Những điều thú vị về tàu cao tốc shinkansen của Nhật Bả
Hệ thống tàu siêu tốc shinkansen tạo ấn tượng nhờ tốc độ nhanh, đúng giờ, quy trình vận hành hiệu quả cùng dịch vụ chu đáo.
Shinkansen là hệ thống tàu cao tốc nổi tiếng của Nhật Bản, do Tập đoàn đường sắt Nhật Bản vận hành, phục vụ trên đảo chính và đảo Kyushu. Ảnh: Wasa-bi.
|
Tốc độ tối đa của tàu vào khoảng 320 km/h.
Tốc độ khi chạy thử trên đường ray thông thường vào năm 1996 là 443 km/h
và đạt kỷ lục 581 km/h năm 2003. Ảnh: Hitravel.
|
Shinkansen do kỹ sư Hideo Shima sáng chế,
với mong muốn thiết kế tàu “đem lại cảm giác như máy bay”. Sau khi rời
ngành đường sắt, ông trở thành người đứng đầu Cơ quan phát triển hàng
không vũ trụ quốc gia của Nhật Bản. Ảnh: Business Insider.
|
Ban đầu, tàu shinkansen đi từ Tokyo tới
Osaka (khoảng 500 km) mất 4 tiếng, giờ chỉ mất 2 tiếng 25 phút. Có
khoảng 333 tàu shinkansen hoạt động mỗi ngày giữa Tokyo và Osaka trong
năm 2012, chuyên chở 391.000 hành khách với tốc độ tối đa 270 km/h. Ảnh:
Accessible-japan.
|
Tàu shinkansen thường rất đúng giờ. Thời
gian đến muộn so với lịch trung bình chỉ 36 giây, tính cả các chậm trễ
do nguyên nhân khó kiểm soát như thiên tai. Ảnh: Gettyimages.
|
Tàu shinkansen có hồ sơ an toàn ấn tượng.
Trong 49 năm hoạt động, chuyên chở gần 10 tỷ lượt khách, chưa có trường
hợp hành khách nào thiệt mạng, dù Nhật Bản thường xuyên gặp động đất,
bão lốc. Ảnh: Travelfeeder.
|
Tàu có hai hạng ghế được đặt tại các khoang
riêng. Khoang đặc biệt có ghế lớn hơn, chỗ để chân rộng rãi hơn, tương
tự như hạng thương gia. Ảnh: Wasa-bi.
|
Ghế thường có kích cỡ nhỏ hơn, tương tự như hạng phổ thông trên máy bay. Ảnh: Wasa-bi.
|
Tàu shinkansen có khoang đặt chỗ (reversed)
và khoang tự do (non-reversed). Bạn phải xếp hàng dù lên bất cứ khoang
nào. Nếu bạn đã đặt chỗ, hãy tìm đúng ghế của mình. Nếu không, hãy tìm
ghế ở khoang tự do. Vé sẽ được kiểm tra và việc lên nhầm khoang hay nhầm
chỗ là điều đáng xấu hổ (bạn sẽ phải chuyển chỗ hoặc trả thêm phí).
Ảnh: Wasa-bi.
|
Ở Nhật Bản, việc nói chuyện điện thoại ở
nơi công cộng như trên tàu bị coi là bất lịch sự. Hành khách thường được
đề nghị tắt điện thoại hoặc để rung. Nếu buộc phải gọi hay nhận điện,
bạn cần ra khu vực giữa các khoang tàu. Ảnh: Japan-talk.
|
Khi tới ga cuối, tàu shinkansen sẽ được một
đội dọn dẹp làm sạch trong 7 phút. Các hành khách thường đem theo rác
của mình để bỏ vào túi rác của nhân viên. Việc bỏ lại rác hay xả rác bừa
bãi bị coi là bất lịch sự và thiếu văn minh ở Nhật. Ảnh: Fun-japan.
|
Người Nhật có thói quen kiểm tra phía sau
và báo cho người ngồi sau trước khi ngả ghế. Nếu người ngồi sau đang ăn,
mang nhiều hành lý hoặc đang làm việc, tốt nhất bạn không nên ngả ghế
của mình. Ảnh: Wasa-bi.
|
Hành lý được để ở giá hành lý, khoang trên hay phía trước ghế của bạn. Đừng để vali hay đồ đạc chắn lối đi. Ảnh: Japan-talk.
|
Khi gần tới ga xuống, bạn cần chú ý lắng nghe thông báo. Tàu shinkansen rất đúng giờ và thời gian dừng ở các ga ngoại ô khá ngắn, chỉ đủ cho khách lên và xuống. Nếu không chú ý, bạn sẽ rơi vào cảnh vội vàng ra cửa khi mọi người bắt đầu lên tàu. Ảnh: Travelnotes. |
Bí kíp sử dụng tàu siêu tốc hành tại Nhật
Khi đi tàu Shinkansen, ai cũng nên đặt chỗ trước, vì nếu nếu mình ngồi
đúng chỗ đã có người đặt trước ở các ga sau thì khi họ đến, chúng ta
phải đứng dậy để nhường chỗ cho họ.
Để tra giờ đi tàu cũng như biết được chính xác giá vé tàu cho tuyến
cần đi, du khách tới Nhật thường sử dụng ứng dụng Hyperdia trên máy
tính, hoặc tải về tại App Store hoặc Google Play. Ứng dụng trên điện
thoại chỉ có thể dùng 30 ngày, nên tải về ngay trước khi tới Nhật.
Cách sử dụng hệ thống tàu Shinkansen
Shinkansen là loại tàu siêu tốc hành với vận tốc 320 km/h, được sử dụng cho các chặng đi đường dài, như từ Tokyo đến Osaka. Có rất nhiều loại tàu Shinkansen, bao gồm Nozomi, Mizuho, Hikari, Sakura, Kodama, Tsubame... Trong đó, Nozomi và Mizuho là hai tàu mà người dùng thẻ JR Pass phải trả thêm phí, vì Nozomilà loại tàu siêu tốc hành đặc biệt (như khoang hạng thương gia). Nhưng tốc độ của hai loại tàu trên không chênh lệch hơn các tàu còn lại nhiều nếu đi cùng lộ trình.
Tại tất cả các cửa ga tàu trên toàn Nhật Bản đều có một dãy bao nhiều cửa soát vé tự động, để người địa phương có thể thả vé mua tại phòng vé hoặc máy bán vé tự động để vào ga. Còn thẻ JR Pass vốn là một tấm thẻ thông hành, vậy nên người dùng phải xuất trình JR Pass tại chốt nhân viên (thường sẽ nằm bên phải ngoài cùng, hoặc bên trái ngoài cũng của dãy cửa soát vé tự động).
Shinkansen có 2 loại ghế: đặt trước hoặc không đặt trước, nên nếu các
bạn muốn đi ghế không đặt trước thì chỉ cần vào xuất trình JR Pass cho
nhân viên là có thể vào ga. Khi đó, sử dụng kết quả tìm kiếm trên
Hyperdia để tìm tàu cho mình. Lưu ý, đa số các ga mà Shinkansen dừng đều
rất lớn. Các bạn phải để ý platform/track ở phần ga đi trên Hyperdia để
nhìn vào bảng chỉ dẫn trên ga đi. Ví dụ, tàu Hikari 479 khởi hành từ ga
Tokyo vào lúc 16h3 tại “Track No.18”, khi đó chúng ta phải nhìn biển
chỉ dẫn tại ga tàu hoặc hỏi nhân viên “Track No.18” ở đâu.
Theo kinh nghiệm của mình, nếu ngồi ghế không đặt trước sẽ có rất nhiều bất tiện. Một trong số đó là nếu mình ngồi đúng chỗ đã có người đặt trước ở các ga sau thì khi họ đến, chúng ta phải đứng dậy để nhường chỗ cho họ. Vậy nên, mình khuyên các bạn hãy chọn loại ghế ngồi đặt trước.
Khi vào chốt nhân viên JR tại dãy soát vé, chúng ta xuất trình JR Pass và đọc tên hành trình mình muốn đi. Ví dụ mình muốn đi từ sân bay quốc tế Narita, Terminal 1 đến thẳng Kyoto, mình sẽ nói: “I want to go to Kyoto". Sau đó, nhân viên sẽ giúp chúng ta chọn giờ tàu phù hợp nhất dựa trên số lượng vé, sau đó sẽ in vé cho mình.
Du khách cần giữ thẻ JR Pass còn thời hạn sử dụng cẩn thận cùng với
passport. Vì khi mất thẻ, công ty JR không thể giải quyết được, trừ khi
các bạn nhớ chính xác mình để quên tại đâu. Nếu ở đó có CCTV thuộc thẩm
quyền của JR, họ sẽ có cách giúp đỡ. Mnh đã bỏ quên ngay JR Pass tại sân
bay và mới chợt nhớ ra là quên khi tàu đã đến Tokyo (khoảng cách từ sân
bay Narita đến Tokyo là 1 tiếng). Nhân viên JR tại ga Tokyo vô cùng
nhiệt tình giúp mình liên hệ với phía ga Narita để lấy lại vé. Họ còn
miễn phí cho mình chiều đi từ Tokyo ngược về sân bay Narita để nhận lại
thẻ (mặc dù đó không phải là lỗi của họ). Ngay từ khi đặt chân xuống
nước Nhật, mình đã cảm kích bởi sự thân thiện và mến khách của người dân
nơi đây mặc dù họ không thể nói được tiếng Anh nhiều.
Bạn có thể ăn uống thoải mái trên tàu Shinkansen, miễn là dọn sạch sẽ và vất vào thùng rác. Trong khi đó, bạn không thể ăn uống trên tàu địa phương.
Tàu không có chỗ để hành lý, vậy nên các bạn phải kéo hành lý về chỗ ngồi của mình nhằm tránh mất mát, và tuyệt đối đừng làm phiền người bên cạnh.
Tại Tokyo, người Nhật thường đứng ở lối bên trái của thang cuốn tự động, nhường phía bên phải cho người có chuyện gấp chạy lên. Còn người Osaka thường đứng phía bên phải.
Khi chờ thang máy cũng như chờ tàu, hãy đứng dạt ra hai bên của cửa thang và xếp hàng quy củ, nhường cho người trong thang máy/tàu đi ra hết rồi mới vào. Tuyệt đối không chen lấn.
Nếu bị cảm cúm, xin hãy mang khẩu trang để tránh phát tán vi khuẩn trong tàu.
Phương tiện liên lạc tại Nhật Bản
Việc mua sim điện thoại để nghe - gọi - nhắn tin tại Nhật Bản dường như là không thể, vì muốn mua loại sim đó, người Nhật phải đăng ký kèm theo địa chỉ thường trú và tài khoản ngân hàng Nhật Bản. Vậy nên để phục vụ nhu cầu liên lạc tại Nhật Bản, mình có hai sự lựa chọn:
- Mua sim dữ liệu trả trước tại Việt Nam:
Các bạn có thể mua sim dữ liệu để phục vụ nhu cầu liên lạc tại Nhật Bản. Loại sim này không dành cho nhu cầu nghe - gọi - nhắn tin mà chỉ có thể kết nối với 4G. Các bạn có 3 sự lựa chọn về ngày sử dụng (7 ngày, 15 ngày hoặc 21 ngày). Sim có thể kết nối 4G tối đa 100 MB tốc độ cao mỗi ngày.
- Thuê cục phát Wi-Fi di động tại Nhật Bản:
Đây là Wi-Fi router thu nhỏ, kích cỡ như một cục sạc dự phòng 6.000 mah. Chúng ta cần luôn luôn mang bên mình để kết nối Internet. Tương tự như sim, cục phát Wi-Fi có rất nhiều tuỳ chọn về tốc độ, số ngày sử dụng, đăng ký nơi nhận...
Mình chọn loại 75 Mbps Standard Wi-Fi, giá cho 5 ngày đầu tiên là 990 yên mộtngày và từ ngày thứ 6 sẽ là 300 yên một ngày. Mình đặt thuê 8 ngày với giá tổng cộng 5.850 yên, chọn giao tại bưu điện ở sân bay Narita. Ngay sau khi mình đến, chỉ cần xuất trình hộ chiếu tại bưu điện ở tầng 4 thì có thể nhận được cục phát Wi-Fi. Sau khi hết chu kỳ sử dụng, các bạn bỏ cục phát kèm dây sạc vào bao bì có sẵn lúc nhận, niêm phong bao bì và sau đó bỏ vào bất cứ hộp thư nào trên toàn Nhật Bản. Thật tiện lợi đúng không?
Shinkansen là loại tàu siêu tốc hành với vận tốc 320 km/h, được sử dụng cho các chặng đi đường dài, như từ Tokyo đến Osaka. Có rất nhiều loại tàu Shinkansen, bao gồm Nozomi, Mizuho, Hikari, Sakura, Kodama, Tsubame... Trong đó, Nozomi và Mizuho là hai tàu mà người dùng thẻ JR Pass phải trả thêm phí, vì Nozomilà loại tàu siêu tốc hành đặc biệt (như khoang hạng thương gia). Nhưng tốc độ của hai loại tàu trên không chênh lệch hơn các tàu còn lại nhiều nếu đi cùng lộ trình.
Tại tất cả các cửa ga tàu trên toàn Nhật Bản đều có một dãy bao nhiều cửa soát vé tự động, để người địa phương có thể thả vé mua tại phòng vé hoặc máy bán vé tự động để vào ga. Còn thẻ JR Pass vốn là một tấm thẻ thông hành, vậy nên người dùng phải xuất trình JR Pass tại chốt nhân viên (thường sẽ nằm bên phải ngoài cùng, hoặc bên trái ngoài cũng của dãy cửa soát vé tự động).
Bên trong tàu siêu tốc Shinkansen . Ảnh: Mrjocko/Wordpress. |
Theo kinh nghiệm của mình, nếu ngồi ghế không đặt trước sẽ có rất nhiều bất tiện. Một trong số đó là nếu mình ngồi đúng chỗ đã có người đặt trước ở các ga sau thì khi họ đến, chúng ta phải đứng dậy để nhường chỗ cho họ. Vậy nên, mình khuyên các bạn hãy chọn loại ghế ngồi đặt trước.
Khi vào chốt nhân viên JR tại dãy soát vé, chúng ta xuất trình JR Pass và đọc tên hành trình mình muốn đi. Ví dụ mình muốn đi từ sân bay quốc tế Narita, Terminal 1 đến thẳng Kyoto, mình sẽ nói: “I want to go to Kyoto". Sau đó, nhân viên sẽ giúp chúng ta chọn giờ tàu phù hợp nhất dựa trên số lượng vé, sau đó sẽ in vé cho mình.
Đây là vé nhân viên JR in ra cho hành trình từ sân bay Narita
Terminal 1 đến Kyoto. Trong đó, chúng ta sẽ đi tàu đến Shinagawa, sau đó
đổi tàu sang shinkanshen Hikari để đi tiếp đến Kyoto. Xin lưu ý, "car"
là "toa". Khi đến platform/track thì chúng ta phải đến đúng vạch tượng
trưng cho số toa thì khi tàu dừng, ta sẽ vào đúng toa. |
Bạn có thể ăn uống thoải mái trên tàu Shinkansen, miễn là dọn sạch sẽ và vất vào thùng rác. Trong khi đó, bạn không thể ăn uống trên tàu địa phương.
Tàu không có chỗ để hành lý, vậy nên các bạn phải kéo hành lý về chỗ ngồi của mình nhằm tránh mất mát, và tuyệt đối đừng làm phiền người bên cạnh.
Tại Tokyo, người Nhật thường đứng ở lối bên trái của thang cuốn tự động, nhường phía bên phải cho người có chuyện gấp chạy lên. Còn người Osaka thường đứng phía bên phải.
Khi chờ thang máy cũng như chờ tàu, hãy đứng dạt ra hai bên của cửa thang và xếp hàng quy củ, nhường cho người trong thang máy/tàu đi ra hết rồi mới vào. Tuyệt đối không chen lấn.
Nếu bị cảm cúm, xin hãy mang khẩu trang để tránh phát tán vi khuẩn trong tàu.
Phương tiện liên lạc tại Nhật Bản
Việc mua sim điện thoại để nghe - gọi - nhắn tin tại Nhật Bản dường như là không thể, vì muốn mua loại sim đó, người Nhật phải đăng ký kèm theo địa chỉ thường trú và tài khoản ngân hàng Nhật Bản. Vậy nên để phục vụ nhu cầu liên lạc tại Nhật Bản, mình có hai sự lựa chọn:
- Mua sim dữ liệu trả trước tại Việt Nam:
Các bạn có thể mua sim dữ liệu để phục vụ nhu cầu liên lạc tại Nhật Bản. Loại sim này không dành cho nhu cầu nghe - gọi - nhắn tin mà chỉ có thể kết nối với 4G. Các bạn có 3 sự lựa chọn về ngày sử dụng (7 ngày, 15 ngày hoặc 21 ngày). Sim có thể kết nối 4G tối đa 100 MB tốc độ cao mỗi ngày.
- Thuê cục phát Wi-Fi di động tại Nhật Bản:
Đây là Wi-Fi router thu nhỏ, kích cỡ như một cục sạc dự phòng 6.000 mah. Chúng ta cần luôn luôn mang bên mình để kết nối Internet. Tương tự như sim, cục phát Wi-Fi có rất nhiều tuỳ chọn về tốc độ, số ngày sử dụng, đăng ký nơi nhận...
Mình chọn loại 75 Mbps Standard Wi-Fi, giá cho 5 ngày đầu tiên là 990 yên mộtngày và từ ngày thứ 6 sẽ là 300 yên một ngày. Mình đặt thuê 8 ngày với giá tổng cộng 5.850 yên, chọn giao tại bưu điện ở sân bay Narita. Ngay sau khi mình đến, chỉ cần xuất trình hộ chiếu tại bưu điện ở tầng 4 thì có thể nhận được cục phát Wi-Fi. Sau khi hết chu kỳ sử dụng, các bạn bỏ cục phát kèm dây sạc vào bao bì có sẵn lúc nhận, niêm phong bao bì và sau đó bỏ vào bất cứ hộp thư nào trên toàn Nhật Bản. Thật tiện lợi đúng không?
Nhãn: Nhật Bản, Shinkansen
1 Nhận xét:
vé máy bay eva giá rẻ
ve may bay di my eva
korean air vn
vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ