10 tấm ảnh vũ trụ ấn tượng nhất trong bộ sưu tập chọn lọc của NASA
3 September, 2016
Dưới đây là một số ảnh không gian đẹp và hấp dẫn nhất trong mục “Ảnh thiên văn hàng ngày” của NASA, được thu thập trong một vài tháng gần đây.
Nhờ có tàu vũ trụ Cassini và việc cải thiện chất lượng hình ảnh kính viễn vọng, ngắm nhìn không gian chưa bao giờ trở nên sống động và đầy cảm hứng đến vậy. Các ảnh dưới đây đều được chụp từ tàu vũ trụ hay qua kính viễn vọng không gian, và do các nhà thiên văn học của NASA cung cấp thông tin.
Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một tàu không gian di chuyển với tốc độ ánh sáng để tự mình quan sát những kỳ quan của vũ trụ.
Tinh vân bươm bướm M2-9 cách Trái Đất 2.100 năm ánh sáng cho thấy vẻ đẹp của những ngôi sao đang chết. Ở trung tâm, hai ngôi sao quay bên trong đĩa khí có quỹ đạo gấp 10 lần quỹ đạo sao Diêm Vương. Từ đĩa khí trung tâm, vật chất bị tống ra, tạo nên hình dạng lưỡng cực. Vẫn còn nhiều điều chưa biết về các quá trình vật lý gây ra tinh vân hành tinh.
Tinh vân Bong Bóng, có đường kính 7 năm ánh sáng, phía trên bên trái của nó là một ngôi sao nóng loại O, sáng hơn hàng trăm ngàn lần và lớn gấp 45 lần so với Mặt Trời. Gió mặt trời dữ dội và bức xạ cường độ lớn từ ngôi sao này đã thổi khối khí rực rỡ đập vào vật chất dày đặc hơn trong đám mây phân tử xung quanh. Tinh vân Bong Bóng hấp dẫn này cách Trái Đất 7.100 năm ánh sáng.
Khi trôi dạt trong vũ trụ, một đám mây bụi tráng lệ tạo thành từ các ngôi sao đã được gió mặt trời và bức xạ tạo hình ngộ nghĩnh – một cái đầu ngựa. Tinh vân Đầu Ngựa nằm trong tinh vân Orion rộng lớn và phức tạp. Đám mây phân tử tối này cách Trái Đất khoảng 1.500 ánh sáng. Tinh vân Đầu Ngựa sẽ từ từ thay đổi hình dạng trong vài triệu năm tới và cuối cùng sẽ bị hủy diệt bởi ánh sáng mặt trời năng lượng cao.
Sao Mộc có cực quang. Giống như Trái Đất, từ trường của những phễu khí khổng lồ sẽ thu nạp các hạt tích điện thoát ra từ Mặt trời vào các cực. Khi những hạt này đâm vào khí quyển, các electron tạm thời bị văng ra khỏi các phân từ khí. Lực điện từ sẽ hút những electron này lại. Và ánh sáng cực quang sẽ được phát ra khi các electron tái kết hợp để tạo phân tử trung hòa.
Mây của sao Mộc nhìn thấy trong bức ảnh chụp bởi tàu vũ trụ New Horizons trên đường tới sao Diêm Vương. Ngoài Vết Đỏ Lớn là một cơn bão kéo dài hàng trăm năm trên bề mặt, sao Mộc còn nổi tiếng với các vành đai bao quanh xích đạo, rất dễ nhìn thấy khi quan sát bằng kính thiên văn.
Mặt trăng Io (phát âm là “ai-oh”) của sao Mộc lớn cỡ nào? Io là thiên thể có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời, Io có đường kính 3.600 km, khoảng bằng kích cỡ Mặt Trăng của Trái Đất. Lướt qua sao Mộc, tàu vũ trụ Cassini đã chụp mặt trăng Io này trên nền của hành tinh khí lớn nhất, cung cấp cho người xem cái nhìn ấn tượng về kích thước tương đối của hành tinh này.
Gió ảnh hưởng đến cát trên sao Hỏa như thế nào? Để xem nó khác gì so với trên Trái Đất, robot Curiosity đã đi lang thang trên sao Hỏa để điều tra về cồn cát tối Namib trên cánh đồng cát Bagnold ở miệng núi lửa Gale.
Namib là cồn cát tối đầu tiên bên ngoài Trái Đất được nghiên cứu cận cảnh. Gợn sóng do gió tạo ra trên cồn cát ở Trái Đất gần tương tự với những gợn sóng trên sao Hỏa, nhưng có một điểm khác.
Các đỉnh sóng lớn hơn trên cồn cát tối Namib, trung bình cách nhau khoảng 3m, thường chỉ có ở những cồn cát chìm dưới nước trên Trái Đất.
Một thiên hà xoáy ốc tuyệt đẹp cách Trái Đất khoảng 100 triệu năm ánh sáng, NGC 1309 nằm trên bờ của chòm sao River (Eridanus). NGC 1309 dài khoảng 30.000 năm ánh sáng, bằng khoảng 1/3 kích thước của hệ Ngân Hà của chúng ta. Các cụm xanh dương nhạt là những ngôi sao trẻ và làn bụi, giúp phân biệt rõ những dải xoắn ốc của NGC 1309, xoay quanh tập hợp sao già hơn màu vàng nhạt tại lõi của thiên hà.
Hình ảnh hồng ngoại sâu nhất của tinh vân Orion đã may mắn phát hiện một kho tàng những ngôi sao khối lượng thấp chưa từng biết đến trước đây – và có thể chúng là những hành tinh trôi nổi tự do. Tinh vân Orion cách Trái Đất 1.300 năm ánh sáng, là khu vực hình-thành-sao rộng lớn gần Trái Đất nhất.
Đám bụi đen tinh vân Lỗ Khóa được đặt tên theo hình dạng khác thường của nó. Lỗ khóa thòng lọng, trong hình ảnh kinh điển này của Kính viễn vọng không gian Hubble, là một khu vực nhỏ bên trong tinh vân Carina. Các cụm bụi đen lớn và hình thù phức tạp được chạm khắc bởi gió và bức xạ của nhiều ngôi sao lớn, mạnh mẽ thuộc tinh vân Carina. Khu vực này cách Trái Đất 7.500 năm ánh sáng. Tinh vân Lỗ Khóa được thành từ ngôi sao đang chết Eta Carina, nơi dễ xảy ra các vụ nổ dữ dội trong những thế kỷ cuối cùng của nó.
Theo Epoch TimesHoàng Vũ
Dưới đây là một số ảnh không gian đẹp và hấp dẫn nhất trong mục “Ảnh thiên văn hàng ngày” của NASA, được thu thập trong một vài tháng gần đây.
Nhờ có tàu vũ trụ Cassini và việc cải thiện chất lượng hình ảnh kính viễn vọng, ngắm nhìn không gian chưa bao giờ trở nên sống động và đầy cảm hứng đến vậy. Các ảnh dưới đây đều được chụp từ tàu vũ trụ hay qua kính viễn vọng không gian, và do các nhà thiên văn học của NASA cung cấp thông tin.
Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một tàu không gian di chuyển với tốc độ ánh sáng để tự mình quan sát những kỳ quan của vũ trụ.
Tinh vân bươm bướm M2-9 cách Trái Đất 2.100 năm ánh sáng cho thấy vẻ đẹp của những ngôi sao đang chết. Ở trung tâm, hai ngôi sao quay bên trong đĩa khí có quỹ đạo gấp 10 lần quỹ đạo sao Diêm Vương. Từ đĩa khí trung tâm, vật chất bị tống ra, tạo nên hình dạng lưỡng cực. Vẫn còn nhiều điều chưa biết về các quá trình vật lý gây ra tinh vân hành tinh.
Tinh vân Bong Bóng, có đường kính 7 năm ánh sáng, phía trên bên trái của nó là một ngôi sao nóng loại O, sáng hơn hàng trăm ngàn lần và lớn gấp 45 lần so với Mặt Trời. Gió mặt trời dữ dội và bức xạ cường độ lớn từ ngôi sao này đã thổi khối khí rực rỡ đập vào vật chất dày đặc hơn trong đám mây phân tử xung quanh. Tinh vân Bong Bóng hấp dẫn này cách Trái Đất 7.100 năm ánh sáng.
Sao Mộc có cực quang. Giống như Trái Đất, từ trường của những phễu khí khổng lồ sẽ thu nạp các hạt tích điện thoát ra từ Mặt trời vào các cực. Khi những hạt này đâm vào khí quyển, các electron tạm thời bị văng ra khỏi các phân từ khí. Lực điện từ sẽ hút những electron này lại. Và ánh sáng cực quang sẽ được phát ra khi các electron tái kết hợp để tạo phân tử trung hòa.
Mây của sao Mộc nhìn thấy trong bức ảnh chụp bởi tàu vũ trụ New Horizons trên đường tới sao Diêm Vương. Ngoài Vết Đỏ Lớn là một cơn bão kéo dài hàng trăm năm trên bề mặt, sao Mộc còn nổi tiếng với các vành đai bao quanh xích đạo, rất dễ nhìn thấy khi quan sát bằng kính thiên văn.
Mặt trăng Io (phát âm là “ai-oh”) của sao Mộc lớn cỡ nào? Io là thiên thể có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời, Io có đường kính 3.600 km, khoảng bằng kích cỡ Mặt Trăng của Trái Đất. Lướt qua sao Mộc, tàu vũ trụ Cassini đã chụp mặt trăng Io này trên nền của hành tinh khí lớn nhất, cung cấp cho người xem cái nhìn ấn tượng về kích thước tương đối của hành tinh này.
Gió ảnh hưởng đến cát trên sao Hỏa như thế nào? Để xem nó khác gì so với trên Trái Đất, robot Curiosity đã đi lang thang trên sao Hỏa để điều tra về cồn cát tối Namib trên cánh đồng cát Bagnold ở miệng núi lửa Gale.
Namib là cồn cát tối đầu tiên bên ngoài Trái Đất được nghiên cứu cận cảnh. Gợn sóng do gió tạo ra trên cồn cát ở Trái Đất gần tương tự với những gợn sóng trên sao Hỏa, nhưng có một điểm khác.
Các đỉnh sóng lớn hơn trên cồn cát tối Namib, trung bình cách nhau khoảng 3m, thường chỉ có ở những cồn cát chìm dưới nước trên Trái Đất.
Một thiên hà xoáy ốc tuyệt đẹp cách Trái Đất khoảng 100 triệu năm ánh sáng, NGC 1309 nằm trên bờ của chòm sao River (Eridanus). NGC 1309 dài khoảng 30.000 năm ánh sáng, bằng khoảng 1/3 kích thước của hệ Ngân Hà của chúng ta. Các cụm xanh dương nhạt là những ngôi sao trẻ và làn bụi, giúp phân biệt rõ những dải xoắn ốc của NGC 1309, xoay quanh tập hợp sao già hơn màu vàng nhạt tại lõi của thiên hà.
Hình ảnh hồng ngoại sâu nhất của tinh vân Orion đã may mắn phát hiện một kho tàng những ngôi sao khối lượng thấp chưa từng biết đến trước đây – và có thể chúng là những hành tinh trôi nổi tự do. Tinh vân Orion cách Trái Đất 1.300 năm ánh sáng, là khu vực hình-thành-sao rộng lớn gần Trái Đất nhất.
Đám bụi đen tinh vân Lỗ Khóa được đặt tên theo hình dạng khác thường của nó. Lỗ khóa thòng lọng, trong hình ảnh kinh điển này của Kính viễn vọng không gian Hubble, là một khu vực nhỏ bên trong tinh vân Carina. Các cụm bụi đen lớn và hình thù phức tạp được chạm khắc bởi gió và bức xạ của nhiều ngôi sao lớn, mạnh mẽ thuộc tinh vân Carina. Khu vực này cách Trái Đất 7.500 năm ánh sáng. Tinh vân Lỗ Khóa được thành từ ngôi sao đang chết Eta Carina, nơi dễ xảy ra các vụ nổ dữ dội trong những thế kỷ cuối cùng của nó.
Theo Epoch TimesHoàng Vũ
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ