Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Những cây cầu Đà Nẵng

 

Cầu Rồng - một biểu tượng mới của du lịch Đà Nẵng

Ngày 19/7/2009 Cầu Rồng bắc qua sông Hàn, Đà Nẵng chính thức được khởi công xây dựng. Đến ngày 29/03/2013 Cầu Rồng đã hoàn thành. Thêm một cây cầu mới bắc qua sông Hàn, cũng là thêm một biểu tượng mới, hay nói đúng hơn là một niềm kiêu hãnh mới của “Thành phố đầu biển cuối sông”. giúp góp phần thu hút khách du lịch và phát triển du lịch Đà Nẵng

Vị trí Cầu Rồng nằm gần Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, do Công ty Louis Berger Group, Inc. (Mỹ) thiết kế, tổng chiều dài 666,565m, bao gồm một nhịp chính dài 200m, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 128m, phần nhịp đuôi dài 64,15m, nhịp đầu rồng dài 72m. Chiều rộng cầu 37,5m, gồm 6 làn xe, dải phân cách 6m và hành lang đi bộ hai bên… Theo Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng, chủ đầu tư dự án, đây là công trình đầu tư xây dựng với thiết kế hiện đại, xây dựng theo công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế.

Đầu Rồng đang phun lửa

Được coi là một điểm nhấn kiến trúc của thành phố, Cầu Rồng được thiết kế thể hiện hình ảnh một con rồng đang “bay” trên sông Hàn, với cái đầu ngẩng cao kiêu hãnh, thân hình uốn lượn mềm mại. Hai bên được bố trí các đài phun nước cùng hiệu ứng từ hệ thống đèn chiếu sáng, sẽ làm cho cây cầu có một vẻ đẹp lộng lẫy và hình ảnh con rồng ẩn hiện, sinh động vô cùng. Với cây cầu này, thành phố muốn gửi gắm những ước mơ vươn đến tương lai của sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.


Đầu Rồng đang phun nước

Dự án cầu Rồng có 3 đoạn chính, gồm đoạn từ đầu đường Nguyễn Văn Linh đến nút giao phía Tây Cầu Rồng, đoạn Cầu Rồng và đoạn từ nút giao phía Đông Cầu Rồng qua sông Hàn đến đường du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc. Khi hoàn thành, cây cầu này sẽ là trục lộ chính nối thẳng từ sân bay Đà Nẵng đến đường Sơn Trà - Điện Ngọc, rất thuận tiện cho du khách đến Đà Nẵng. Tuyến đường này, cùng hành lang hai bên của nó, cũng nhờ vậy mà sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ, du lịch của thành phố. Từ nhiều tháng nay, thành phố đã tích cực thực hiện việc giải tỏa bố trí tái định cư cho gần 1400 hộ dân thuộ dự án ( quận Hải Châu 341hộ, quận Sơn Trà 1053 hộ). Đến nay, việc giải tỏa đã tiến hành gần xong tại quận Hải Châu (còn 20 hộ). Riêng ở quận Sơn Trà, đã giải tỏa xong tại phường An Hải Tây và đang tiến hành thực hiện tại 2 phường An Hải Đông, Phước Mỹ. Con số này mang nhiều ý nghĩa vì nó đã nói lên được sự hy sinh thầm lặng của hàng nghìn người dân Đà Nẵng cùng những nỗ lực của chính quyền các cấp cho cây cầu mới cũng là cho sự phát triển của thành phố.


Cầu Rồng nhìn ban ngày

Với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, toàn bộ dự án gồm 16 gói thầu. Hiện nay, gói thầu 1a đã được phê duyệt kết quả đấu thầu, do Liên danh nhà thầu Công ty 508 và Công ty Cầu 75 đảm nhận. Các gói thầu còn lại đang trong quá trình tiến hành đấu thầu hoặc đang triển khai lập hồ sơ thiết kế dự toán để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự kiến thời gian thi công công trình này là 4 năm, từ năm 2009-2013. Cùng với các cây cầu Sông Hàn, Thuận Phước, Tuyên Sơn trên sông Hàn, Cầu Rồng sẽ góp phần tạo nên một Đà Nẵng xinh đẹp, quyến rũ và hiện đại; một Đà Nẵng bay lên với niềm khát khao chinh phục những đỉnh cao mới của sự phát triển và thịnh vượng.

Công ty TNHH điện tử Philips Việt Nam vừa trình phương án thiết kế chiếu sáng và trang trí nhằm tạo ánh sáng hoàn hảo cho cầu Rồng bắc qua sông Hàn Đà Nẵng với tổng mức đầu tư 30 tỉ đồng.

Cầu Rồng Đà Nẵng sẽ được thắp sáng bởi 15.000 bóng đèn LED thông qua bộ điều khiển tự động nhằm chủ động thiết kế hiệu ứng ánh sáng phù hợp với chủ đề các sự kiện chính trị, văn hóa... diễn ra tại TP.

Ngoài ra, Công ty Philips cũng đưa ra giải pháp thực hiện ý tưởng “rồng phun lửa” theo đặt hàng của lãnh đạo Đà Nẵng.

Dự kiến sẽ có hai giải pháp thực hiện “rồng phun lửa” hoặc bằng khí gas LPG hoặc bằng dầu DO.

Theo tính toán nếu phun lửa bằng khí gas LPG thì độ dài ngọn lửa đạt 8m, mỗi lần phun dài 4 giây và lặp lại sau 5-10 giây, chi phí khoảng 5 triệu đồng/đêm vận hành.

Trong khi đó, nếu phun lửa bằng dầu DO thì ngọn lửa lên đến 10m, có thể phun liên tục trong 2 phút, chi phí khoảng 7,7 triệu đồng/đêm vận hành.




------------------------------------

Cầu Trần Thị Lý

Cầu Trần Thị Lý bắc qua sông Hàn nằm phía thượng lưu, cách cầu Rồng khoảng 1km sau hơn 3 năm thi công với hình ảnh cánh buồm căng gió vươn ra biển, Cầu Trần Thị Lý đã trở thành một điểm tham quan, chụp ảnh mới cho du khách khi đến du lịch Đà Nẵng

Dự án cầu Trần Thị Lý được khởi công từ tháng 4/2009, với tổng mức đầu tư sau các lần điều chỉnh là 1.709 tỷ đồng cùng những công nghệ thi công kỷ lục.

Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng
Cầu Trần Thị Lý mới nhìn rất hiện đại

Cầu Trần Thị Lý là cây cầu hiện đại với kiến trúc và kết cấu độc đáo khi sử dụng hệ dây văng 3 chiều kết hợp trụ tháp nghiêng 12 độ về phía tây, cao 145m so với mặt nước biển, gối ngàm cứng độc đáo nhất Việt Nam. Với thiết kế độc đáo, cây cầu như cánh buồm căng gió vươn khơi xa.

Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng
Cầu Trần Thị Lý

Cầu được xây tại vị trí cây cầu đường sắt De Lattre de Tassigny do Mỹ xây đựng từ năm 1950. Theo thời gian, cây cầu này được cải hoán thành cầu đường bộ giành cho xe máy và nay được xây dựng với hình dáng cánh buồn căng gió vươn ra biển.

Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng
Cầu Trần Thị Lý nhìn tổng quát
Cầu Trần Thị Lý mới có tổng chiều dài cầu là 731m, bề rộng mặt cầu 34,5m cùng hệ thống dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực dài 450m (gồm nhịp chính, mố và hầm chui) cùng hệ thống cảnh quan cây xanh hiện đại.

Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng
Cầu Trần Thị Lý như cánh buồn căng gió, vươn khơi xa
----------------------------

Cầu sông Hàn - Đà Nẵng - cầu quay nổi tiếng Việt Nam

Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân.


cau song han

Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.

cau song han ve dem

Năm 1998, một năm sau khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1, một công trình mang tính bứt phá đã được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, một công trình mà sau này chắc chắn sẽ có một chỗ đứng bền vững trong lịch sử phát triển của thành phố: cầu Sông Hàn.

cau song han voi anh den

Công trình cầu dây văng này có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng nhưng phải thi công trong 2 năm liên tục ngày đêm. Đến bây giờ vẫn chưa có công trình nào ở Việt Nam, với quy mô tương đương, lại kêu gọi được sự đóng góp tự nguyện của người dân thành phố cao như thế. Từ nguồn cảm hứng của cây cầu sau khi hoàn thành vào đầu năm 2000, đường Bạch Đằng được lột xác lần thứ hai trong cuộc đời dài hơn 3 thế kỷ.

Nhãn: ,

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ