… của cư dân Hạ Lôi.
Di tích đã được Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số  2383/QĐ -TTg, ngày 09 tháng 12 năm 2013).

---------------------------------------

Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng

Kim Khánh tổng hợp


Đền Mê Linh
Đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đền thờ hai vị liệt nữ - anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị - những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.
Nằm trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra đê sông Hồng, với diện tích 129.824.0m2, đền gồm các hạng mục: cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh...

Cổng Tam Quan
 
- Cổng đền: được xây 2 tầng, tầng dưới tạo 3 cửa vòm cuốn, tầng trên xây kiểu chồng diêm, với 2 tầng 8 mái. Bờ nóc đắp hình đôi rồng chầu mặt trời, phần cổ diêm trang trí hình hoa 4 cánh, các góc đao đắp hình lá hỏa, góc cột đắp hình hoa cúc dây, thân cột hình hoa lá. 
- Nhà khách: gồm 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc.
- Nghi môn ngoại: xây kiểu cột đồng trụ hay còn gọi là tứ trụ. Đỉnh trụ trang trí tứ phượng theo kiểu lá lật, các ô lồng đèn phía dưới trang trí tứ linh. Hệ thống tứ trụ phân cách thành một cổng chính và hai cổng phụ. 
- Nghi môn nội: gồm một gian, hai dĩ, với bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hai đầu rồng, phần khúc nguỷnh đắp hai con nghê gắn sứ trong tư thế chầu vào nhau, bốn góc đao uốn cong, bộ vì đỡ mái làm kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ chuyền”. 
- Gác chuông: gác trống: gác trống - gác chiêng đều được làm theo kiểu bốn mái uốn cong, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù, tầng trên mở bốn cánh cửa quay về bốn hướng...

Tòa tam chính điện đền thờ Hai Bà Trưng
- Đền thờ Hai Bà Trưng:
+ Tòa tiền tế gồm 7 gian, 2 dĩ, xây theo kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, hai đầu đắp hình con đấu, đầu hai bờ dải đắp hình phượng vũ. Phía trước tiền tế có đôi voi đá trong tư thế quỳ chầu vào nhau. Hai cổng nhỏ với mái làm theo kiểu “chồng diêm”, mái uốn cong. Nối hai cổng nhỏ là hai bức “cánh phong”, phía trước có cột trụ biểu, đỉnh trụ hình trái giành, các ô lồng đèn đắp nổi tứ linh.
+ Nhà trung tế gồm 5 gian, 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp hình hoa chanh, chính giữa đắp hổ phù, hai mái kiểu chồng diêm… phía trước trung tế có lư hương đá...
+ Nối với gian giữa trung tế là hậu cung - một nếp nhà ba gian, một dĩ, được xây dọc, hợp với trung tế tạo thành một kiến trúc tổng thể dạng chữ Đinh. Bộ khung đỡ mái hậu cung gồm bốn bộ vì mang kết cấu “thượng giá chiêng hạ chồng rường, và “thượng giá chiêng hạ cốn”. Các hàng cột có đường kính 35cm, trên cốn nách chạm hình chữ Thọ, hoa lá. 
- Đền thờ thân phụ, thân mẫu Hai Bà Trưng: có mặt bằng dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. Tiền tế gồm nhà 5 gian, xây theo kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải kiểu bờ đinh. Hậu cung gồm 1 gian, 2 dĩ. 
- Đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách: tọa lạc về phía bên trái đền thờ Hai Bà Trưng. Đền quay hướng Tây Nam, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. 
- Đền thờ các Nữ tướng thời Hai Bà Trưng: có mặt bằng dạng chữ nhất, gồm 5 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Hai gian bên trổ cửa hình chữ Thọ để lấy ánh sáng cho di tích. Hệ khung đỡ mái gồm 6 bộ vì được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường”. Chính giữa ban thờ xây bệ cao bài trí ngai và bài vị, phía trước bài trí hương án. 
- Đền thờ các tướng Nam thời Hai Bà Trưng: quay hướng Đông Bắc, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Nhất, gồm 5 gian, tường hồi bít đốc, với 6 bộ vì được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường”. Chính giữa ban thờ xây bệ cao bài trí khám thờ và bài vị. 
- Nhà tả/ hữu mạc: là nếp nhà 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hệ vì đỡ mái được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng chồng rường, trung kẻ, hạ bẩy”. Phía trước hiên dãy nhà bên phải đền bài trí 8 con voi, ngựa, sư tử, bên trong trưng bày một số di vật khai quật tại thành cổ Mê Linh. 
- Thành cổ Mê Linh: hiện vẫn còn dấu vết thành cổ đắp đất, hình “con rắn uốn mình”, dài 1.750m, với chỗ rộng nhất là 500m, chỗ hẹp nhất là 200m, đắp bằng đất luyện, dày khoảng 1 ngũ (khoảng 2m), cao 1 trượng (khoảng 4m). Bao ngoài bờ thành là quách dày 2 ngũ (khoảng 4m), cao 1 trượng (khoảng 4m). Khoảng cách giữa thành và quách là đường “thông cù” rộng 2 ngũ (khoảng 4m). Do có con đường “thông cù” này mà thành có tên là “thành Ống”. Vòng ngoài cùng là hào cắm chông tre. Tương truyền, xưa kia trong thành có cung điện của Trưng Vương, ngoài thành có các trại quân bộ, quân thủy. Hiện nay còn di tích các đồn quân của nữ tướng Lự Nương và nam tướng Bạch Trạch ở phía trước đền Hạ Lôi, thuộc xã Tráng Việt. Đây chính là đất Phấn Lộ, huyện Chu Diên, nơi Hai Bà Trưng cho đắp đô thành. Thành cổ đã được khai quật khảo cổ và thu được nhiều hiện vật có giá trị.
Hai hàng mỗi hàng 9 con voi phục
 
- Mắt voi, vòi voi, hồ tắm voi, hồ bán nguyệt: Tương truyền khu đền này được xây trên mảnh đất có thế (hình) đầu con voi nên có các tên gọi trên. Khu vực này hiện nay được kè đá, gạch, xung quanh trang trí hoa sen bằng đá xanh tạo cảnh quan cho khu di tích.

Hồ bán nguyệt

Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý, đa dạng, phong phú về cả chủng loại và chất liệu như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy,… trong đó di vật gỗ chiếm đa số. Các di vật có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi,  hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ…được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù… Đây là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện bàn tay tài hoa, khéo léo và tinh tế của ông cha ta trong nghệ thuật tạo tác, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội và những ước vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn. 
Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian. Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hang năm, từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Trong đó, chính hội là ngày mồng 6, tương truyền, đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân, cho nên sau này dân làng mở hội để kỷ niệm sự kiện đó, nhằm ôn lại truyền thống hào hung của các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Cứ năm năm một lần, nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi. 
Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc,.... Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc, sự cố kết cộng đồng… của cư dân Hạ Lôi. Di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt 
  Nguyễn Khắc Đoài ( Hồ sơ xếp hạng di tích - Tư liệu Cục Di sản văn hóa)

Đền Đồng Nhân 
Ngoài đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, Mê Linh, là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà thời thơ ấu, trưởng thành, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô.
Hà Nội  còn có đền thờ Hai Bà Trưng nằm ở phía Nam phố Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng còn có tên là chùa Viên Minh. Nguyên đền ở bãi Đồng Nhân (gần bờ sông Hồng), bờ bị sạt lở, nên đến năm 1819 dân làng Đồng Nhân dời đền vào địa điểm hiện nay.

 
Đền cũ dựng năm 1142 (niên hiệu Đại Định thứ 3, triều vua Lý Anh Tông). Đền thờ hai vị nữ anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai bà có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán, giành độc lập cho đất nước vào năm 40.
Trong đền có tượng Hai Bà, hai bên có 12 tượng nữ thần, là những nữ tướng đã giúp Hai Bà trong cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
Hằng năm, đến ngày mồng 5 tháng 2 âm lịch, nhân dân mở hội đền và là ngày giỗ Hai Bà. 
Đền Đồng Nhân còn gọi là đền Hai Bà Trưng và đền Trưng Nữ Vương. Đền được xây dựng vào năm 1142 dưới triều vua Lý Anh Tông, Hai bà quê ở Mê Linh, đất Phong Châu. Chị là Trưng Trắc, em là Trưng Nhị. Lúc bấy giờ Thái thú nhà Hán là Tô Định tàn bạo, giết hại Thi Sách, là chồng của bà Trưng Trắc. Hai bà phất cờ nổi dậy và được dân chúng ở các nơi cùng hưởng ứng đánh đuổi quân Tô Định lấy được 65 thành trì ở Lĩnh Nam, tự xưng làm vua. Về sau, nhà Hán sai tướng là Mã Viện sang đàn áp, hai bà chống không nổi phải rút về giữ đất Cẩm Khê, sau cùng lên núi Thường Sơn và tự vẫn. Một thuyết khác nói rằng Hai Bà cùng nhảy xuống sông Hát Giang tự vẫn, sau đó khi thiêng hóa thành hai tảng đá trắng trôi trên sông Hồng về bến bãi Đồng Nhân, đêm thường phát sáng rực rỡ. Dân làng thấy vậy, bèn lấy vải đỏ rước tượng bà và lập đền thờ Hai Bà ở ngay bãi Đồng Nhân ven sông.

 
Tương truyền tượng đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp, hai tay giơ cao chỉ lên trời. Vua đã phát hai đôi ngà trang trí và hai pho tượng voi để thờ Hai Bà. Đến thời Chính Hòa (Lê Hi Tông 1676 – 1705) có sắc phong “Lĩnh Nam liệt Khái, thạch hóa chân dung” (nghĩa là đấng nghĩa liệt khảng khái đất Lĩnh Nam dung mạo kết tinh thành đá). 
Do bãi sông bị lở dần, đền có nguy cơ bị đổ, dân phải dời về xã Đại Từ. Đến năm Gia Long 18 (1819) đền mới được chuyển vào tại Hương Viên, trên nền khu Võ Sở (thời Lê dùng làm nơi luyện và thi võ). Dân làng Đồng Nhân ở ngoài bãi cũng di chuyển vào đó và thờ cúng Hai Bà. 
Trước mặt đền có hồ bán nguyệt, đường vào qua 4 cột trụ gạch đồ sộ, cây cối sum sê, bên trái là sân rộng, dưới bóng đa có tấm bia đá đặt trên lưng rùa. Khu đền thờ hiện nay được chia làm hai phần: đền thờ Hai Bà và chùa thờ Phật.

 
Đền thờ Hai Bà được xây theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Tòa bái đường gồm 7 gian, mái dài rộng, bên trong có nhiều đồ thờ cúng. Gian ngoài có tượng hai con voi đen, một cái khánh bằng đồng thau, một bia đá dựng năm 1840. Gian giữa có nhiều điêu khắc gỗ, bên trong là nơi thờ cúng Hai Bà. Trên bệ đá cao khoảng một mét là tượng Hai Bà bằng đất luyện, tư thế ngồi. Bà chị Trưng Trắc mặc áo vàng, bà em Trưng Nhị mặc áo đỏ, đầu đội mũ phù dung, tượng to hơn người thật, tay giơ cao trước mặt như đang hiệu triệu quần chúng, Hai bên là tượng12 nữ tướng đã theo Hai Bà khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, rửa nhục nước, trả thù chồng. 
Bên cạnh là Miếu Quang Hoàng thờ Tam tòa Thánh Mẫu và chùa thờ Phật đều được trưng bày các đồ thờ cúng. Lễ hội đền vào ngày 6 tháng 2 là một trong những lễ hội lớn có tiếng của Hà Nội, được nhân dân trong cũng như ngoài vùng nô nức tham dự lễ hội. Đền đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 28-4-1962

----------------------------------------

Tấm bia quý ở đền Hai Bà Trưng

Thứ Năm 8:22 22/04/2004
 
Tấm bia trước đền thờ Hai Bà Trưng
Trên cái sân rộng trước đền thờ Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng) dưới vòm cây đa tỏa bóng, từ lâu có một tấm bia đá quý đặt trên lưng rùa.
Thân bia cao 165cm, rộng 111cm, dày 20cm. Trán bia chạm rồng chầu mặt trời; diềm bia chạm hoa cúc, dây leo. Bia khắc chữ một mặt gồm 432 chữ Hán. Văn bia do Vũ Hoán Phủ (tên hiệu của Vũ Tông Phan) soạn năm 1840. Vũ Tông Phan người thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên (nay thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) đậu tiến sĩ năm 1826. Sau khi thi đỗ, ông được bổ chức Tham hiệp, rồi làm Đốc học Bắc Ninh, sau cáo quan về mở trường học ở phía Tây hồ Hoàn Kiếm, học trò nhiều người thành đạt. Sinh thời, Vũ Tông Phan có sáng tác thơ văn. Bài văn bia ở đền thờ Hai Bà Trưng có tên “Trưng vương sự tích bi ký” với lời văn hàm súc, câu chữ trau chuốt, là một tác phẩm hay của nhà giáo nổi tiếng này. Cùng với những lời tôn vinh công trạng Hai Bà, bài văn còn cung cấp nhiều tư liệu về lịch sử và địa lý: “Xã Đồng Nhân thuộc huyện Thanh Trì từ xưa đã dựng đền thờ Hai Bà ở bên đường bờ sông. Gần đây (năm 1819) vì bãi sông bị lở, mới tìm thấy được ở xứ Vũ Miếu, tại thôn Hương Viên thuộc huyện tiếp giáp là Thọ Xương, một khu đất rộng hơn 6 mẫu, xin triều đình ban cấp để lập đền”. Bài văn còn cho biết, ở nơi đền mới dựng trên đất cựu Võ sở của triều Lê, người ta còn tìm thấy một tấm bia chưa khắc chữ, “họ đến tìm tôi viết lời văn, ý muốn mượn tấm bia để truyền lại tường tận sự việc”.
Bia “Trưng vương sự tích bi ký” là tấm bia duy nhất hiện còn ở đền thờ Hai Bà Trưng. Nhằm bảo lưu một di vật quý, cuối năm 1953, người trông nom đền là sư Thích Đàm Thu đã thiết kế, chuẩn bị vật liệu để xây nhà bia nhưng sau tháng 10-1954, do Nhà nước có quy hoạch tổng thể nên công việc đành tạm dừng. Đến nay, trải 164 năm dãi dầu mưa nắng, thân bia xuất hiện nhiều vệt nứt, có vệt dài 60cm thấm từ mặt trước ra mặt sau bia. Tệ hại hơn, thân rùa đội bia hơn nửa thế kỷ đã trở thành “ghế ngồi” cho trẻ con. Đầu rùa bị gãy. Mai rùa mòn vẹt và nhẵn bóng. Mặt sau bia có nhiều vết khắc nham nhở của một số người hiếu kỳ.
Từ đầu năm 2004, Nhà nước đã chi một khoản tiền lớn để tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng. Điểm qua các hạng mục kiến trúc được tu sửa, không thấy có danh mục nhà bia. Lẽ nào, tấm bia “Trưng vương sự tích bi ký” lại tiếp tục đứng bơ vơ ngoài mưa nắng ?
HNM
http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/1000_nam_thang_long/15104/t7845%3Bm-bia-quy-7903%3B-273%3B7873%3Bn-hai-ba-tr432%3Bng

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ