Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

5 sai lầm bạn thường mắc phải khi chọn mua thẻ nhớ - Ký hiệu trên thẻ nhớ

Nhiều người dùng thường không mấy để tâm tới thông số trên thẻ nhớ khi chọn mua, và đó là sai lầm mà họ mắc phải.

Dù là máy ảnh, điện thoại hay bất kể thiết bị thông minh nào, việc mở rộng bộ nhớ bằng thẻ MicroSD đều rất quan trọng. Nhiều người thường coi việc chọn mua 1 chiếc thẻ nhớ cho thiết bị của họ là vô cùng đơn giản, nhưng có lẽ không phải như vậy.

Cần lưu ý gì khi chọn mua thẻ nhớ?
Cần lưu ý gì khi chọn mua thẻ nhớ?
Có rất nhiều điều bạn nên lưu ý khi chọn mua thẻ nhớ, và cần phải tỉnh táo trước những lời quảng cáo như "tốc độ cực nhanh" hay "dung lượng cao giá rẻ". Đó đều là những cái bẫy, và khiến bạn phạm sai lầm khi chọn lựa.
Trước hết, chúng ta cần hiểu về các thông số của thẻ nhớ. Những thông số này luôn được in trên bao bì của thẻ, nó biểu trưng cho tốc độ, định dạng và nhiều điều khác mà bạn nên biết. Nếu không, bạn sẽ dễ mắc phải 5 sai lầm dưới đây.

Thông tin trên bao bì thẻ nhớ.
Thông tin trên bao bì thẻ nhớ.

1. Mua thẻ không tương thích
Với 3 loại thẻ khác nhau, bao gồm SD, SDHC và SDHX. Ba loại này có các yêu cầu tương thích khác nhau, tùy theo từng thiết bị. Điều đó có nghĩa, một số loại thẻ sẽ không được smartphone hay máy ảnh của bạn hỗ trợ.

3 khái niệm với các thông số khác nhau.
3 khái niệm với các thông số khác nhau.
- Thẻ nhớ SD / microSD: bị giới hạn dung lượng ở 2GB, và có thể cắm vào bất cứ thiết bị nào.
- Thẻ nhớ SDHC / microSDHC: Dung lượng từ 2GB - 32GB và chỉ có thể sử dụng trong các thiết bị hỗ trợ SDHC và SDXC.
- Thẻ nhớ SDXC / micro SDXC: Dung lượng có thể lên tới 2TB, dù ở thời điểm hiện tại thẻ nhớ có dung lượng cao nhất mới chỉ là 512GB. Loại thẻ này phải các thiết bị hỗ trợ SDXC mới có thể sử dụng.
Định dạng bộ nhớ không được hỗ trợ
Đầu tiên, không phải bất cứ thiết bị nào hỗ trợ định dạng SDXC cũng có thể nâng mức giới hạn dung lượng thẻ nhớ lên 2TB. Đó là bởi nó còn phụ thuộc vào định dạng của bộ nhớ. Ví dụ, HTC One M9 hỗ trợ SDXC nhưng chỉ có thể sử dụng thẻ 128GB, không thể sử dụng các loại thẻ có dung lượng lớn hơn.

LG G Stylo là 1 trong số ít các điện thoại hỗ trợ thẻ nhớ SDXC lên tới 2TB.
LG G Stylo là 1 trong số ít các điện thoại hỗ trợ thẻ nhớ SDXC lên tới 2TB.

Điều này liên quan tới các loại định dạng được hỗ trợ như exFAT, NTFS hay FAT32, các loại định dạng này thường bị một số hệ điều hành giới hạn sử dụng. Thẻ SDXC sử dụng định dạng exFAT đã được Windows hỗ trợ từ rât lâu, còn OS X mới chỉ hỗ trợ nó từ bản Snow Leopard 10.6.5 . Do vậy, tùy vào thiết bị điện tử mà bạn sử dụng, hãy chuyển đổi định dạng cho thẻ của bạn sao cho phù hợp và hiệu năng cao nhất.
"Tốc độ siêu cao" thật ra là 1 cái bẫy
Các định dạng SDHC và SDXC có thể hỗ trợ tốc độ cực cao (Ultra High Speed - UHS). Có các mức giới hạn cho khái niệm "Tốc độ siêu cao", bao gồm UHS và UHS-I. Tốc độ bus của UHS có thể đạt tới 104 Mbps, còn UHS-I là 312 Mbps. Do đó, nếu như thẻ của bạn không có thông số về UHS trên bao bì, đừng tin vào cái mác "Tốc độ siêu cao" của nó.
Ngoài ra, phần cứng của thiết bị cũng cần hỗ trợ công nghệ UHS mới có thể đạt được tốc độ như mong muốn. Các thẻ nhớ UHS vẫn sẽ hoạt động trên các đầu đọc đời cũ, nhưng tộc độ sẽ giảm khoảng 25Mbps.
2. Lựa chọn sai thẻ vì không quan tâm tới tốc độ thực
Xác định tốc độ của một thẻ microSD dựa vào thông số của nó khá phức tạp, không kém gì phần định dạng và khả năng tương thích. Có 4 mức tốc độ trên các loại thẻ nhớ thông thường, được gọi là Class Speed, mỗi Class quy định 1 tốc độ tối thiểu khác nhau.

Có 4 loại Class Speed.
Có 4 loại Class Speed.
Class 2: Tối thiểu 2Mbps.
Class 4: Tối thiểu 4Mbps.
Class 6: Tối thiểu 6Mbps.
Class 10: Tối thiểu 10Mbps.
Các cấp độ này chỉ cho thấy được mức tốc độ tối thiểu mà nhà sản xuất cam kết thông qua đánh số mức độ của thẻ nhớ. Tức là nếu bạn chỉ dựa vào việc "thẻ nhớ này class nào" để lựa chọn, đó là một sai lầm. Một chiếc thẻ Class 6 cao cấp có thể đạt tốc độ lên tới 40 Mbps chắc chắn tốt hơn sản phẩm thẻ nhớ kém chất lượng quảng cáo đạt Class 10 nhưng tốc độ chỉ là 12 Mbps.
Hãy kiểm tra tốc độ thực của thẻ, có thể được ghi ngay trên bao bì hoặc thông qua thử nghiệm thực tế, đừng vì cái danh "class 10" mà có những lựa chọn sai lầm.
3. Không chọn đúng thẻ đúng mục đích sử dụng
Đôi khi, chúng ta thường chạy theo các mẫu thẻ có dung lượng lớn và tốc độ cực nhanh, trong khi không hề để ý rằng nó vượt quá nhu cầu sử dụng của bản thân.
Chọn đúng thẻ cho mục đích sử dụng là vô cùng quan trọng, tránh việc lãng phí không cần thiết. Các thẻ sử dụng UHS-II thường có giá rất cao và nhắm tới một số đối tượng khách hàng nhất định.
Nếu chỉ mua thẻ nhớ để mở rộng bộ nhớ của điện thoại, đừng quá đặt nặng vấn đề về tốc độ. Thực tế các thẻ nhớ cao cấp khi lắp vào điện thoại smartphone phục vụ quay phim, chụp ảnh và cài đặt ứng dụng không mang lại hiệu quả rõ rệt. Các thẻ nhớ "bình dân" với tốc độ không quá cao cũng có thể đáp ứng được những nhu cầu nói trên và có giá rẻ hơn rất nhiều, khuyến khích nên sử dụng các thẻ Class 6 hoặc Class 10 thông thường là đủ.
Trong 1 số trường hợp ngoại lệ, khi bạn quay phim 4K với chất lượng cực cao trên điện thoại, máy quay hay máy ảnh DSLR, cần một tiêu chuẩn thẻ nhớ đủ nhanh để ghi dữ liệu tương ứng với chất lượng video nói trên.
Thẻ SD hay thẻ microSD + Adapter?
Trong một số trường hợp, chúng ta buộc phải sử dụng microSD cùng với apdater để có được kích thước của thẻ SD trên máy ảnh. Nhiều người tỏ ra lo lắng về tốc độ của thẻ nhớ khi dùng áo thẻ loại này. Tuy vậy, theo các bài test, tốc độ của một chiếc thẻ nhớ microSD không hề giảm khi nằm trong áo thẻ.


Sử dụng áo thẻ không khiến thẻ nhớ của bạn chậm hơn.
Sử dụng áo thẻ không khiến thẻ nhớ của bạn chậm hơn.
4. Mua phải hàng nhái
Chắc chắn chẳng ai muốn mua phải 1 sản phẩm bị làm giả, nhưng đáng lo ngại khi thẻ nhớ và một số thiết bị lưu trữ khác có thể làm giả một cách dễ dàng.
Ngay cả các thương hiệu lớn cũng có nguy cơ bị làm giả sản phẩm. Một kỹ sư của SanDisk từng cho biết, 1/3 số thẻ nhớ SanDisk trên thị trường là hàng giả. Đây là 1 thông tin rất đáng lo ngại cho người dùng công nghệ.
Các thẻ giả thường có bao bì giống hệt và quảng cáo các công nghệ tương đương với thẻ thật, nhưng thực tế lại có dung lượng thấp hơn và tốc độ chậm. Bạn chỉ có thể phát hiện ra khi sử dụng thực tế và thấy được thông số trên bao bì là giả. Để kiểm tra, bạn có thể sử dụng ứng dụng H2Testw trên Windows, hoặc F3 cho Mac và Linux.
5. Chọn thẻ nhớ không có thương hiệu
Đôi lúc, câu nói "của rẻ là của ôi" hoàn toàn chính xác. Các thẻ nhớ giá rẻ do một số nhà sản xuất ít tên tuổi làm ra có độ bền thấp. Sử dụng các thẻ nhớ loại này khiến dữ liệu của bạn sẽ không cánh mà bay một ngày nào đó và không có cách nào để khôi phục.
Thường những người lựa chọn thẻ loại này vì giá thành của chúng có thể rẻ chỉ bằng 1 nửa so với các thương hiệu lớn khác. Nhưng với các loại thẻ từ những hãng lớn có rất nhiều ưu điểm, như nhanh hơn, chống shock thậm chí là cả chống nước. Ngoài ra, chính sách bảo hành của các hãng như SanDisk hay Lexar cũng vô cùng tuyệt vời, họ sẵn sàng bảo hành 1 đổi 1 cho mỗi sản phẩm bị lỗi.
Vậy thế nào là 1 thẻ nhớ hoàn hảo?
Có rất nhiều yếu tố cấu thành nên một chiếc thẻ nhớ tốt. Nhưng thay vì tìm một chiếc thẻ hoàn hảo, hãy tìm sản phẩm phù hợp cho riêng bạn, dựa vào các yếu tố được lý giải ở trên. Trên hết, hãy đặt sự bền bỉ lên trên hết, khi mà bạn đang lưu trữ nhiều dữ liệu quan trọng bên trong thẻ nhớ của mình.

http://genk.vn/do-choi-so/5-sai-lam-ban-thuong-mac-phai-khi-chon-mua-the-nho-20151211175559089.chn

--------------------------------------------------------

Các ký hiệu trên thẻ nhớ Micro SD có nghĩa là gì?

Bạn đang tìm hiểu để mua một chiếc thẻ nhớ cho nhu cầu của mình. Hầu hết các bạn chưa có cơ hội để tìm hiểu chi tiết về chiếc thẻ nhớ hoặc ít nhất là loại mà mình muốn mua. Để giới thiệu hết về thẻ nhớ cần 1 bài viết khá dài vì vậy tôi sẽ tập trung chính vào chủ đề “Các ký hiệu trên thẻ nhớ Micro SD” bởi đây là loại thẻ nhỏ gọn nhất sử dụng nhiều nhất. Thẻ nhớ Micro SD có mặt trong hầu hết các thiết bị công nghệ phổ biến như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy ảnh, máy nghe nhạc, máy chơi game, loa nghe nhạc, thiết bị chơi nhạc trên ôtô,…
The nho Micro SD gia reVậy thẻ nhớ Micro SD có nghĩa là gì?
Thẻ nhớ Micro SD thuộc họ nhà SD viết tắt tiếng Anh của cụm từ (Secure Digital). Trong dòng họ nhà thẻ nhớ SD chia làm 3 loại theo chuẩn kích thước vật lý khác nhau: Full SD, Mini SDMicro SD các bạn xem hình ảnh ở bảng bên dưới. Các ký hiệu Mini, Micro, Full SD (thực tế hay gọi tắt là SD) muốn nói đến khe cắm thẻ nhớ trên thiết bị của bạn vừa với loại nào. Có một điều nữa tôi muốn nhấn mạnh ở đây, với thẻ nhớ kích thước Micro chỉ cần cắm vào Adapter SD là bạn dùng được cho các thiết bị có khe cắm thẻ nhớ kích thước SD.
  Full SD Mini SD Micro SD Dung lượng
SD SD miniSD microSD đến 2GB
Với họ thẻ nhớ SD (Secure Digital) theo như định nghĩa bảng trên thì dung lượng tối đa là 2GB. Những chiếc thẻ nhớ dung lượng thấp như thế này chỉ còn được sử dụng ít ở những thiết bị nghe nhạc đơn giản, điện thoại đơn giản hay máy chụp hình có độ phân giải thấp.
Thẻ nhớ Micro SDHC là gì?
Sau này để đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ nhớ có dung lượng lớn hơn họ đã cho ra đời loại thẻ nhớ SD có dung lượng cao (High Capacity) viết tắt ký hiệu trên thẻ là SDHC. Với Thẻ nhớ SDHC có dung lượng từ 4GB đến 32GB. Khi các bạn nhìn trên thẻ nhớ có chữ SDHC nghĩa là những thẻ nhớ có dung lượng cao từ 4GB đến 32GB. Nếu ghép với kích thước thẻ ta có tên gọi: ví dụ ghép với kích thước thẻ Micro ta sẽ có thẻ nhớ Micro SDHC. Hình ảnh ở bảng dưới cho bạn biết ký hiệu quy chuẩn in trên thẻ nhớ (có thể màu sắc khác nhưng thiết kế không thay đổi)
SDHC SDHC miniSDHC microSDHC Dung lượng cao4GB đến 32GB
Ký hiệu SDXC thên thẻ nhớ có nghĩa là gì?
Công nghệ phát triển như vũ bão, nhu cầu lưu trữ cũng tăng, thẻ nhớ SDHC không còn đáp ứng được tất cả đòi hỏi của người dùng. Vì vậy họ lại nghiên cứu và tiếp tục cho ra đời thẻ nhớ SD mới có dung lượng lớn hơn gọi là dung lượng mở rộng (Extended Capacity) viết tắt là SDXC và ký hiệu quy chuẩn in trên thẻ như bảng dưới (màu sắc có thể khác nhưng thiết kế không thay đổi).
SDXC SDXC
microSDXC Dung lượng mở rộng
trên 32GB đến 2TB
Tóm lại với thẻ nhớ SD theo kích thước vật lý (khe cắm thẻ) ta có 3 loại: Full SD (gọi tắt là SD), Mini và Micro. Dựa vào dung lượng ta có 3 loại ký hiệu in trên thẻ như sau: SD (dung lượng đến 2GB), SDHC (dung lượng 4GB đến 32 GB), SDXC (dung lượng từ trên 32GB đến 2TB)
Đến đây chúng ta giải quyết được 2 phần: Kích thước và dung lượng của thẻ nhớ họ SD. Phần tiếp theo là tốc độ của thẻ nhớ nói chung và thẻ nhớ họ SD nói riêng. Bạn hay nhìn thấy các ký hiệu về tốc độ của thẻ nhớ in trên thẻ hay trên gói sản phẩm như: 120X, 200X, 300X, 600X, Class 4, Class 6, Class 10, UHS-I,… vậy các ký hiệu này có ý nghĩa là gì?
Thẻ nhớ Class 10 (ký hiệu số 10 nằm trong chữ C) như bảng dưới. Có nghĩa là thẻ nhớ tốc độ cao (High Speed) có thể chơi và ghi được video Full HD, video HD , vừa quay vừa chụp. Con số 10 có nghĩa là tốc độ ghi (write) thấp nhất là 10MB/s.
Tương tự như vậy Class 2, class4, class 6 có nghĩa là tốc độ ghi (write) tối thiểu lần lượt là 2MB/s, 4MB/s, 6MB/s. Tất nhiên đây là tốc độ ghi tối thiểu các bạn nhé vì thực tế tốc độ ghi cao hơn. Các con số này tùy vào chất lượng và tùy vào nhà sản xuất. Nếu bạn mua phải thẻ nhớ hàng giả hàng nhái thì các con số trên là vô nghĩa.
Ký hiệu UHS-I trên thẻ nhớ nghĩa là gì?
Nhiều ứng dụng thực tế đòi hỏi thẻ nhớ có tốc đọc/ghi (read/write) cao hơn nên nhà sản xuất cũng tung ra các sản phẩm thẻ nhớ có tốc độ cao, họ đặt tên và ký hiệu mới hơn thay cho Class. Đó chính là thẻ nhớ có ký hiệu UHS (Ultra High Speed). Thẻ nhớ có tốc độ cao mở rộng. Có hãng lấy luôn từ Ultra đặt tên cho thẻ nhớ và  gọi là thẻ nhớ Ultra. Chữ I là số 1 la mã, trên thẻ nhớ ký hiệu sẽ có ký hiệu số 1 nằm trong chữ U và chữ I ( chữ I hoa) các bạn xem bảng dưới, Có nghĩa là thẻ nhớ có tốc độ ghi tối thiểu là 10MB/s (chính vì tốc độ ghi thấp nhất là 10MB/s nên biểu tượng của UHS-I hay được đi cùng biểu tượng Class 10)
Tương tự như vậy UHS-II (số 2 nằm trong chữ U), UHS -III (số 3 nằm trong chữ U) lần lượt có tốc độ ghi thấp nhất là 20MB/s và 30MB/s.
  Mark MinimumSerial Data Writing
Speed
SD Bus Mode Application
UHSSpeed Class 3 30MB/s UHS-II
UHS-I
4K2K Video Recording
1 10MB/s Full HD Video Recording HDStill Image Continuous Shooting
SpeedClass class 10 10MB/s HighSpeed
class 6 6MB/s NormalSpeed HD and Full HD Video Recording
class 4 4MB/s
class 2 2MB/s Standard Video Recording
Ký hiệu 300X trên thẻ nhớ có nghĩa là gì?
Tốc độ ký hiệu X hẳn các bạn còn nhớ ký hiệu này dùng ở các đầu đọc ổ đĩa CD Rom trên máy tính ( ví dụ ổ CD Rom 52X). Đây là cách tính khác 1X = 150KB/s gần bằng 0,15MB/s. Vậy thẻ nhớ 300X có tốc độ là 300 x 0,15 = 45MB/s (tính gần đúng thôi nhé).
Tuy nhiên tốc độ 300X nếu không đọc kỹ bạn sẽ hiểu lầm là tốc độ thẻ nhớ tới 45MB/s (điều này là hoàn toàn sai lầm). Không giống với tốc độ Class (tốc độ ghi tối thiểu) thì tốc độ X lại là tốc độ đọc tối đa. Tốc độ X là tốc độ đọc tối đa mà 1 thẻ nhớ có thể đạt được ở điều kiện lý tưởng. Trong thực tế không bao giờ sảy ra. Chính vì đây là tốc độ đọc tối đa nên thường cao hơn rất nhiều với tốc độ thực và tốc độ ghi nên X thường hay được in lên để làm chiêu quảng cáo cho tốc độ của thẻ nhớ. Bạn đừng bị nó đánh lừa.
Chốt lại các biểu tượng, ký hiệu để bạn hiểu được ý nghĩa của chúng để bạn tham khảo khi chọn the nhớ. Còn việc các thông số đó có thật sự chuẩn hay không lại là 1 câu chuyện dài khác. Mình sẽ nói ở bài viết khác. Cảm ơn bạn đã xem tin.
The nho dien thoai tot nhat
VIDEO THẺ NHỚ LD CHÍNH HÃNG
VIDEO KIỂM TRA THẺ NHỚ LD CHÍNH HÃNG BẰNG SERIAL

Nhãn:

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ