3 thế hệ gồm
ông bà, vợ chồng con trai và cháu nhỏ sống trong ngôi nhà 2 tầng ở phố
cổ Hà Nội với bộ điếu bát, chiếc quạt Calor, được tái hiện tại 87 Mã
Mây, quận Hoàn Kiếm, nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô.
Ban quản lý phố cổ Hà Nội vừa khai trương "Phòng trưng bày lịch sử" tại
87 Mã Mây, tái hiện cuộc sống một gia đình trung lưu Hà Nội có ba thế
hệ vào thế kỷ 19.
Gia đình gồm ông bà, các con và cháu quây quần tại phòng khách - cảnh sinh hoạt đặc trưng các gia đình ở Hà Nội thời kỳ ấy.
Phía sau phòng khách và giếng trời là phòng ngủ của ông bà. Gia đình
được tái hiện gồm có ông và con trai làm nghề giáo học, con dâu là tiểu
thương buôn bán ở mặt tiền phố cổ.
Bàn làm việc của ông trong phòng ngủ. Căn phòng có hai mặt thoáng, ban ngày tràn ngập ánh sáng trời khi mở hết các cửa gỗ.
Phòng ngủ của vợ chồng anh con trai trên tầng hai cũng có nhiều cửa thoáng, đầy ắp ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.
Phòng thờ trên tầng hai với hoành phi, câu đối, sập gụ... tách biệt với các gian sinh hoạt khác.
Chiếc quạt điện hiệu Calor là một trong những vật dụng hiện đại khi ấy do Pháp sản xuất, có giá trị rất lớn thời kỳ đó.
Ngôi nhà 87 Mã Mây được xây dựng từ năm
1890, là một ngôi nhà ống hai tầng điển hình ở khu phố cổ với khoảng
không mở ở giữa để lấy ánh sáng và khí trời. Năm 2004, ngôi nhà được xếp
hạng là di tích quốc gia.
Bộ điếu bát, ấm chén uống trà trên bàn tiếp khách riêng của ông. Trước năm 1945, căn
nhà 87 Mã Mây ban đầu là nơi sinh hoạt và bán gạo của một gia đình, sau
đó một gia đình người Hoa làm nghề bán thuốc Bắc mua lại. Năm
1954, gia đình người Hoa di cư vào Nam và ngôi nhà được nhà nước quản
lý từ đó. Sở Nhà đất Hà Nội đã bố trí cho 5 gia đình đến sinh sống.
Ngôi nhà đã được cải tạo năm 1999 với sự hợp tác giữa thành phố Hà Nội
và thành phố Toulouse (Pháp) trong dự án “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà
Nội” và được coi là ngôi nhà mẫu truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội.
Đèn dầu, giá nến - những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình Hà
Nội thời kỳ điện còn khan hiếm. Trải qua thăng trầm, những ngôi nhà
truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội đã bị biến đổi nên số lượng còn lại
không nhiều, tuy nhiên kết cấu mặt bằng và công năng các nếp nhà vẫn cơ
bản được gìn giữ.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ