Suối Cheonggyecheon Hàn Quốc - khám phá không gian xanh giữa lòng Seoul
Dài 5,8 km chảy từ Tây sang Đông, suối Cheonggyecheon Hàn Quốc là một phần không thể thiếu của thành phố Seoul. Suối Cheonggyecheon vẫn ở đó từ khi Seoul hình thành đến nay, chứng kiến biết bao thăng trầm của thành phố này để đfến giờ, bất cứ du khách đi du lịch Hàn Quốc nào đến với Seoul cũng không thể không ghé thăm dòng suối này.
1. Suối Cheonggyecheon Hàn Quốc – thăng trầm qua những tháng năm
Cheonggyecheon tên Hán Việt nghĩa là Thanh Khê Xuyên chảy qua trung tâm Seoul và đổ vào sông Jungnangchoen. Từ rất xa xưa, dưới triều đại Joseon, nhiệm vụ của Cheonggyecheon ngăn ngừa lũ lụt và giữ gìn sự trong lành cho thủ đô Seoul. Thời đó, xung quanh dòng suối này hình thành rất nhiều các hàng quán và biến nơi đây thành khu mua sắm và giao lưu văn hóa sầm uất.
Cho đến thời đế quốc Nhật chiếm đóng Hàn Quốc, xung quanh con suối này là nơi ở của những người di dân lánh nạn. Các căn nhà tồi tàn là nguồn gốc của không ít các loại bệnh dịch truyền nhiễm đến mức vào năm 1950 chính phủ Hàn Quốc buộc phải tiến hành lấp suối bằng xi măng.
Năm 2003, ông Lee Myung Bak – thị trưởng Seoul khi đó đã đưa ra ý tưởng khôi phục lại dòng suối bất chấp sự phản đối từ nhiều phía bởi đây là một đề án vô cùng khó triển khai. Để khôi phục con suối này, thành phố Seoul phải gỡ bỏ con đường cao tốc trên cao và tái sinh một khu thủy lộ vốn đã cạn khô, bị san lấp từ lâu. Tuy vấp phải nhiều sự phản đối, những cuối cùng đề án cũng đã được hoàn thành vào tháng 9 năm 2005 và được ngợi ca như một thành tựu quan trọng để tạo ra một đô thị xanh, sạch đẹp.
Từ khi được hồi sinh đến nay, suối là một phần không thể thiếu, một nơi nghỉ ngơi, thư giãn phổ biến của người dân Seoul cũng như du khách từ các nơi khác.
2. Một phần không thể thiếu khi du lịch Seoul
Cheonggyecheon, sau rất nhiều sự cải tạo, đã trở lại thời gian huy hoàng với dòng nước mát lạnh cùng rất nhiều sắc hoa cây cỏrực rỡ tô điểm cho con suối này. Bên cạnh đó, nhiều loài vật như lươn, chạch, cá chép, vịt trời cũng tìm đến để biến dòng suối thành không gian sinh thái tuyệt vời giữa lòng đô thị Seoul sầm uất.
Người dân địa phương lẫn khách du lịch thường đến dòng suối này để thư giãn, dạo chơi và tận hưởng bầu không khí trong lành. Đặc biệt, Cheonggyecheon khi đêm về lại càng trở nên lung linh hơn nhờ ánh sáng từ đèn lồng treo dọc con suối, vẻ đẹp rực rỡ nhưng không kém phần huyền ảo ấy khiến một ai lỡ đi ngang qua cũng phải dừng chân lại ngắm nhìn. Vì suối
chảy dài qua nhiều khu vực ở trung tâm Seoul nên chỉ cần đi dọc theo
con suối này, bạn có thể thưởng ngoạn Seoul hiện đại đồng thời ghé chân
vào nhiều địa điểm trên đường đi, đặc biệt là các trung tâm thương mại ở
khu Dongdaemun.
Ghé thăm suối, du khách có thể tản bộ dạo quanh 2 bên bờ để đắm chìm trong sự bình yên và trong lành mà dòng suối đem lại, tâm hồn được thư giãn thả lòng sau rất nhiều mỏi mệt của cuộc sống. Nhiều du khách còn đùa rằng: Cheonggyecheon như một chiếc máy lọc đem đến sự trong lành cho tâm hồn họ. Sau khi ghé thăm suối, cũng rất tiện để du khách có thể đến những điểm du lịch nằm gần đó như cung điện Deoksugung, phố Insadong, trung tâm Seoul Plaza, quảng trường Gwanghwamun.
3. Suối Cheonggyecheon – những con số đáng ngạc nhiên
- Theo các số liệu thống kê của Cơ quan quản lý cơ sở và thiết bị Seoul – nơi phụ trách quản lý suối, trong 10 năm qua, tổng số du khách đến thăm suối đạt hơn 191 triệu người.
- Số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch xứ Hàn, lượng du khách nước ngoài đến thăm Cheonggyecheon chỉ riêng trong năm ngoái đã đạt hơn 814.000 người.
Điều đó có phải chính là minh chứng cho thấy đây này đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách nước ngoài hay không?
https://www.visitkorea.org.vn/tin-du-lich-noi-bat/suoi-cheonggyecheon-han-quoc-kham-pha-khong-gian-xanh-giua-long-seoul-1808.html
----------------------------------------------
Suối Cheonggye - Dòng suối nhân tạo giữa lòng Seoul
Cheonggyecheon, tên Hán Việt là Thanh Khê Xuyên, còn gọi là
Cheong Gye Cheon hoặc suối Cheonggye, là một dòng suối dài 5,8km chảy
qua khu trung tâm Thành phố Seoul, đổ vào sông Jungnangcheon, cuối cùng
hợp lưu với sông Hán. Đây là dòng suối đã bị chôn lấp dưới lớp bê tông
màu xám trong suốt gần 50 năm. Tháng 10 năm 2005 dòng suối đã được khai
thông, khôi phục lại. Đến nay, nó đã trở thành điểm du lịch lý tưởng ở
Hàn Quốc. Dòng suối này có 10 điểm tham quan hấp dẫn.
Cheonggye Plaza đối diện với Trung tâm Thông tin Dong-A ở Sejongno, Jongno-gu, Seoul. Trước đây nó chỉ có diện tích là 2310m2 nhưng sau này nó đã được mở rộng lên tới 6949,8m2 nằm trên khoảng đất giữa núi Bukak và núi Inwang, phía Tây Bắc Seoul là nơi khởi nguồn của dòng suối Cheonggye.
Ở đây, mỗi ngày có khoảng 65.000 tấn nước đổ ra. Cheonggye Plaza hãnh diện với vẻ đẹp truyền thống nhờ nền đá hoa nhiều màu sắc và kiến trúc cổ điển. Nơi đây còn trưng bày bức phác hoạ thu nhỏ dòng suối Cheonggye dài 60m, vào ban đêm nó đẹp như tranh nhờ sự phản chiếu của những sợi quang học. Bên cạnh Cheonggye Plaza là một dòng thác nhân tạo và đá được lấy từ các vùng lân cận. Cheonggye Plaza được coi là nơi gặp gỡ của lửa và nước. Bởi vì vào ban đêm, những thác nước đổ xuống cộng hưởng với hệ thống đèn laser tạo cho nơi đây trông giống như một bức tranh hết sức lung linh, huyền ảo. Một điểm hấp dẫn khác nữa là nơi đây có vòi nước phun được lập trình thành nhiều tia bắn lên không trung ở nhiều độ cao khác nhau làm cho dòng nước càng thêm lung linh, huyền ảo.
Gwangtong là chiếc cầu rộng lớn nhất (rộng lõm, dài 13m) được bắc qua thượng nguồn suối Cheonggye trong triều đại Josen. Đóng vai trò là chiếc cầu chính của Thủ đô Seoul nên đây từng là nơi được nhiều phái đoàn của vua và nước ngoài ‘đi ngang qua.
Cầu còn là nơi tổ chức các trò chơi dân gian hay trình diễn những nghi thức truyền thống. Vào năm 1958, khi có một con đường được xây qua suối, cầu Gwangtong đã bị chôn vùi dưới đất. Sau đó, cầu đã được khôi phụctheo nguyên bản và cách vị trí gốc về thượng nguồn suối Cheonggye khoảng 150m. Hiện tại, cầu Gwangtong nằm ở giao lộ Gwanggyo, đối diện trụ sở Ngân hàng Chohung ở Namdaemunro 1-ga, Junggu, Seoul.
Cheonggye Plaza đối diện với Trung tâm Thông tin Dong-A ở Sejongno, Jongno-gu, Seoul. Trước đây nó chỉ có diện tích là 2310m2 nhưng sau này nó đã được mở rộng lên tới 6949,8m2 nằm trên khoảng đất giữa núi Bukak và núi Inwang, phía Tây Bắc Seoul là nơi khởi nguồn của dòng suối Cheonggye.
Ở đây, mỗi ngày có khoảng 65.000 tấn nước đổ ra. Cheonggye Plaza hãnh diện với vẻ đẹp truyền thống nhờ nền đá hoa nhiều màu sắc và kiến trúc cổ điển. Nơi đây còn trưng bày bức phác hoạ thu nhỏ dòng suối Cheonggye dài 60m, vào ban đêm nó đẹp như tranh nhờ sự phản chiếu của những sợi quang học. Bên cạnh Cheonggye Plaza là một dòng thác nhân tạo và đá được lấy từ các vùng lân cận. Cheonggye Plaza được coi là nơi gặp gỡ của lửa và nước. Bởi vì vào ban đêm, những thác nước đổ xuống cộng hưởng với hệ thống đèn laser tạo cho nơi đây trông giống như một bức tranh hết sức lung linh, huyền ảo. Một điểm hấp dẫn khác nữa là nơi đây có vòi nước phun được lập trình thành nhiều tia bắn lên không trung ở nhiều độ cao khác nhau làm cho dòng nước càng thêm lung linh, huyền ảo.
Gwangtong là chiếc cầu rộng lớn nhất (rộng lõm, dài 13m) được bắc qua thượng nguồn suối Cheonggye trong triều đại Josen. Đóng vai trò là chiếc cầu chính của Thủ đô Seoul nên đây từng là nơi được nhiều phái đoàn của vua và nước ngoài ‘đi ngang qua.
Cầu còn là nơi tổ chức các trò chơi dân gian hay trình diễn những nghi thức truyền thống. Vào năm 1958, khi có một con đường được xây qua suối, cầu Gwangtong đã bị chôn vùi dưới đất. Sau đó, cầu đã được khôi phụctheo nguyên bản và cách vị trí gốc về thượng nguồn suối Cheonggye khoảng 150m. Hiện tại, cầu Gwangtong nằm ở giao lộ Gwanggyo, đối diện trụ sở Ngân hàng Chohung ở Namdaemunro 1-ga, Junggu, Seoul.
https://www.bestprice.vn/blog/diem-den-8/suoi-cheonggye-887.html
---------------------------------------------
Suối Cheonggyecheon Hàn Quốc
Con suối Cheonggyecheon hay còn gọi là Suối Cheonggye là một dòng suối nhỏ dài 5,8 km chảy len lỏi qua khu trung tâm thành phố Seoul, Hàn Quốc. Đây là một địa điểm thư giãn yêu thích của người dân Seoul.Suối Cheonggyecheon chảy từ Đông sang Tây của thủ đô Seoul. Dòng suối này từng được đặt tên là Gaecheon (“suối mở”) khi triều đình Triều Tiên tiến hành cải tạo lần đầu tiên để xây dựng một hệ thống thoát nước trong kinh đô dưới thời Joseon. Khi ấy, con suối này là nơi giặt quần áo của các bà nội trợ, và chơi đùa của đám trẻ con. Năm1958, dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãn con suối bị đổ bê tông lấp, làm thành đường.
Tưởng đã rơi vào quên lãng vì bị chôn vùi dưới lớp bê tông trong suốt 47 năm, sau gần 3 năm thi công, gần 6 km suối Cheonggyecheon chảy ngang trung tâm Seoul đã được khôi phục.
Lật hết những lớp bê tông phủ trên mình, Cheonggyecheon trở lại đầy sức sống. Dòng suối bắt nguồn từ giữa hai ngọn núi Bugak San và Inwang San, khoe dòng nước mát trong ở đoạn chảy qua quảng trường Cheonggye, đường Sejongro, quận Jongno Gu. Nơi đây được coi là xuất phát điểm của suối Cheonggyecheon mới được khôi phục, gần đây đã trở thành điểm tập trung rất đông người.
Ngày nay, suối Cheonggye đã trở thành điểm đến của nhiều du khách quốc tế nói chung và là nơi lý tưởng để người dân Seoul nói riêng có cơ hội chiêm ngưỡng dòng suối độc đáo này. Đối với người Hàn Quốc, suối CheongGgye là linh hồn của thủ đô, đã đồng hành cùng người dân Seoul qua bao thăng trầm quá khứ.
http://dulichhanquoc.travel/suoi-cheonggyecheon-seoul
--------------------------------------
Có một nơi mà các bạn nên đến khi tới
Seoul đó là dòng suối CheongGyeCheon. Cái tên hơi khó đọc và Bill cam
đoan cho các bạn rằng các bác tài xế Taxi sẽ không biết đây là đâu khi
nghe các bạn phát âm từ CheongGyeCheon. Vậy nên nếu muốn hỏi đường tới
đây hay đi taxi tới đây thì hãy lên Google tải vài tấm ảnh về
suối CheongGyeCheon đưa cho mọi người xem. Đó có phải là bước khởi đầu
cho sự kỳ thú của suối CheongGyeCheon ở Seoul?
Suối CheongGyeCheon
Đây là một thành tựu lớn trong nỗ lực
kiến tạo một đô thị xanh, sạch và đẹp của chính phủ Hàn Quốc đương thời
nhằm cải tạo từ thủy lộ vốn đã bị san lấp từ lâu, gần như đã cạn khô,
cần phải bơm vào 120.000 tấn nước mỗi ngày. Bây giờ nó như trở thành một
kỳ quan và con đường đi bộ đẹp nhất giữa lòng thủ đô Seoul Hàn Quốc
trải dài gần 6km. Sau đó hạ nguồn suối Cheonggyecheon đổ vào sông
Jungnangcheon và hợp lưu với sông Hàn để cuối cùng chảy vào Hoàng Hải.
Không thể thiếu vắng những cây cầu bắc
ngang qua suối. Cầu Narae (Narae Bridge) đại diện cho một con bướm đang
bay và cầu Gwanggyo (Gwanggyo Bridge) tượng trưng cho sự hoà hợp của quá
khứ và tương lai, chỉ là hai trong số hơn hai mươi cây cầu đẹp bắc
ngang qua suối. Các bức tường dựng lên hai bên dòng suối CheongGyeCheon,
lót bằng đá hoa mỹ và các tác phẩm điêu khắc, tô điểm cho một dòng suối
CheongGyeCheon hiền hoà, ngày đêm chảy đều giữa thành phố Seoul nhộn
nhịp.
Dự án này tuy nhiên cũng bị một số tổ
chức môi trường phê phán vì chỉ mang tính biểu tượng chứ không thiết
thực gì cho môi trường. Thế nhưng theo một số nguồn thống kê cho thấy sự
ngược lại của phán quyết của các tổ chức môi trường, con suối đã giúp
giảm nhiệt độ Seoul khoảng 2 độ C vào mùa nóng. Mùa lạnh thì tất nhiên
một số chỗ bị đóng băng khá đẹp.
Suối Cheonggyecheon nên đi vào buổi tối thì đẹp hơn,
có ánh đèn phát ra từ những góc tường và theo làn chảy của con suối tạo
nên một màu sắc huyền hoặc. Do không có thời gian nên Bill chỉ tới được
suối vào buổi chiều, tuy không bao quát được toàn bộ dòng suối nhưng
cảm thấy đây là một điểm nhấn kỳ thú ở thủ đô Seoul.
Đầu dòng suối CheongGyeCheon
Hai bên tường, những làn nước mỏng bị đóng băng trắng xoá
Suối CheongGyeCheon nằm lọt hai bên là những toà nhà chọc trời
Mùa đông Hàn Quốc chỉ trơ trọi 2 bên đường là hàng cây khô lá
Có khoảng 20 cây cầu bắc ngang qua dòng
suối. Trước đây, nó từng là dự án đường sắt trên không của Hàn Quốc
nhưng rồi chính quyền đương thời phá bỏ và thay bằng hệ thống
suối Cheonggyecheon. Dự án này bị vấp phải sự phản đối quyết liệt từ
nhiều phía từ khi mới khởi động. Cheonggyecheon bây giờ đã trở thành
trung tâm của những hoạt động kinh tế và văn hóa.
https://billbalo.com/su-ky-thu-cua-suoi-cheonggyecheon-o-seoul/
1 Nhận xét:
hãng hàng không eva air
cách mua vé máy bay đi mỹ
giá vé korean airlines
mua ve may bay di my hang korea
mua vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ