Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Heidelberg-Phố cổ lãng mạn có 'nhà tù sinh viên'

Nép mình bên dòng sông Neckar, Heidelberg được mệnh danh là phố cổ lãng mạn nhất nước Đức. Ngày xưa, trong thế chiến thứ hai, Đức bị quân đồng minh thả bom san bằng thành bình địa, bao nhiêu công trình kiến trúc, thành quách, lâu đài đều bị phá hủy, duy chỉ còn sót lại thành phố Heidelberg xinh xắn này thôi.
Người ta nói nơi đây được "nương tay" có lẽ nhờ tác phẩm nhạc kịch The Student Prince rất ăn khách ở Mỹ trong thập niên 1920. Nội dung vở nhạc kịch xoay quanh chuyện tình của một hoàng tử, người đã "khám phá" ra tự do trong lúc là sinh viên ở Heidelberg, rồi yêu cô con gái người chủ quán trọ.
heideberg1
Lâu đài Heidelberg bằng sa thạch đỏ (1309-1390)
Thay vì dội bom vào hiện thân của tính lãng mạn Đức, người Mỹ lại thiết lập sở chỉ huy quân sự ở châu Âu tại đây sau 1945. Vào những dịp lễ hội (từ tháng Sáu đến tháng Tám hằng năm), vở nhạc kịch này vẫn được trình diễn bằng tiếng Anh trong sân lâu đài Heidelberg. Lâu đài Heidelberg được bắt đầu xây dựng dưới thời của bá tước Ruprecht I (1309-1390), với vật liệu là sa thạch đỏ và nằm trên đồi cao.
Buổi chiều, khi nắng vàng vắt xiên qua sườn đồi, từ lâu đài nhìn xuống phố cổ bên dưới là một bức tranh đẹp như trong chuyện cổ tích. Chính vì vẻ đẹp này mà không biết bao nhiêu tên tuổi lớn trong làng văn học đã tìm đến đây, cảm nhận và sáng tác những tác phẩm lấy bối cảnh là Heidelberg, trong đó có thể điểm qua các tên tuổi như: Mark Twain, Goethe, Sir Walter Scott và Victor Hugo...
Sau khi thăm thú lâu đài và ngắm cảnh thỏa thuê, du khách thường thong thả tản bộ trên cây cầu Alte Brucke, tức Cầu Cũ, qua bên kia sông để đi vào lòng phố cổ. Cây cầu này có tên chính thức trên giấy tờ là cầu Karl Theodor, theo tên vị bá tước cai trị ngày xưa, được xây cả thảy chín lần, lần cuối cùng vào năm 1788 và được xây bằng đá.
heideberg2
Cầu Karl Theodor
Cùng với lâu đài, cầu Karl Theodor gần như đã trở thành biểu tượng của Heidelberg. Nhịp cuối cùng của cầu là cổng thành cao, có hai đài quan sát, nhìn từa tựa như biểu tượng của Walt Disney. Nối liền với chân cầu và cổng thành là con phố nhỏ tấp nập hàng quán hai bên. Tiết trời hanh hanh, nắng chiều phản chiếu trên những phiến đá nhỏ lót đường lấp lánh, phố cổ trông xinh và duyên dáng hẳn ra...
Du khách thường nghỉ chân ở những quán cà phê xung quanh quảng trường sau nhà thờ Heiliggeistkirche. Khung cảnh thanh bình làm khói tỏa ra từ tách cà phê cũng lững lờ hơn, chẳng liên hệ chút gì với quá khứ kinh hoàng non ngàn năm trước: nơi đây chính là chỗ thiêu sống những ai bị cho là phù thủy.
Ở ngay tại quảng trường là tòa đô chính và ngôi nhà cổ nhất Heidelberg. Ngôi nhà này do một thương gia xây năm 1592, ngày nay là ngôi nhà đẹp nhất và có giá trị nhất về mặt lịch sử, nghệ thuật của thành phố.
Nếu bạn có dịp ghé Heidelberg, hãy dành thời gian đến thăm Đại học Heidelberg, một điểm tham quan thú vị nhất của thành phố này. Nhìn bên ngoài tòa nhà cũng không có gì đặc biệt lắm, lại đang được trùng tu nên trông hơi nham nhở.
Nhưng bạn sẽ choáng khi bắt gặp những khung vuông khiêm tốn đính dài theo hành lang, đó chính là "bảng vàng" lưu danh những giáo sư từng giảng dạy và nghiên cứu tại đây đã được giải hoặc được đề cử nhận giải Nobel! Leo hết hai lần cầu thang và băng qua một hành lang vắng là đến đại giảng đường hoành tráng và đậm chất nghệ thuật trong từng chi tiết.
Mọi thứ ở đây đều làm từ gỗ lâu năm, có các họa tiết điêu khắc tinh xảo, và được bảo tồn cẩn thận... Hãy đến và đắm mình vào không khí trang trọng ở nơi đây để nghe từng chiếc ghế, từng cây cột tự hào khoe chúng đã nhiều lần là một phần trong những buổi đại lễ long trọng của ngôi trường danh giá nhất nước Đức khi xưa.
Một điều thú vị khác, trong lịch sử, mỗi trường đại học ở Đức đều có những luật lệ riêng để khép đám "nhất quỷ nhì ma" vào nề nếp. Do vậy mà các trường đều có "nhà tù" để giam giữ những sinh viên xé rào, vi phạm luật lệ.
heideberg1-3
"Nhà tù" Heidelberg
Trường Đại học Heidelberg vốn là nơi quy tụ những sinh viên không chỉ xuất sắc trong học tập, mà còn nổi tiếng về tửu lượng và những trò quậy phá. "Nhà tù" ở đây đặc biệt lắm, bởi được phủ đầy những hình vẽ nhiều màu sắc và được dùng để cấm túc sinh viên từ năm 1778 cho đến tận 1914.
Bị giam ở đây sau giờ học, chắc hẳn chẳng biết làm gì nên các cụ sinh viên thời xưa đã bày trò vẽ vời để giết thời gian. Ngày qua ngày, các bức vách xám xịt được phủ đầy những bức chân dung tự họa vô cùng độc đáo. Nơi này khiến Mark Twain thích thú đến nỗi đã dành khá nhiều đất trong tác phẩm A Tramp Abroad để mô tả những nghi thức uống rượu và đấu kiếm lạ lùng của sinh viên Heidelberg khi xưa.
Có đến thăm Đức mới khâm phục sự tự giác bảo tồn di tích của người Đức. Đất nước họ bị bom đạn chiến tranh tàn phá nặng nề, những gì còn sót lại không nhiều nhưng được người dân và chính phủ Đức bảo vệ nghiêm ngặt với ý thức cực kỳ cao.
Nhờ vậy mà khi ngồi ở một góc yên tĩnh nào đó trong phố cổ Heidelberg, không thấy chướng mắt trước những du khách mặc quần soọc áo thun, ta dễ tưởng mình đang cùng Mark Twain, Victo Hugo... đi ngược thời gian thăm lại một Heidelberg sầm uất dưới thời bá tước Karl Theodor.
Theo www.doanhnhansaigon.vn - Ngày 04/11/2010
Nép mình bên dòng sông Neckar, Heidelberg được mệnh danh là phố cổ lãng mạn nhất nước Đức. Ngày xưa, trong thế chiến thứ hai, Đức bị quân đồng minh thả bom san bằng thành bình địa, bao nhiêu công trình kiến trúc, thành quách, lâu đài đều bị phá hủy, duy chỉ còn sót lại thành phố Heidelberg xinh xắn này thôi.
Người ta nói nơi đây được "nương tay" có lẽ nhờ tác phẩm nhạc kịch The Student Prince rất ăn khách ở Mỹ trong thập niên 1920. Nội dung vở nhạc kịch xoay quanh chuyện tình của một hoàng tử, người đã "khám phá" ra tự do trong lúc là sinh viên ở Heidelberg, rồi yêu cô con gái người chủ quán trọ.
heideberg1
Lâu đài Heidelberg bằng sa thạch đỏ (1309-1390)
Thay vì dội bom vào hiện thân của tính lãng mạn Đức, người Mỹ lại thiết lập sở chỉ huy quân sự ở châu Âu tại đây sau 1945. Vào những dịp lễ hội (từ tháng Sáu đến tháng Tám hằng năm), vở nhạc kịch này vẫn được trình diễn bằng tiếng Anh trong sân lâu đài Heidelberg. Lâu đài Heidelberg được bắt đầu xây dựng dưới thời của bá tước Ruprecht I (1309-1390), với vật liệu là sa thạch đỏ và nằm trên đồi cao.
Buổi chiều, khi nắng vàng vắt xiên qua sườn đồi, từ lâu đài nhìn xuống phố cổ bên dưới là một bức tranh đẹp như trong chuyện cổ tích. Chính vì vẻ đẹp này mà không biết bao nhiêu tên tuổi lớn trong làng văn học đã tìm đến đây, cảm nhận và sáng tác những tác phẩm lấy bối cảnh là Heidelberg, trong đó có thể điểm qua các tên tuổi như: Mark Twain, Goethe, Sir Walter Scott và Victor Hugo...
Sau khi thăm thú lâu đài và ngắm cảnh thỏa thuê, du khách thường thong thả tản bộ trên cây cầu Alte Brucke, tức Cầu Cũ, qua bên kia sông để đi vào lòng phố cổ. Cây cầu này có tên chính thức trên giấy tờ là cầu Karl Theodor, theo tên vị bá tước cai trị ngày xưa, được xây cả thảy chín lần, lần cuối cùng vào năm 1788 và được xây bằng đá.
heideberg2
Cầu Karl Theodor
Cùng với lâu đài, cầu Karl Theodor gần như đã trở thành biểu tượng của Heidelberg. Nhịp cuối cùng của cầu là cổng thành cao, có hai đài quan sát, nhìn từa tựa như biểu tượng của Walt Disney. Nối liền với chân cầu và cổng thành là con phố nhỏ tấp nập hàng quán hai bên. Tiết trời hanh hanh, nắng chiều phản chiếu trên những phiến đá nhỏ lót đường lấp lánh, phố cổ trông xinh và duyên dáng hẳn ra...
Du khách thường nghỉ chân ở những quán cà phê xung quanh quảng trường sau nhà thờ Heiliggeistkirche. Khung cảnh thanh bình làm khói tỏa ra từ tách cà phê cũng lững lờ hơn, chẳng liên hệ chút gì với quá khứ kinh hoàng non ngàn năm trước: nơi đây chính là chỗ thiêu sống những ai bị cho là phù thủy.
Ở ngay tại quảng trường là tòa đô chính và ngôi nhà cổ nhất Heidelberg. Ngôi nhà này do một thương gia xây năm 1592, ngày nay là ngôi nhà đẹp nhất và có giá trị nhất về mặt lịch sử, nghệ thuật của thành phố.
Nếu bạn có dịp ghé Heidelberg, hãy dành thời gian đến thăm Đại học Heidelberg, một điểm tham quan thú vị nhất của thành phố này. Nhìn bên ngoài tòa nhà cũng không có gì đặc biệt lắm, lại đang được trùng tu nên trông hơi nham nhở.
Nhưng bạn sẽ choáng khi bắt gặp những khung vuông khiêm tốn đính dài theo hành lang, đó chính là "bảng vàng" lưu danh những giáo sư từng giảng dạy và nghiên cứu tại đây đã được giải hoặc được đề cử nhận giải Nobel! Leo hết hai lần cầu thang và băng qua một hành lang vắng là đến đại giảng đường hoành tráng và đậm chất nghệ thuật trong từng chi tiết.
Mọi thứ ở đây đều làm từ gỗ lâu năm, có các họa tiết điêu khắc tinh xảo, và được bảo tồn cẩn thận... Hãy đến và đắm mình vào không khí trang trọng ở nơi đây để nghe từng chiếc ghế, từng cây cột tự hào khoe chúng đã nhiều lần là một phần trong những buổi đại lễ long trọng của ngôi trường danh giá nhất nước Đức khi xưa.
Một điều thú vị khác, trong lịch sử, mỗi trường đại học ở Đức đều có những luật lệ riêng để khép đám "nhất quỷ nhì ma" vào nề nếp. Do vậy mà các trường đều có "nhà tù" để giam giữ những sinh viên xé rào, vi phạm luật lệ.
heideberg1-3
"Nhà tù" Heidelberg
Trường Đại học Heidelberg vốn là nơi quy tụ những sinh viên không chỉ xuất sắc trong học tập, mà còn nổi tiếng về tửu lượng và những trò quậy phá. "Nhà tù" ở đây đặc biệt lắm, bởi được phủ đầy những hình vẽ nhiều màu sắc và được dùng để cấm túc sinh viên từ năm 1778 cho đến tận 1914.
Bị giam ở đây sau giờ học, chắc hẳn chẳng biết làm gì nên các cụ sinh viên thời xưa đã bày trò vẽ vời để giết thời gian. Ngày qua ngày, các bức vách xám xịt được phủ đầy những bức chân dung tự họa vô cùng độc đáo. Nơi này khiến Mark Twain thích thú đến nỗi đã dành khá nhiều đất trong tác phẩm A Tramp Abroad để mô tả những nghi thức uống rượu và đấu kiếm lạ lùng của sinh viên Heidelberg khi xưa.
Có đến thăm Đức mới khâm phục sự tự giác bảo tồn di tích của người Đức. Đất nước họ bị bom đạn chiến tranh tàn phá nặng nề, những gì còn sót lại không nhiều nhưng được người dân và chính phủ Đức bảo vệ nghiêm ngặt với ý thức cực kỳ cao.
Nhờ vậy mà khi ngồi ở một góc yên tĩnh nào đó trong phố cổ Heidelberg, không thấy chướng mắt trước những du khách mặc quần soọc áo thun, ta dễ tưởng mình đang cùng Mark Twain, Victo Hugo... đi ngược thời gian thăm lại một Heidelberg sầm uất dưới thời bá tước Karl Theodor.
Theo www.doanhnhansaigon.vn - Ngày 04/11/2010
http://www.dulichhoanmy.com/nuoc-ngoai/du-lich-chau-au/vong-quanh-chau-au/6933-heidelberg-pho-co-lang-man-co-nha-tu-sinh-vien.html

Nhãn: ,

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ